ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
32/KH-UBND
|
Hà
Nội, ngày 19 tháng 01
năm 2023
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG NĂM 2023
Căn cứ Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018; Nghị định số 59/2019/NĐ-CP
ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi
hành Luật Phòng, chống tham nhũng;
Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ về kiểm soát tài sản,
thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ
chức, đơn vị;
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội xây
dựng Kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng
(PCTN) năm 2023 như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Tăng cường hiệu quả công tác lãnh
đạo, chỉ đạo thực hiện của cấp ủy, chính quyền
các cấp, các ngành trong công tác PCTN.
- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của
Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị và đội ngũ cán bộ,
công chức, viên chức; phát huy vai trò, trách nhiệm của xã
hội trong công tác PCTN.
- Triển khai đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp PCTN; thực hiện tốt
các nhiệm vụ, giải pháp PCTN theo đúng đường lối, chủ trương của Đáng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước. Tăng cường phát hiện, ngăn chặn và kịp thời xử lý
nghiêm minh các hành vi, vụ việc, vụ án tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng
theo quy định pháp luật; kịp thời ngăn chặn, xử lý, đẩy
lùi tham nhũng, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội,
nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố.
2. Yêu cầu
- Triển khai thực hiện có hiệu quả
các quy định của pháp luật và Nghị quyết của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ về
PCTN.
- Cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành
xác định việc thực hiện công tác PCTN là nhiệm vụ trọng tâm quan trọng, thường
xuyên, lâu dài, là một trong các tiêu chí để đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ hàng năm; gắn
PCTN với thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
và thực hiện Chương trình số 10-CTr/TU ngày 17/3/2021 của
Thành ủy về “Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng; thực
hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2021-2025”, công
tác xây dựng chỉnh đốn Đảng, học tập
và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; chống suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống, “tự diễn
biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Xây dựng văn hóa công
sở, văn hóa tiết kiệm, không tham nhũng trong cán bộ, đảng
viên; đảm bảo việc tham gia tích cực của quần chúng nhân dân trong việc phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm, tham
nhũng, tiêu cực.
- Xác định trách nhiệm của cấp ủy đảng,
chính quyền, trước hết là người đứng đầu của các cơ quan,
tổ chức, đơn vị trong công tác PCTN; nâng cao hiệu quả trong việc thực hiện đồng
bộ các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; tăng
cường kiểm tra, giám sát, thanh tra kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm minh đối với
những người có hành vi tham nhũng, bao che, tiếp tay cho tham nhũng; ngăn chặn,
xử lý, đẩy lùi các hiện tượng, hành vi vi phạm, nhũng nhiễu,
tiêu cực.
II. NHIỆM VỤ, GIẢI
PHÁP
1. Triển khai thực
hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp phòng ngừa tham nhũng trong cơ quan, tổ
chức, đơn vị
Thực hiện công khai, minh bạch trong
hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, đặc biệt trong quản lý và thực hiện quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, đấu thầu lựa chọn nhà đầu
tư, tài chính ngân sách, tổ chức cán bộ...Xây dựng và thực hiện định mức, tiêu
chuẩn, chế độ; đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công
nghệ thông tin; kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn
trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; thực hiện chuyển đổi vị
trí công tác theo Quyết định số 4410/QĐ-UBND ngày 11/10/2021 của UBND Thành phố
về việc ban hành Chuyên đề số 9 “Thực hiện chuyển
đổi vị trí công tác theo Luật Phòng, chống tham nhũng và Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ”.
Thường xuyên kiểm tra, rà soát, tham
mưu đề xuất cơ quan có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ
sung, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, hoàn
thiện cơ chế, chính sách đảm bảo sự thống nhất, chặt chẽ, xuyên suốt để tạo hành lang pháp lý chặt chẽ, đồng
bộ làm cơ sở thực hiện hiệu quả các lĩnh vực quản lý nhà nước, đặc
biệt là công tác PCTN.
Nâng cao trách nhiệm cá nhân, trách
nhiệm giải trình của người đứng đầu
cơ quan, tổ chức, đơn vị và của cán bộ, công chức. Thực hiện nghiêm quy tắc
ứng xử, đạo đức nghề nghiệp và các quy định về kiểm soát xung đột
lợi ích. Thực hiện chuyển đổi vị trí công tác của người có
chức vụ, quyền hạn, các biện pháp phòng ngừa tham nhũng theo quy định của Luật
Phòng, chống tham nhũng, Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019, Nghị định số
130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ.
