Kế hoạch 322/KH-UBND năm 2021 về công tác kiểm soát thủ tục hành chính năm 2022 trên địa bàn thành phố Hà Nội
Số hiệu | 322/KH-UBND |
Ngày ban hành | 29/12/2021 |
Ngày có hiệu lực | 29/12/2021 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Thành phố Hà Nội |
Người ký | Lê Hồng Sơn |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 322/KH-UBND |
Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2021 |
CÔNG TÁC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NĂM 2022 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Thực hiện Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/06/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/05/2013 và Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ), Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính, UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính năm 2022 với những nội dung sau:
1. Mục đích:
a) Nhằm bảo đảm việc thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính đồng bộ, thống nhất và hiệu quả, có trọng tâm; bảo đảm sự công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính.
b) Nâng cao hiệu lực, hiệu quả và sự minh bạch của bộ máy hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đồng thời, xác định rõ trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính.
2. Yêu cầu:
- Nội dung Kế hoạch bảo đảm đồng bộ các nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính, có chú trọng các nhiệm vụ trọng tâm.
- Bảo đảm sự phân công, phối hợp trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị; xác định cụ thể, rõ ràng trách nhiệm thực hiện, thời hạn thực hiện và dự kiến sản phẩm.
- Huy động sự tham gia, phối hợp của các cơ quan, đơn vị, cá nhân, tổ chức có liên quan trong triển khai, thực hiện để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính.
1. Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong công tác kiểm soát thủ tục hành chính, cải cách thủ tục hành chính. Trong đó, tập trung vào trách nhiệm công khai, minh bạch trong việc tiếp cận, giải quyết thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp, đối thoại về thủ tục hành chính và việc xử lý phản ánh kiến nghị của người dân, doanh nghiệp về quy định hành chính.
2. Rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính, cắt giảm các loại giấy tờ không cần thiết, tiết giảm đến mức thấp nhất chi phí tuân thủ cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính.
3. Kiểm tra hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính, tập chung kiểm tra việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông và việc giải quyết thủ tục hành chính tại Sở, Ban, Ngành; Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã trên địa bàn Thành phố.
4. Rà soát, chuẩn hóa thủ tục hành chính của các cấp trên địa bàn Thành phố. Bảo đảm tất cả các thủ tục hành chính được công khai theo quy định của pháp luật và quy định của Thành phố.
5. Kiểm soát chặt chẽ thủ tục hành chính trong dự thảo Quyết định công bố thủ tục hành chính do Sở, Ban, ngành trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố công bố theo thẩm quyền; tăng cường công khai, minh bạch thủ tục hành chính. Tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính theo quy định pháp luật.
6. Thực hiện hiệu quả cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp Thành phố, cấp huyện và cấp xã, chú trọng việc triển khai thực hiện đổi mới mô hình một cửa, một cửa liên thông trên địa bàn Thành phố. Tăng cường dụng công nghệ thông tin trong hoạt động tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính;
7. Xây dựng các kế hoạch nhằm triển khai đồng bộ, có hiệu quả nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính năm 2022.
8. Bảo đảm chất lượng thẩm định, đánh giá tác động của thủ tục hành chính được quy định trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.
(kèm theo Phụ lục nội dung, nhiệm vụ cụ thể)
Kinh phí thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính được bố trí trong dự toán kinh phí hoạt động năm 2022 của các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã. Việc sử dụng kinh phí đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, đúng quy định của pháp luật.
1. Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân Thành phố theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch này, định kỳ (hàng quý) tổng hợp; xây dựng báo cáo của Ủy ban nhân dân Thành phố gửi Văn phòng Chính phủ theo quy định.
2. Sở Tài chính phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố và các đơn vị có liên quan đảm bảo kinh phí thực hiện kế hoạch này.
3. Giám đốc các Sở, Thủ trưởng ban, ngành Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã; Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện nghiêm túc nội dung của Kế hoạch này. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc, kịp thời phản ánh về Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, quyết định./.