ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 3073/KH-UBND
|
Bình Thuận, ngày
16 tháng 9 năm 2022
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH BẢO TỒN
VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN GIAI ĐOẠN
2021-2030
Thực
hiện Quyết định số 801/QĐ-TTg ngày 07/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, Ủy
ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình bảo tồn và phát triển
làng nghề trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2030 như sau:
I. QUAN ĐIỂM
1.
Bảo tồn và phát triển làng nghề có vai trò quan trọng trong thúc đẩy chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, lao động nông thôn, tạo việc làm và nâng cao đời sống của người
dân; gắn với Chương trình xây dựng nông thôn mới và Chương trình mỗi xã một sản
phẩm (OCOP) để thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,
nông thôn.
2.
Bảo tồn các giá trị văn hóa làng nghề gắn với phát triển kinh tế du lịch để giữ
gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc, vùng, miền, địa phương
khác nhau, tạo nên thương hiệu của địa phương thông qua các sản phẩm của làng
nghề.
3.
Phát triển làng nghề gắn với thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, đẩy mạnh
xuất khẩu, phù hợp với chiến lược và định hướng phát triển kinh tế - xã hội bền
vững, tăng trưởng xanh, phát triển mô hình sản xuất tuần hoàn khép kín tiết kiệm
nguyên liệu, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu; ứng dụng công
nghệ số trong quản lý, quảng bá, xúc tiến thương mại sản phẩm của làng nghề.
4.
Huy động mọi nguồn lực của thành phần kinh tế để bảo tồn và phát triển làng nghề.
Phát triển hài hòa các cơ sở ngành nghề quy mô vừa và nhỏ, đa dạng hóa các hình
thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong các làng nghề, kết hợp công nghệ hiện đại
với công nghệ truyền thống để phát huy hiệu quả sản xuất, kinh doanh.
II. MỤC TIÊU
1.
Mục tiêu chung
Bảo
tồn và phát triển nghề, làng nghề nhằm giữ gìn và phát huy các giá trị, bản sắc
văn hóa truyền thống dân tộc, sử dụng triệt để nguồn lao động tại chỗ, đồng thời tận dụng
được nguồn nguyên vật liệu sẵn có của địa phương để phục vụ sản xuất tạo ra sản
phẩm có giá trị, có khả năng cạnh tranh trên thị trường góp phần thúc đẩy phát
triển kinh tế - xã hội nông thôn bền vững tại địa phương.
2.
Mục tiêu cụ thể
-
Phấn đấu khôi phục, bảo tồn được từ 1-2 nghề truyền thống và từ 1-2 làng nghề
truyền thống có nguy cơ mai một, thất truyền.
-
Phấn đấu công nhận mới từ 2-3 nghề và từ 1-2 làng nghề truyền thống; phát triển
từ 2-3 làng nghề gắn với du lịch.
-
Trên 80% làng nghề, làng nghề truyền thống hoạt động có hiệu quả;
-
100% người lao động trong làng nghề được đào tạo, đào tạo lại, đào tạo nâng cao
kỹ năng nghề, kỹ năng vệ sinh an toàn lao động và kiến thức công nghệ thông tin
cơ bản.
-
50% làng nghề, làng nghề truyền thống có sản phẩm được phân hạng theo Chương
trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
-
50% số làng nghề có sản phẩm được bảo hộ sở hữu thương hiệu.
- Tốc
độ tăng giá trị sản xuất bình quân các làng nghề đạt khoảng 10%/năm;
-
Thu nhập bình quân của lao động tăng ít nhất 1,5 lần so với năm 2020.
-
100% cơ sở, hộ gia đình sản xuất trong làng nghề đáp ứng các quy định về bảo vệ
môi trường.
III. NHIỆM VỤ CỦA CHƯƠNG TRÌNH
1. Phát huy vai trò của nghệ nhân, thợ giỏi
-
Phát triển đội ngũ nghệ nhân, thợ giỏi, tạo nòng cốt thúc đẩy công tác đào tạo,
truyền nghề, thực hành nghề thủ công truyền thống, lan tỏa các giá trị của di sản
văn hóa nghề truyền thống trong cộng đồng, đặc biệt đối với thế hệ trẻ; bảo tồn,
phát triển kỹ năng nghề truyền thống, sáng tạo thêm nhiều sản phẩm, tác phẩm mới
có giá trị.
-
Sưu tầm, lưu giữ và tổ chức trưng bày các tác phẩm tiêu biểu, đặc sắc của các
nghệ nhân, thợ giỏi, nghệ nhân tiêu biểu của địa phương.
- Tổ
chức phong tặng, tôn vinh các danh hiệu thợ giỏi, nghệ nhân, nghệ nhân ưu tú,
nghệ nhân nhân dân, bảng vàng gia tộc nghề truyền thống Việt Nam và các sản phẩm
làng nghề tiêu biểu.
2. Bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, làng nghề
truyền thống
-
Rà soát, xây dựng kế hoạch để khôi phục, bảo tồn đối với nghề truyền thống,
làng nghề truyền thống đang có nguy cơ mai một, thất truyền;
- Hỗ
trợ các nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận và đang hoạt động hiệu
quả để phát triển và nhân rộng.
