Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 31/KH-UBND về kiểm tra hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính năm 2018 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

Số hiệu 31/KH-UBND
Ngày ban hành 05/03/2018
Ngày có hiệu lực 05/03/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Ngãi
Người ký Phạm Trường Thọ
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 31/KH-UBND

Quảng Ngãi, ngày 05 tháng 03 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

KIỂM TRA HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NĂM 2018 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI

Thực hiện quy định của Chính phủ tại Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 về kiểm soát thủ tục hành chính, Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính, Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị đnh liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính, Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính và Quyết định số 401/QĐ-UBND ngày 16/12/2015 của UBND tỉnh ban hành Quy định kiểm tra hoạt động tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Kế hoạch kiểm tra hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính năm 2018 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

a) Nắm bắt tình hình triển khai hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính (TTHC), cải cách TTHC tại các đơn vị, địa phương để kịp thời hướng dẫn thực hiện có hiệu quả công tác này.

b) Kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những hạn chế, sai sót trong hoạt động tiếp nhận, giải quyết TTHC và báo cáo các cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, có biện pháp xử lý đối với những trường hợp gây phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực trong tiếp nhận, giải quyết TTHC.

2. Yêu cầu:

a) Công tác kiểm tra phải được tiến hành nghiêm túc, đảm bảo các nội dung, nguyên tắc kiểm tra theo đúng Khoản 11 Điều 1 Nghị định 48/2013/NĐ-CP của Chính phủ, Điều 3 Quyết định số 401/QĐ-UBND của UBND tỉnh.

b) Công tác kiểm tra phải đảm bảo khách quan, công khai, minh bạch, không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan, đơn vị được kiểm tra.

II. PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ CÁCH THỨC KIỂM TRA

1. Phạm vi kiểm tra:

a) Kiểm tra định kỳ: Kiểm tra hoạt động kiểm soát TTHC tại một số sở, ban, ngành, UBND cấp huyện và UBND cấp xã trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi diễn ra trong thời gian từ năm 2017 đến thời điểm kiểm tra.

b) Kiểm tra đột xuất: Kiểm tra đột xuất thực tế hoạt động tiếp nhận, giải quyết TTHC trên một hoặc nhiều lĩnh vực đã và đang diễn ra tại thời điểm tổ chức kiểm tra đối với cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh theo các nội dung được quy định tại Điều 8 của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 401/QĐ-UBND ngày 16/12/2015 của UBND tỉnh (trừ các cơ quan ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh).

2. Nội dung kiểm tra:

Kiểm tra hoạt động kiểm soát TTHC được tiến hành tập trung vào các nội dung sau:

a) Kiểm tra công tác chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện hoạt động kiểm soát TTHC, gắn với việc kiểm tra thực hiện Quyết định số 1456/QĐ-UBND ngày 26/8/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 10/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong công tác cải cách TTHC trên địa bàn tỉnh.

b) Kiểm tra việc thực hiện công bố, công khai TTHC.

c) Kiểm tra việc giải quyết TTHC và việc tuân thủ quy định về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan, đơn vị.

d) Kiểm tra việc rà soát, đánh giá TTHC.

đ) Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính.

e) Kiểm tra công tác truyền thông về hoạt động kiểm soát TTHC và việc thực hiện chế độ thông tin, báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát TTHC.

3. Cách thức kiểm tra:

Căn cứ vào tình hình của đơn vị, địa phương được kiểm tra, Văn phòng UBND tỉnh quyết định việc kiểm tra theo hai hình thức sau:

- Kiểm tra trực tiếp (thành lập đoàn để kiểm tra): Thông qua việc trao đổi, nghe báo cáo và tiếp cận hồ sơ, ssách có liên quan đến hoạt động kiểm soát TTHC tại cơ quan, đơn vị được kiểm tra.

- Kiểm tra gián tiếp (yêu cầu đơn vị được kiểm tra báo cáo): Thông qua việc nghiên cứu báo cáo, văn bản, tài liệu của cơ quan, đơn vị được kiểm tra.

III. THÀNH PHẦN ĐOÀN KIỂM TRA, HÌNH THỨC KIỂM TRA

1. Thành phần đoàn kiểm tra:

[...]