Nâng cao hiệu quả trong việc thực hiện
quy định về việc cung cấp thông tin và tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ
quan, đơn vị, các tổ chức, đoàn thể trong công tác PCTN.
2. Đẩy mạnh công
tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN
Nâng cao hiệu quả công tác tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN
theo nhiều hình thức đa dạng tới cán bộ và nhân dân; Quán triệt, thực hiện
nghiêm túc Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 và các văn bản pháp luật về
PCTN, các Nghị quyết, Chương trình, văn bản chỉ đạo của Trung ương và Thành ủy
về PCTN, Kết luận 01-KL/TW ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục thực hiện
Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII về đẩy mạnh học tập
và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; Chỉ
thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về “Tăng cường xử
lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp”...
Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả
công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN dưới nhiều hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp với nhiều đối tượng để nâng cao sự
hiểu biết, ý thức pháp luật trong cán bộ và nhân dân. Mỗi
cơ quan, tổ chức, đơn vị chủ động lựa chọn nội dung, hình thức
tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng và tình hình nhiệm vụ tại cơ quan, tổ
chức, địa phương, đảm bảo hiệu quả công
tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật để nâng cao nhận thức,
tạo sự thống nhất cao về ý chí và hành động trong cán bộ, công chức, viên chức,
người lao động và nhân dân.
Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 12/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về đưa nội dung PCTN vào chương trình giảng dạy tại các cơ sở
giáo dục, đào tạo.
3. Nâng cao vai
trò, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu cơ
quan, tổ chức, đơn vị
Người đứng đầu cơ
quan, tổ chức, đơn vị tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các chủ
trương, chính sách, pháp luật về PCTN; triển khai thực hiện hiệu
quả Chỉ thị số 33-CT/TW ngày 03/01/2014 của Bộ Chính trị về sự tăng cường lãnh
đạo của Đảng đối với công việc kê khai và kiểm soát kê
khai tài sản, các quy định về công khai, minh bạch của Luật phòng, chống tham
nhũng; Chỉ thị số 04-CT/TW ngày 02/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh
đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị thất
thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế và Kết luận số 05-KL/TW ngày 03/6/2021 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ
thị số 50-CT/TW của Bộ Chính trị trong công tác phát hiện,
xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng; Kết luận
số 10-KL/TW ngày 26/12/2016 của Bộ Chính trị về việc tiếp
tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 28/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ về
tăng cường công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng; Kết luận số
12-KL/TW ngày 06/4/2022 của Bộ Chính trị về tiếp tục tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực...; Quy định
số 08-QĐ/TW ngày 25/10/2018 của Ban Chấp
hành Trung ương về trách nhiệm nêu gương đối với người đứng đầu các cấp, các ngành, cơ quan,
đơn vị và kỷ luật, kỷ cương hành chính. Chú trọng quán triệt, tuyên truyền sâu,
rộng các Quy định của Bộ Chính trị: số 55-QĐ/TW ngày 19/12/2016 về một số việc cần làm
ngay để tăng cường vai trò nêu
gương của cán bộ, đảng viên; số 205-QĐ/TW ngày
23/9/2019 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực trong
công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền.
Nêu cao tính tiên phong, gương mẫu của
cán bộ, đảng viên, đặc biệt là người đứng đầu cơ quan, tổ
chức, đơn vị trong việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực;
thực hiện quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp; đề cao vai trò, trách nhiệm của
người đứng đầu trong việc chấp hành, thực hiện các quy định về PCTN tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, phải chịu trách nhiệm
khi xảy ra tham nhũng, vi phạm tại cơ quan, đơn vị do mình quản lý.
Tăng cường kiểm tra, giám sát trong nội
bộ cơ quan, tổ chức, đơn vị; Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát việc
thực hiện công tác PCTN; chỉ đạo xử lý kịp thời, nghiêm minh các vụ việc phát
sinh phức tạp, dư luận xã hội quan tâm theo quy định của pháp luật.
Thực hiện chặt chẽ công tác phối hợp
nâng cao trách nhiệm của cơ quan nhà nước, của người đứng đầu và toàn thể cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện đúng các
quy định về PCTN; xử lý nghiêm, triệt để các hành vi, vụ
việc tham nhũng. Thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về xử lý trách nhiệm
người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng tại cơ quan, đơn vị theo quy định.
