Kế hoạch 319/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 - tỉnh An Giang

Số hiệu 319/KH-UBND
Ngày ban hành 20/05/2022
Ngày có hiệu lực 20/05/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh An Giang
Người ký Lê Văn Phước
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 319/KH-UBND

An Giang, ngày 20 tháng 5 năm 2022

 

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA VỀ DINH DƯỠNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2030 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045 - TỈNH AN GIANG

Phần thứ nhất

CƠ SỞ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

- Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025.

- Quyết định số 02/QĐ-TTg ngày 05/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

- Quyết định số 376/QĐ-TTg ngày 20/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và các bệnh không lây nhiễm khác, giai đoạn 2015 - 2025.

- Quyết định số 641/QĐ-TTg ngày 28/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 - 2030.

- Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 20/5/2021 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

- Công văn số 252/BYT-DP ngày 14/01/2022 của Bộ Y tế về việc tổ chức triển khai Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021 - 2030.

II. ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA VỀ DINH DƯỠNG TỈNH AN GIANG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

1. Những kết quả đạt được về công tác dinh dưỡng

- Trong những năm qua, tình trạng dinh dưỡng người dân trên địa bàn tỉnh An Giang đã được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ suy dinh dưỡng hàng năm giảm bền vững, tỷ lệ thừa cân, béo phì của trẻ dưới 5 tuổi đã có chiều hướng tăng nhẹ.

- Đảng và chính quyền đã có nhiều quan tâm đến công tác dinh dưỡng, đưa mục tiêu dinh dưỡng vào nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội được thể hiện trong Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh.

- Công tác phối hợp giữa các cấp chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể trong công tác dinh dưỡng đều được sự đồng thuận.

- Ngành Y tế đã triển khai các hoạt động và lồng ghép có hiệu quả các chương trình y tế trong toàn tỉnh đã tạo được bước chuyển biến quan trọng trong lĩnh vực dinh dưỡng.

- Xây dựng được một số kế hoạch liên quan nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng bà mẹ và trẻ em.

2. Khó khăn, thách thức

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong quá trình triển khai thực hiện công tác dinh dưỡng trên địa bàn tỉnh còn có những khó khăn, thách thức và chưa đạt được một số chỉ tiêu đã đề ra, cụ thể:

- Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi của tỉnh An Giang hiện vẫn còn ở mức Trung bình cao:

+ Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao/ tuổi) năm 2020 chiếm 21,2% so với toàn quốc (19,5 %), so với Khu vực đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL 20,5%) đứng hàng thứ 7/13 tỉnh thành trong khu vực. Trung bình 5 năm (năm 2016: 23,8 %) mỗi năm tỷ lệ SDD thấp còi giảm 0,52%/ năm.

+ Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân (cân nặng/ tuổi) năm 20 20 chiếm 11,6% so với toàn quốc (11,6 %), so với Khu vực đồng bằng Sông Cửu Long (10,6%) đứng hàng thứ 8/13 tỉnh thành trong khu vực. Trung bình 5 năm (năm 2016: 12,6 %) mỗi năm tỷ lệ này chỉ giảm có 0,2%/ năm.

+ Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể gầy còm (cân nặng/ chiều cao) năm 2020 đang ở mức 4,6% thấp hơn so với chỉ tiêu đề ra tuy nhiên so với mặt bằng chung của khu vực vẫn cao hơn (ĐBSCL: 4,3%), đứng hàng thứ 6/13 tỉnh thành.

+ Tỷ lệ thừa cân béo phì ở trẻ dưới 5 tuổi đang có chiều hướng tăng nhanh đang đứng ở mức 5,9% cao hơn chỉ tiêu đề ra năm 2020 (+ 0,9%), tuy nhiên so với khu vực ĐBSCL vẫn đang ở mức thấp (ĐBSCL: 7,0%)

- Tỷ lệ suy dinh dưỡng phân bố không đồng đều giữa thành thị và nông thôn, các yếu tố tác động thay đổi theo từng địa phương.

- Tình trạng thiếu năng lượng trường diễn ở phụ nữ tuổi sinh đẻ vẫn còn cao và cũng là lý do ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ thời kỳ bào thai và cân nặng sơ sinh của trẻ.

- Suy dinh dưỡng ở trẻ em đặc biệt là suy dinh dưỡng thấp còi cùng với thiếu vi chất dinh dưỡng đã ảnh hưởng lớn đến phát triển chiều cao, tầm vóc khi trưởng thành. Ngoài bổ sung viên nang vitamin A cho trẻ 6 tháng đến 36 tháng tuổi mỗi năm 2 đợt đạt trên 98%, bổ sung thường xuyên vitamin A cho bà mẹ sau sinh con trong thời gian 1 tháng và trẻ có nguy cơ thiếu vitamin A thì việc bổ sung các vi chất cho bà mẹ có thai, trẻ em dưới 5 tuổi đặc biệt trẻ suy sinh dưỡng còn hạn chế do đó tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng chưa được cải thiện.

[...]