Kế hoạch 32/KH-UBND tổ chức Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2023

Số hiệu 32/KH-UBND
Ngày ban hành 13/02/2023
Ngày có hiệu lực 13/02/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Nguyễn Thanh Bình
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 32/KH-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 13 tháng 02 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

TỔ CHỨC THÁNG HÀNH ĐỘNG VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2023

Thực hiện Quyết định số 87/QĐ-TTg ngày 12/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động; Kế hoạch số 4881/KH-BCĐTƯ ngày 28/11/2022 của Ban chỉ đạo tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động Trung Ương về việc Triển khai Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2023, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2023 với các nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mc đích

Thúc đẩy các cấp, các ngành, các cơ quan, tổ chức, hiệp hội, người sử dụng lao động, người lao động và cộng đồng quan tâm, thực thi nghiêm pháp luật về ATVSLĐ. Đồng thời đẩy mạnh các chương trình hành động cụ thể về cải thiện điều kiện lao động, rà soát, xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn, đánh giá nguy cơ, rủi ro về ATVSLĐ; chăm sóc, nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ, BNN).

2. Yêu cầu

Tổ chức các hoạt động Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2023 đảm bảo thiết thực, hiệu quả, có trọng điểm. Khuyến khích các cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất kinh doanh lựa chọn các vấn đề nổi cộm trong ngành, lĩnh vực làm chủ đề trong chương trình hành động về ATVSLĐ để mang lại tính hiệu quả cao.

II. CHỦ ĐỀ CỦA THÁNG HÀNH ĐỘNG VỀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG

Thực hiện chủ trương của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội sau đại dịch COVID-19, đồng thời thúc đẩy sự quan tâm trong công tác đảm bảo an toàn, sức khỏe, tính mạng cho người lao động, xây dựng môi trường làm việc an toàn, hài hòa, Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2023 được phát động với chủ đề:

“Tăng cường xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn và cải thiện điều kiện lao động, giảm căng thẳng tại nơi làm việc”.

III. THỜI GIAN VÀ PHẠM VI TRIỂN KHAI

1. Thời gian tổ chức: Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2023 được tổ chức từ ngày 01 đến ngày 31 tháng 5 năm 2023

2. Phạm vi triển khai: Trên phạm vi toàn tỉnh Thừa Thiên Huế

IV. NỘI DUNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHÍNH

1. Tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2023

a) Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan thường trực của Hội đồng ATVSLĐ tỉnh phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2023 kết hợp tổ chức Tháng công nhân năm 2023.

- Thời gian: Dự kiến ngày 28/4/2023 (Thứ Sáu)

- Địa điểm: Thị xã Hương Trà

b) Tại các sở, ban, ngành, địa phương, doanh nghiệp:

Tùy theo điều kiện của sở, ban, ngành, địa phương, doanh nghiệp tổ chức các hoạt động hưởng ứng thiết thực phù hợp với chủ đề, nội dung Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng công nhân năm 2023; phù hợp với điều kiện, đặc thù, yêu cầu tại các sở, ban, ngành, địa phương, doanh nghiệp.

2. Các hoạt động chuyên đề triển khai trước và trong Tháng hành động ATVSLĐ năm 2023

a) Công tác thông tin, tuyên truyền

Đổi mới và tăng cường các hoạt động thông tin, tuyên truyền về ATVSLĐ cả trực tiếp và trực tuyến tới doanh nghiệp, người lao động; xây dựng, phát hành các thông điệp, cảnh báo, sổ tay, tờ rơi hướng dẫn về công tác ATVSLĐ; đa dạng hóa nhiều hình thức thông tin, truyền thông phù hợp trên nhiều kênh, phương tiện truyền thông đại chúng như báo, đài, truyền hình, internet, mạng xã hội, hệ thống các đài phát thanh cấp xã; cập nhập và thông tin kịp thời về nguyên nhân các vụ TNLĐ, sự cố để phòng tránh TNLĐ, BNN; thông tin, tuyên truyền sâu rộng về các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm trong công tác ATVSLĐ tới doanh nghiệp, người lao động.

b) Nâng cao chất lượng các hoạt động tư vấn, tập huấn, huấn luyện, hướng dẫn doanh nghiệp, người lao động nhận diện, đánh giá nguy cơ, rủi ro, cải thiện điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh trong các doanh nghiệp, tổ, đội, phân xưởng, nhà máy, các công trình xây dựng gắn với đặc điểm, đặc thù sản xuất của ngành nghề lĩnh vực đặc biệt là trong các công việc có nguy cơ rủi ro cao như làm việc trên cao, hàn cắt, làm việc trong không gian hạn chế, an toàn hóa chất, điện,...; chủ động trong công tác phòng ngừa, huấn luyện kỹ năng làm việc an toàn cho người lao động; các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh tăng cường tổ chức các hoạt động tập huấn, huấn luyện các chuyên đề về ATVSLĐ cho người lao động.

c) Tăng cường các hoạt động rà soát, xây dựng nội quy, quy trình, biện pháp an toàn tại các phân xưởng, nhà máy, t, đội sản xuất; thúc đẩy triển khai các chương trình hành động cụ thể về cải thiện điều kiện làm việc, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, giảm căng thẳng, mệt mỏi tại nơi làm việc, triển khai các chế độ phúc lợi cho người lao động.

d) Đẩy mạnh tổ chức các hoạt động đối thoại về ATVSLĐ nhằm thúc đẩy việc thực thi và tháo gỡ các vướng mắc trong triển khai các chính sách, pháp luật về ATVSLĐ tại các sở, ban, ngành, địa phương.

đ) Các hoạt động chuyên đề:

[...]