4. Thực hiện công
tác PCTN trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước
Thực hiện các quy định của Luật
Phòng, chống tham nhũng, Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày
01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật
Phòng, chống tham nhũng. Thực hiện hiệu quả Chỉ thị số
10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về “tăng cường
xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng
nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp”.
Doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài
Nhà nước theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng xây dựng và thực hiện
Quy tắc đạo đức nghề nghiệp, quy tắc
đạo đức kinh doanh; quy tắc ứng xử, cơ chế kiểm soát nội bộ nhằm phòng ngừa
tham nhũng.
Khuyến khích doanh nghiệp, hiệp hội
doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, căn cứ vào quy định
của Luật Phòng, chống tham nhũng và luật khác có liên quan, ban hành quy tắc đạo
đức kinh doanh, quy tắc đạo đức nghề nghiệp đối với người
lao động, thành viên, hội viên của mình; thực hiện quy tắc ứng xử, cơ chế kiểm
soát nội bộ nhằm phòng ngừa, kiểm soát xung đột lợi ích, ngăn chặn hành vi tham
nhũng và xây dựng văn hóa kinh doanh lành mạnh, không tham nhũng.
Doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài
Nhà nước theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng thực
hiện tự kiểm tra để kịp thời phát hiện, xử lý và kiến nghị
cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức
mình; có trách nhiệm phản ánh, báo cáo khi phát hiện hành vi tham nhũng trong
doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước theo quy định; đồng thời xác định rõ trách nhiệm, xử lý trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu khi để xảy ra tham
nhũng, tiêu cực tại đơn vị.
Hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành
nghề có trách nhiệm tổ chức, động viên, khuyến khích thành viên, hội viên xây dựng
môi trường kinh doanh lành mạnh; giám sát việc chấp hành pháp luật về PCTN của
thành viên, hội viên, tích cực tham gia vào việc hoàn thiện chính sách, pháp luật
để PCTN.
5. Thực hiện
nghiêm công tác kê khai, kiểm soát tài sản, thu nhập (TSTN) để phòng ngừa tham
nhũng.
Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ
biến thực hiện đúng các quy định của pháp luật về kê khai, kiểm
soát tài sản, thu nhập. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm
giám sát của các cơ quan, tổ chức, đơn vị và của toàn xã hội
về công tác minh bạch TSTN.
Nghiêm túc triển khai thực hiện công
tác kê khai TSTN; thực hiện kiểm soát việc kê khai TSTN theo quy định; tiếp tục
triển khai thực hiện Kế hoạch số 76/KH-UBND ngày 07/3/2022 thực hiện Chuyên đề
số 11 “Công tác kiểm soát tài sản, thu nhập
của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ
chức, đơn vị theo Luật PCTN năm 2018 và Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ”; Quyết định số 3024/QĐ-UBND ngày 23/8/2022
phê duyệt kế hoạch xác minh TSTN năm 2022.
6. Tăng cường
công tác thanh tra, kiểm tra, tự kiểm tra phát hiện và xử lý tham nhũng.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm
tra, chú trọng cơ chế tự giám sát, tự kiểm tra; tập trung chỉ đạo thanh tra, kiểm tra những nơi có vấn đề phức tạp,
dư luận quan tâm, các lĩnh vực dễ nảy sinh tiêu cực, tham
nhũng; xử lý nghiêm các trường hợp tham nhũng, thiếu trách nhiệm gây lãng phí tài sản nhà nước. Kịp
thời thanh tra, kiểm tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; thực hiện
nghiêm túc, kịp thời, hiệu quả các kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra;
thu hồi tài sản tham nhũng thực hiện Quyết định số 4439/QĐ-UBND ngày 14/10/2021
của UBND Thành phố về việc ban hành Chuyên đề số 15 “Công
tác thu hồi tài sản trong công tác thi hành
án nói chung và trong các vụ án hình sự về tham
nhũng, kinh tế nói riêng”.
Tiến hành thanh tra trách nhiệm trong
việc thực hiện các quy định của pháp luật về PCTN, việc thực hiện công tác kê
khai tài sản, xác minh tài sản, thu nhập của người có chức
vụ, quyền hạn; thực hiện quy định về công khai, minh bạch trên các lĩnh vực (đặc
biệt trong quy hoạch, sử dụng đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu
tư, dự án đầu tư, tuyển dụng, bổ nhiệm
cán bộ, công chức...)
Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra công vụ về thực hiện chức trách, nhiệm vụ
được giao để kịp thời phát hiện, xử lý
nghiêm các trường hợp tham nhũng, tiêu cực, gây phiền hà
cho người dân và doanh nghiệp trong giải quyết công việc;
nâng cao đạo đức, kỷ luật, kỷ cương công vụ, ý thức trách
nhiệm, tinh thần phục vụ của cán bộ, công chức, viên chức.
Tăng cường phối hợp với cơ quan Đảng,
cơ quan tư pháp trong công tác đấu tranh phòng, chống, xử
lý hành vi tham nhũng. Phối hợp chặt chẽ với
các cơ quan chức năng để xử lý trách nhiệm của tổ chức, cá
nhân, người đứng đầu để xảy ra tham nhũng; thực hiện chuyển
hồ sơ cho cơ quan điều tra để xử lý đối với
các hành vi, các vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật, có
dấu hiệu tội phạm, đảm bảo kịp thời, đúng quy định.
Tập trung giải quyết kịp thời các vụ việc
tố cáo hành vi tham nhũng thuộc thẩm quyền, thông tin phản ánh tố cáo về tham
nhũng trong nội bộ cơ quan, tổ chức, đơn vị; đồng thời với
việc kịp thời biểu dương, khen thưởng,
bảo vệ người tố cáo, tố giác hành vi tham nhũng theo quy định.
7. Nâng cao nhận
thức, phát huy vai trò, trách nhiệm của xã hội trong PCTN
Phát huy vai trò của Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc các cấp và các tổ chức thành viên nâng cao vai trò phản
biện, giám sát việc thực hiện pháp luật về PCTN; phối hợp tuyên
truyền, vận động nhân dân thực hiện pháp luật về PCTN, tham gia tích cực vào việc
phát hiện, phản ánh, tố cáo, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng tiêu cực
của cán bộ, công chức, viên chức và cơ quan, tổ chức, đơn
vị.
Tạo điều kiện và phát huy vai trò của
cơ quan thông tin truyền thông, báo chí, phát thanh và truyền hình trong công
tác PCTN. Các cơ quan thông tin truyền thông có trách nhiệm phản ánh khách
quan, trung thực và chấp hành các quy định của pháp luật về
báo chí, quy tắc đạo đức nghề nghiệp khi đưa tin về hoạt động
PCTN và vụ việc tham nhũng.
Tăng cường hoạt động của Ban thanh
tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng để PCTN, tiêu cực, lãng phí.
8. Tăng cường quản
lý nhà nước về PCTN
Các cấp, các ngành chú trọng nâng cao
hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về PCTN,
trong đó chủ động nắm bắt tình hình và chỉ đạo thực hiện đối với công tác PCTN ở địa phương, xây dựng chương trình, kế hoạch phối hợp
hành động đồng bộ; thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về PCTN sáng tạo và đánh giá hiệu quả tác động của hoạt động
tuyên truyền, giáo dục, phổ biến về PCTN; thực hiện đồng bộ
các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, thực hiện công khai, minh bạch trong hoạt
động của cơ quan, tổ chức, đơn vị; thực hiện thanh tra, kiểm tra, kê khai tài sản,
thu nhập, chuyển đổi vị trí công tác; thực hiện tự kiểm
tra, phát hiện và xử lý tham nhũng theo quy định...).
9. Tham gia các
hoạt động hợp tác quốc tế và đối thoại về PCTN theo chỉ đạo của Chính phủ,
Thanh tra Chính phủ.
Thực hiện trách nhiệm, nguyên tắc
chung về hợp tác quốc tế về nghiên cứu, đào tạo, xây dựng chính
sách, trao đổi thông tin, kinh nghiệm...trong PCTN kịp thời
theo chỉ đạo của Chính phủ, thanh tra Chính phủ và các cơ
quan chức năng, đảm bảo kịp thời, đúng quy định.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Giám đốc, Thủ trưởng các Sở, ban,
ngành; Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã; Thủ trưởng
các đơn vị sự nghiệp công lập, các đơn vị trực thuộc UBND Thành
phố; Giám đốc các doanh nghiệp nhà nước thuộc Thành phố, căn cứ vào Kế hoạch
này và chức năng, nhiệm vụ được giao, tình hình thực tế tại cơ quan, đơn vị, địa
phương, xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện; thường xuyên theo dõi, đôn đốc,
kiểm tra việc thực hiện; tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy
định của pháp luật về PCTN, đồng thời thực hiện chế độ thông tin báo cáo về
công tác PCTN theo quy định (qua Thanh tra Thành phố để tổng hợp chung báo cáo UBND Thành phố và Thanh tra Chính phủ).
