Kế hoạch 31/KH-UBND năm 2018 thực hiện Đề án “Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho người đang chấp hành hình phạt tù; người bị áp dụng biện pháp tư pháp hoặc biện pháp xử lý hành chính, người mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng, thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, lang thang cơ nhỡ giai đoạn 2018-2021” do tỉnh Hòa Bình ban hành

Số hiệu 31/KH-UBND
Ngày ban hành 14/03/2018
Ngày có hiệu lực 14/03/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hòa Bình
Người ký Nguyễn Văn Quang
Lĩnh vực Vi phạm hành chính,Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÒA BÌNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 31/KH-UBND

Hòa Bình, ngày 14 tháng 03m 2018 

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “TĂNG CƯỜNG PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI ĐANG CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ; NGƯỜI BỊ ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP TƯ PHÁP HOẶC CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH, NGƯỜI MỚI RA TÙ TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG, THANH THIẾU NIÊN VI PHẠM PHÁP LUẬT, LANG THANG CƠ NHỠ GIAI ĐOẠN 2018 - 2021”

Thực hiện Quyết định số 2045/QĐ-TTg, ngày 19/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho người đang chp hành hình phạt tù; người bị áp dụng các biện pháp tư pháp hoặc các biện pháp xử lý hành chính, người mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng, thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, lang thang cơ nhỡ giai đoạn 2018 - 2021”.

Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện như sau:

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU, PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG

1. Mục tiêu

1.1. Mục tiêu chung

Tạo chuyển biến mạnh mẽ, tích cực trong nhận thức và ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật cho các đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật; đưa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đi vào chiều sâu, có trọng tâm, trọng điểm, thiết thực, hiệu quả, tránh hình thức, góp phần phòng ngừa tội phạm, tái phạm tội và các hành vi vi phạm khác do thiếu hiểu biết về pháp luật, hỗ trợ các đối tượng thuộc phạm vi của Đề án tái hòa nhập cộng đồng một cách hiệu quả; đồng thời đảm bảo quyền được học tập, tìm hiểu pháp luật, được phổ biến các quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ của công dân, pháp luật hình sự, thi hành án hình sự, xử lý vi phạm hành chính...

1.2. Mục tiêu cụ thể

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nhằm trang bị những kiến thức pháp luật cần thiết cho các đối tượng của Đề án.

+ Đảm bảo 100% đối tượng là người đang chấp hành hình phạt tù, người bị tạm giữ, tạm giam, người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, lang thang cơ nhỡ đã được đưa vào cơ sở trợ giúp xã hội thường xuyên được phổ biến và nắm được các quy định pháp luật cơ bản liên quan đến quyền, nghĩa vụ của công dân nói chung, của đối tượng nói riêng, các hành vi bị nghiêm cấm, tác hại, trách nhiệm pháp lý khi vi phạm pháp luật và các quy định khác liên quan đến từng cá nhân đối tượng.

+ Phấn đấu từ 90% trở lên đối tượng là người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, người đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, quản chế, người bị phạt tù được hưởng án treo, người được hoãn chấp hành án phạt tù, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện, người được đặc xá, người mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng được phổ biến, giáo dục pháp luật chuyên biệt theo quy định của pháp luật.

+ Đảm bảo 100% trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở cai nghiện, cơ sở trợ giúp xã hội lồng ghép nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật vào chương trình học pháp luật, giáo dục công dân, chương trình học văn hóa, học nghề, giáo dục tái hòa nhập cộng đồng cho các đối tượng của Đề án.

+ Xây dựng và nhân rộng những mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật hiệu quả, phù hợp với từng nhóm đối tượng.

- Nâng cao năng lực, trách nhiệm của chthể làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng của Đề án.

+ Phấn đấu 80% chủ thể và cá nhân thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi của Đề án được cung cấp, cập nhật thông tin, tài liệu; tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng có liên quan để thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo chức năng, nhiệm vụ.

+ Đảm bảo 90% cơ quan, tổ chức, đoàn thể, địa phương, cộng đồng dân cư được giao quản lý, giúp đỡ người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, người đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, quản chế, người bị phạt tù được hưởng án treo, người được hoãn chấp hành án phạt tù, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện, người được đặc xá, người mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng thường xuyên, tích cực, chủ động phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng này, giúp các đối tượng tự tin, thuận lợi trong hòa nhập cộng đồng, tránh tái phạm và vi phạm pháp luật.

- Tạo điều kiện thuận lợi đảm bảo cho hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi Đề án đạt hiệu quả tốt.

+ Đảm bảo các mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng của Đề án được duy trì và đi vào nề nếp.

+ Nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân về chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tái hòa nhập cộng đồng, góp phần xóa bỏ thái đkỳ th, định kiến phân biệt đối xử với đối tượng của Đề án.

+ Thu hút sự tham gia tích cực của các tổ chức tư vấn pháp luật, tổ chức cung cấp dịch vụ pháp lý thực hiện tư vn, hướng dẫn, cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật miễn phí cho các đối tượng của Đề án theo quy định của pháp luật; các doanh nghiệp tham gia hoạt động dạy nghề, tuyển dụng lao động đối với các đối tượng của Đề án.

+ Phát huy vai trò của các đoàn thể, nhà trường, gia đình trong phổ biến, giáo dục pháp luật.

+ Huy động các nguồn kinh phí hỗ trợ tự nguyện, theo quy định của pháp luật từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để triển khai thực hiện Đề án.

+ Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện Đề án.

2. Yêu cầu

Quá trình tổ chức thực hiện bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Đề án; đảm bảo thiết thực, có sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa các ngành, các cấp có liên quan và sự tham gia tích cực của các cơ quan, tổ chức, đoàn thể, địa phương, cng đng dân cư để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đối với các đối tượng của Đề án.

3. Phạm vi

Đề án được triển khai thực hiện từ năm 2018 đến năm 2021 tại trại tạm giam Công an tnh; nhà tạm giữ Công an các huyện, thành phố; các cơ sở cai nghiện bắt buộc; cơ sở trợ giúp xã hội; các xã, phường, thị trấn trong tỉnh.

[...]