Kế hoạch 319/KH-UBND năm 2019 về thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2019 và 2020” do tỉnh Lào Cai ban hành

Số hiệu 319/KH-UBND
Ngày ban hành 15/10/2019
Ngày có hiệu lực 15/10/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lào Cai
Người ký Lê Ngọc Hưng
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 319/KH-UBND

Lào Cai, ngày 15 tháng 10 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG GIAI ĐOẠN 2019 VÀ 2020”

Thực hiện Quyết định số: 861/QĐ-TTg ngày 11/7/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2019 - 2021”; văn bản s: 1478/TTCP-PC ngày 29/8/2019 của Thanh tra Chính phủ về việc triển khai Quyết định số: 861/QĐ-TTg ngày 11/7/2019 của Thủ tướng Chính phủ; Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án năm 2019 và 2020, như sau:

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Mc đích

- Đổi mới mạnh mẽ nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật theo hướng kết hợp tuyên truyền chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tư tưng phong cách, đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh về phòng, chng tham nhũng (PCTN) với giáo dục đạo đức liêm chính, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, công chức, viên chức; tập trung vào các điểm mới của Luật PCTN năm 2018; chú trọng các hiện tượng, vấn đề liên quan đến tham nhũng và PCTN mà dư luận xã hội quan tâm hoặc cần định hướng dư luận;

- Đổi mới phương thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, bảo đảm tính đa dạng, linh hoạt, sáng tạo, hấp dẫn, hiệu quả; tăng cường ứng dụng công nghệ hiện đại, nhất là công nghệ thông tin, truyền thông trong công tác - tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN;

- Tạo chuyển biến trong nhận thức, ý thức chấp hành, học tập, tìm hiểu pháp luật về PCTN và đạo đức liêm chính; xây dựng lối sống liêm chính và tuân thủ pháp luật về PCTN trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; học sinh, học viên, sinh viên và nhân dân trên địa bàn tỉnh. Trong đó, đối tượng tập trung ưu tiên gồm: Cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp giải quyết công việc của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp; lãnh đạo các doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp; người lao động và học sinh, sinh viên; đưa công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN phát triển ổn định, bền vững, đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả; góp phân tích cực cải thiện tình hình tham nhũng và công tác PCTN trên địa bàn tỉnh.

Kế hoạch thực hiện Đán “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2019-2021” là căn cứ để các sở, ban, ngành, đoàn th, doanh nghiệp, các tổ chức chính trị- xã hội, xã hội- nghề nghiệp, UBND các huyện, thành phố, các cơ quan liên quan... (sau đây viết tắt và các cơ quan, đơn vị) xây dựng kế hoạch cụ thể, tổ chức triển khai thực hiện.

2. Yêu cầu

- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN phải có trọng tâm, trọng điểm; phù hợp với đối tượng, địa bàn, lĩnh vực; hướng mạnh về cơ sở; chú trọng đối tượng là người dân tộc thiểu số; đáp ứng nhiệm vụ chính trị và nhu cầu xã hội để tạo đồng thuận trong thực hiện.

- Bảo đảm tính khả thi; kế thừa và phát triển các kết quả, mô hình, kinh nghiệm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN; đồng bộ, thống nhất và phối hợp với các chương trình, hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và pháp luật về PCTN nói riêng.

Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị phải thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, thanh tra, báo cáo kết quả thực hiện, xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết của đơn vị mình đảm bảo đồng bộ, khả thi mang tính thực tế, tránh qua loa hình thức.

II. NỘI DUNG

1. Nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN

- Thực trạng, nguyên nhân tham nhũng và giải pháp PCTN;

- Ý nghĩa, tầm quan trọng của PCTN và xây dựng đạo đức liêm chính;

- Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức liêm chính và PCTN;

- Quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng về PCTN;

- Luật PCTN năm 2018 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Trọng tâm là các quy định mới về: Hành vi tham nhũng; PCTN trong khu vực tư; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị và doanh nghiệp, tổ chức khu vực tư trong PCTN; các biện pháp phòng ngừa tham nhũng; kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; xử lý tham nhũng và hành vi vi phạm pháp luật về PCTN; tuyên truyn, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN.

- Kinh nghiệm PCTN trong lịch sử Việt Nam;

- Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng; hợp tác quốc tế của Việt Nam trong PCTN; kinh nghiệm quốc tế về PCTN;

- Tình hình, kết quả thực hiện chính sách, pháp luật về PCTN;

- Quyền, nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và công dân trong PCTN;

- Mô hình, kinh nghiệm, gương tiêu biểu về PCTN và đạo đức liêm chính;

- Các sự kiện, vấn đề chính trị - pháp lý - kinh tế - văn hóa - xã hội có chủ đề, nội dung về PCTN và đạo đức liêm chính.

2. Các phương thức thực hiện

- Tổ chức, kiện toàn, nâng cao năng lực đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật về PCTN; đội ngũ giáo viên, giảng viên giảng dạy môn giáo dục công dân và môn pháp luật tại các cơ sở giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng. Chú trọng đào tạo, bi dưỡng, hỗ trợ tuyên truyn viên là người có uy tín trong cộng đng các dân tộc thiểu số; giáo viên, giảng viên là những người tình nguyện giảng dạy ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Tập huấn, bồi dưỡng cập nhật chính sách, pháp luật về PCTN cho đội ngũ tuyên truyền nòng cốt này.

[...]