2. Thanh tra Thành phố chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan:
- Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc
xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch PCTN năm 2023 của các cơ quan, tổ chức,
đơn vị; kiến nghị UBND Thành phố các biện pháp thực hiện hiệu quả.
- Thanh tra trách nhiệm của Giám đốc,
Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện các quy định
của pháp luật về PCTN.
- Hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị thực
hiện công tác kê khai tài sản, thu nhập; thực hiện các nhiệm
vụ, quyền hạn của cơ quan kiểm soát TSTN theo quy định của Luật Phòng, chống
tham nhũng năm 2018, Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ;
báo cáo kết quả thực hiện theo quy định.
- Phối hợp chặt chẽ với Ban Nội chính
Thành ủy, cơ quan Cảnh sát điều
tra, Công an Thành phố, Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án
nhân dân xử lý kịp thời, nghiêm minh các vụ việc, hành vi tham nhũng, tiêu cực
phát hiện qua công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, đảm bảo đúng
quy định.
3. Sở Tư pháp:
- Thực hiện hiệu quả công tác tuyên
truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về PCTN, hướng dẫn, đôn đốc các sở,
ngành, quận, huyện, thị xã thực hiện công tác tuyên truyền,
phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN.
- Thường xuyên
thực hiện việc kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật để kịp thời đề xuất xây dựng, ban hành, bổ sung, hoàn
thiện hệ thống văn bản pháp luật theo quy định.
4. Sở Thông tin và
Truyền thông phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy, Báo,
Đài Phát thanh và truyền hình Hà Nội thực hiện tốt công tác tuyên truyền, đưa
tin các nội dung liên quan đến công tác PCTN, nêu gương “Người tốt, việc tốt”, những cá nhân tiêu biểu
trong công tác PCTN.
5. Các sở, ban, ngành, UBND các quận,
huyện, thị xã và đơn vị liên quan có trách nhiệm rà soát các quy định về chế độ,
định mức, tiêu chuẩn, quy trình nghiệp vụ công tác để ban
hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành, nhằm phòng
ngừa tham nhũng, tiêu cực.
6. Sở Tài chính thanh tra, kiểm
tra việc chấp hành chế độ, định mức tiêu chuẩn
để kịp thời phát hiện và báo cáo UBND Thành phố xử lý các
trường hợp vi phạm.
7. Sở Nội vụ:
- Chủ trì tham
mưu, hướng dẫn, đôn đốc các cơ quan, đơn vị trên địa bàn trong
việc thực hiện các quy định của pháp luật về chuyển đổi vị trí công tác của
công chức, viên chức, đồng thời theo dõi, kiểm tra và tổng
hợp báo cáo kết quả thực hiện (qua Thanh tra
Thành phố).
- Tham mưu UBND Thành phố tiếp tục thực
hiện có hiệu quả công tác cải cách hành chính; hướng dẫn,
đôn đốc, kiểm tra các đơn vị trong việc chấp hành chỉ đạo của UBND Thành phố về
công tác cải cách hành chính.
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra công
vụ trong việc thực hiện kỷ cương, kỷ luật hành chính, quy tắc
ứng xử, đạo đức nghề nghiệp của các đơn vị, của cán bộ, công chức,
viên chức.
8. Các Sở: Giáo
dục và Đào tạo, Thông tin và Truyền thông, Lao động - Thương binh và Xã hội,
Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong và các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp thuộc Thành phố tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 12/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về đưa nội dung PCTN
vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục đào tạo; báo cáo kết quả thực hiện với
UBND Thành phố (qua Thanh tra Thành phố).
9. Công an Thành phố căn cứ chức năng,
nhiệm vụ, kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi, vụ việc tham nhũng theo quy định của pháp luật.
UBND Thành phố yêu cầu các sở, ban,
ngành, UBND các quận, huyện, thị xã; các đơn vị thuộc Thành phố thực hiện
nghiêm túc Kế hoạch này./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ;
- Ban Nội chính TW; Để b/c
- Thanh tra Chính phủ; Để b/c
- Thường trực: Thành ủy, HĐND
TP; Để b/c
- Chủ tịch UBND TP;
- Các Phó Chủ tịch UBND TP;
- Ban Nội chính Thành ủy;
- Các VP: Thành ủy; HĐND TP;
- Các sở, ban, ngành, đơn vị, thuộc TP;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- VP UBND TP: CVP, các PCVP, các phòng CV;
- Lưu: VT, NC.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Trọng Đông
|