Kế hoạch 3217/KH-UBND năm 2019 thực hiện Nghị quyết 17/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025 do thành phố Đà Nẵng ban hành

Số hiệu 3217/KH-UBND
Ngày ban hành 17/05/2019
Ngày có hiệu lực 17/05/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Đà Nẵng
Người ký Lê Trung Chinh
Lĩnh vực Công nghệ thông tin,Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3217/KH-UBND

Đà Nẵng, ngày 17 tháng 5 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 17/NQ-CP NGÀY 07 THÁNG 3 NĂM 2019 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ MỘT SỐ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ GIAI ĐOẠN 2019-2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2025 TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025, UBND thành phố Đà Nẵng ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện với những nội dung chủ yếu như sau:

I. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO

Xây dựng, phát triển Chính quyền điện tử, hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số trong giai đoạn hiện nay và thời gian tới thống nhất trên cơ sở các quan điểm chỉ đạo sau:

1. Kế thừa, phát triển các chương trình, kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), xây dựng Chính quyền điện tử phù hợp với bối cảnh hiện nay và xu hướng phát triển của thế giới.

2. Phát huy vai trò của người đứng đầu, chịu trách nhiệm toàn diện trước UBND thành phố, là đầu mối chỉ đạo tổ chức triển khai xây dựng Chính quyền điện tử tại đơn vị, bảo đảm hiệu quả, tiến độ, chất lượng theo yêu cầu.

3. Đổi mới phương thức phục vụ, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, lấy sự hài lòng của cá nhân, tổ chức là thước đo quan trọng trong phát triển Chính quyền điện tử; bảo đảm gắn kết chặt chẽ, đng bộ ứng dụng CNTT với cải cách hành chính, chuyển đổi mô hình, phương thức quản lý hành chính, kinh tế và đô thị dựa trên nền tảng kỹ thuật số.

4. Đảm bảo tích hợp, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu (CSDL), tạo ra các dịch vụ nền tảng dùng chung cho toàn hệ thống; tuân thủ Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, Kiến trúc tổng thể Chính quyền điện tử thành phố; thường xuyên kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả thực hiện.

5. Gắn với bảo đảm an toàn, an ninh mạng, bảo vệ thông tin cá nhân, tổ chức; không để lộ lọt thông tin thuộc phạm vi bí mật nhà nước.

6. Huy động, sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực và chú trọng công tác truyền thông, nâng cao nhận thức của toàn xã hội trong xây dựng, phát triển Chính quyền điện t. Bảo đảm nguồn ngân sách nhà nước chi cho ứng dụng CNTT, xây dựng Chính quyền điện t hàng năm.

II. MỤC TIÊU VÀ CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU

1. Mục tiêu

Xây dựng thành công Chính quyền điện tử các cấp, hoàn thiện nền tng Chính quyền điện tử nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp; phát triển Chính quyền điện tử dựa trên dữ liệu và dữ liệu mở hướng tới Chính quyền số, nền kinh tế số và xã hội số; tăng cường bảo đảm an toàn, an ninh mạng, bảo đảm trật tự an toàn xã hội; kết hợp với xây dựng thành phthông minh, hiện đại, sáng tạo và phát triển bền vững; góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 43-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

2. Các chỉ tiêu chủ yếu

a) Giai đoạn 2019-2020

- Hoàn thiện hạ tầng CNTT-TT để bảo đảm vận hành Chính quyền điện tử, làm nền tảng để xây dựng thành ph thông minh.

- Nâng cấp nền tảng ứng dụng Chính quyền điện tử thành phố và Trục tích hợp liên thông chia sẻ dữ liệu (LGSP). Hoàn thiện các CSDL nền, hình thành các CSDL chuyên ngành, xây dựng Kho dữ liệu dùng chung.

- Hoàn thiện CSDL ngành giáo dục và đào tạo kết hợp với hệ thống học bạ điện tử; hoàn thiện CSDL ngành y tế và hồ sơ điện tử sức khỏe công dân gắn với mã ID bệnh nhân.

- Hoàn thiện Cổng Dịch vụ công trực tuyến thành phố kết hợp với ứng dụng di động và dịch vụ chữ ký số trên thiết bị di động; tối thiểu 30% dịch vụ công trực tuyến sử dụng chữ ký số trên nền tảng di động để thực hiện thủ tục hành chính. Hoàn thành và đưa vào sử dụng 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4, trong đó tối thiểu 50% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4. Tích hợp 30% dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 với Cổng Dịch vụ công quốc gia.

- Tối thiểu 60% dịch vụ công trực tuyến có phát sinh hồ sơ; 50% hồ sơ được tiếp nhận, giải quyết trực tuyến đối với các dịch vụ công trực tuyến; 20% hồ sơ được tiếp nhận, giải quyết trực tuyến trên tổng số hồ sơ thủ tục hành chính.

- Tối thiểu 40% thủ tục hành chính trên tổng số thủ tục hành chính đã triển khai tiếp nhận/trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích có phát sinh hồ sơ; 20% hồ sơ thủ tục hành chính được tiếp nhận/trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích.

- Rút ngắn 10-50% thời gian xử lý các hồ sơ nộp trực tuyến so với thời gian nộp trực tiếp.

- Tối thiểu 95% văn bản điện tử trao đi liên thông giữa các cơ quan thành phố (trừ văn bản mật theo quy định của pháp luật); 80% hồ sơ công việc được luân chuyn, xử lý trên Hệ thống quản lý văn bản và điều hành (trừ hồ sơ công việc có nội dung mật); 90% văn bản điện tử được phát hành có đầy đủ chsố lãnh đạo và chữ ký số cơ quan.

- Tối thiểu 40% báo cáo định kỳ (không bao gồm nội dung mật) được gửi, nhận qua Hệ thống thông tin báo cáo thành phố và quốc gia.

- Rút ngắn từ 30%-50% thời gian họp, giảm tối đa việc sử dụng tài liệu giấy thông qua Hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến.

- Tối thiểu 95% kiến nghị, phản ảnh ca người dân, doanh nghiệp trên Cổng Góp ý được các cơ quan chức năng xử lý đúng hạn.

- Thành phố Đà Nẵng trong Top 3 dẫn đầu chỉ số sẵn sàng ứng dụng và phát triển CNTT khối tnh, thành phố (VietNam ICT Index), Chsố Chính phủ điện tử, an toàn thông tin; góp phần nâng cao thứ hạng chỉ số cải cách hành chính và chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Thành phố.

[...]