Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Chỉ thị 08/CT-UBND năm 2023 về tăng cường công tác an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh Yên Bái

Số hiệu 08/CT-UBND
Ngày ban hành 26/04/2023
Ngày có hiệu lực 26/04/2023
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh Yên Bái
Người ký Trần Huy Tuấn
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH YÊN BÁI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 08/CT-UBND

Yên Bái, ngày 26 tháng 4 năm 2023

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI

Trong những năm qua, công tác an toàn, vệ sinh lao động đã được các cấp, ngành, địa phương, các doanh nghiệp và người lao động trên địa bàn tỉnh quan tâm triển khai thực hiện và có những chuyển biến tích cực; nhận thức của người sử dụng lao động và người lao động về an toàn, vệ sinh lao động từng bước được nâng cao, môi trường, điều kiện lao động không ngừng được cải thiện, góp phần ổn định doanh nghiệp và phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.

Tuy nhiên, trong 4 tháng đầu năm 2023, công tác an toàn, vệ sinh lao động còn bộc lộ nhiều thiếu sót như: Việc chấp hành pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động, đặc biệt đối với các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khai thác khoáng sản, khai thác đá còn hạn chế, đã có 03 vụ tai nạn lao động xảy ra ở mỏ đá xã Liễu Đô, mỏ đá núi Chuông xã Tân Lĩnh và mỏ đá tại thị trấn Yên Thế của huyện Lục Yên làm 03 người chết. Nguyên nhân xảy ra các vụ tai nạn chủ yếu do người sử dụng lao động chưa chủ động, thường xuyên kiểm tra, giám sát sự tuân thủ pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động của người lao động; người lao động chưa được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng, ý thức chấp hành pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động, còn diễn ra tình trạng vi phạm các quy định về an toàn, vệ sinh lao động; thiếu chủ động trong phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Để phòng ngừa, giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động và sức khỏe cho người lao động, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật lao động của người sử dụng lao động, góp phần ổn định và phát triển sản xuất của các doanh nghiệp, đơn vị trong thời gian tới, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh tổ chức triển khai thực hiện các nội dung sau:

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Chủ trì phối hợp các sở, ban, ngành có liên quan và các địa phương tiếp tục tuyên truyền, tập huấn, huấn luyện, phổ biến kiến thức, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động nhằm giúp người sử dụng lao động, người lao động và nhân dân nắm được các kiến thức, kỹ năng, biện pháp phòng tránh tai nạn lao động, bệnh tật xảy ra khi thực hiện các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc khi sử dụng, vận hành các máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thường xuyên và đột xuất việc thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động của các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực thường xảy ra tai nạn như: khai thác khoáng sản, xây dựng, chế biến... và các doanh nghiệp có sử dụng nhiều thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; thông báo công khai các vi phạm nghiêm trọng trong công tác an toàn, vệ sinh lao động trên các phương tiện thông tin đại chúng; xem xét kiến nghị khởi tố vụ án, truy tố người vi phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng làm chết người.

- Phối hợp với cơ quan công an điều tra xác định rõ nguyên nhân xảy ra các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng làm chết người để kịp thời giải quyết các chế độ chính sách cho người lao động và có biện pháp khắc phục nhằm ngăn ngừa các vụ tai nạn tương tự xảy ra.

2. Sở Y tế

- Chỉ đạo tổ chức hoạt động thông tin giáo dục truyền thông, hướng dẫn, giám sát, tập huấn, huấn luyện chuyên môn, kỹ thuật về vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động (bao gồm cả phòng chống bệnh nghề nghiệp), kỹ năng sơ cứu, cấp cứu người lao động cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp tại các doanh nghiệp; theo dõi, hướng dẫn và đề xuất, kiến nghị người sử dụng lao động bố trí người làm công tác y tế hoặc thành lập bộ phận y tế chịu trách nhiệm chăm sóc và quản lý sức khỏe của người lao động phù hợp với quy mô, tính chất lao động, nguy cơ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, điều kiện lao động của doanh nghiệp.

3. Sở Công Thương

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động đến các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc lĩnh vực ngành quản lý.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tăng cường kiểm tra việc thực hiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình về an toàn vệ sinh lao động trong quản lý, sử dụng, bảo quản, kinh doanh và vận chuyển hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, xăng dầu, khí hóa lỏng (LPG), điện, thủy điện... thuộc lĩnh vực ngành Công Thương quản lý.

- Phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Bộ Công thương về kiểm định kỹ thuật an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý.

4. Sở Xây dựng

- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình nhằm nâng cao nhận thức của các chủ thể tham gia hoạt động thi công xây dựng công trình.

- Thường xuyên kiểm tra công tác an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình dân dụng; công trình công nghiệp, công trình công nghiệp nhẹ; công trình hạ tầng kỹ thuật; công trình giao thông trong đô thị.

- Xử lý nghiêm các chủ thể vi phạm quy định của pháp luật về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình; cương quyết dừng thi công, dừng sử dụng máy, thiết bị khi phát hiện vi phạm về an toàn lao động.

5. Sở Giao thông vận tải

Tăng cường chỉ đạo, giám sát việc thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động tại các công trình xây dựng cầu đường, công trình giao thông trọng điểm thuộc quyền quản lý; tăng cường kiểm tra công tác quản lý chất lượng công trình giao thông (trừ các công trình giao thông trong đô thị thuộc quyền quản lý của Sở Xây dựng) trong các khâu: Khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, nghiệm thu, bàn giao, bảo hành và bảo trì công trình.

6. Sở Tài nguyên và Môi trường

Phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động đã cam kết trong báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường chi tiết.

7. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ động, phối hợp với Liên minh Hợp tác xã tỉnh, Hội Nông dân tỉnh và các sở, ban, ngành có liên quan tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn nông dân và thành viên hợp tác xã nông nghiệp nắm rõ quy trình, nguyên tắc vận hành an toàn đối với máy móc, thiết bị trong sản xuất nông nghiệp; biện pháp an toàn, vệ sinh lao động trong sản xuất, buôn bán, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, chế phẩm sinh học phục vụ trồng trọt, chăn nuôi.

- Phối hợp với các sở, ngành, địa phương tăng cường kiểm tra hướng dẫn công tác an toàn lao động trong việc sử dụng máy móc, thiết bị, sử dụng điện sản xuất trong nông nghiệp và các làng nghề.

8. Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh

[...]