3. Phát triển làng nghề gắn với du lịch và xây dựng nông
thôn mới
-
Xây dựng các tuyến, điểm du lịch gắn với làng nghề trong vùng và ở tỉnh; phục hồi,
tôn tạo các di tích liên quan đến giá trị văn hóa nghề, làng nghề truyền thống;
tổ chức các tuyến du lịch làng nghề kết hợp với du lịch sinh thái, du lịch nông
nghiệp...Tập trung quảng bá về các làng nghề, sản phẩm làng nghề, cơ sở sản xuất
có tên tuổi của làng nghề trong các tuyến du lịch;
- Tổ
chức liên kết chuỗi giá trị, phát triển làng nghề gắn với du lịch, góp phần
phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới.
4. Phát triển các làng nghề mới đảm bảo các giá trị văn
hóa truyền thống, thân thiện với môi trường và phát triển bền vững
- Đối
với các làng đã có nghề: Khôi phục, bảo tồn, lưu giữ nét văn hóa truyền thống
trong sản phẩm; đồng thời, thiết kế những sản phẩm mới phù hợp với thị trường,
nâng cao năng lực sản xuất, tiêu thụ sản phẩm gắn với cảnh quan và bảo vệ môi
trường làng nghề.
- Đối
với các làng chưa có nghề: Thúc đẩy phát triển ngành nghề sản xuất, kinh doanh
các sản phẩm theo nhu cầu của thị trường, phù hợp với điều kiện thực tế của địa
phương thông qua các hình thức học tập kinh nghiệm, phổ biến, nhân rộng từ các
mô hình, làng nghề, làng nghề truyền thống đang hoạt động có hiệu quả.
IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1.
Rà soát, sắp xếp lại các làng nghề, làng
nghề truyền thống phù hợp với các quy hoạch các cấp theo quy định của pháp luật
về quy hoạch, đất đai, xây dựng và các quy định của pháp luật liên quan, đảm bảo
đủ mặt bằng phục vụ sản xuất, bảo vệ cảnh quan, không gian và môi trường làng
nghề gắn với xây dựng nông thôn mới.
2.
Xây dựng tiêu chí và tổ chức đánh giá, xếp
loại hoạt động làng nghề gắn với các mục tiêu phát triển bền vững; xây dựng và
số hóa hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý, bảo tồn và phát triển
nghề, làng nghề trên địa bàn tỉnh.
3.
Khôi phục, bảo tồn các nghề truyền thống,
làng nghề truyền thống có nguy cơ mai một, thất truyền.
4.
Hỗ trợ phát triển các làng nghề, làng
nghề truyền thống đang hoạt động có hiệu quả và làng nghề mới:
- Tập
trung phát triển các làng nghề sản xuất những sản phẩm có giá trị kinh tế, hàm
lượng văn hóa cao, có tiềm năng xuất khẩu lớn (chế biến nông lâm thủy sản, mây
tre đan, gốm sứ...).
- Hỗ
trợ phát triển làng nghề mới; phổ biến, nhân rộng nghề truyền thống cùng với
các làng nghề mới; đẩy mạnh hỗ trợ sáng tạo phát triển sản phẩm, hình thành các
cơ sở sản xuất mới tại địa phương.
-
Xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện điều kiện sản xuất và bảo vệ môi trường làng
nghề:
+ Cải
tạo, nâng cấp và hoàn thiện cơ sở hạ tầng, tôn tạo cảnh quan không gian làng
nghề phục vụ sản xuất gắn với phát triển du lịch.
+
Xây dựng và tổ chức thực hiện phương án bảo vệ môi trường, có tổ chức tự quản về
bảo vệ môi trường tại các cơ sở, hộ gia đình sản xuất trong làng nghề thực hiện
đúng các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
+
Khuyến khích, hỗ trợ các cơ sở sản xuất trong làng nghề tái sử dụng phụ phẩm
nông lâm nghiệp để làm nguyên liệu sản xuất, tái sử dụng và xử lý chất thải phù
hợp với điều kiện làng nghề, giảm thiểu ô nhiễm, thân thiện môi trường.
+
Di dời cơ sở, hộ gia đình sản xuất ra khỏi làng nghề và chuyển đổi ngành, nghề
không khuyến khích phát triển tại làng nghề theo quy định. Xử lý ô nhiễm môi
trường tại các khu vực đã bị ô nhiễm sau khi di dời hoặc chấm dứt hoạt động.
-
Làng nghề, làng nghề truyền thống được hưởng các chính sách hỗ trợ, khuyến
khích phát triển theo quy định tại Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 4
năm 2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn và các chính sách hỗ
trợ khác theo quy định của pháp luật hiện hành.
5.
Phát triển vùng nguyên liệu phục vụ làng
nghề
-
Phát triển các vùng nguyên liệu tập trung, ổn định, trong đó ưu tiên cho các sản
phẩm chủ lực của địa phương có điều kiện phù hợp.
-
Khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, cá nhân đầu tư nhằm phát triển
vùng nguyên liệu có bền vững, đáp ứng tiêu chuẩn theo quy định.
-
Phát triển các trung tâm đầu mối về nguyên liệu, phụ liệu nhằm kịp thời cung ứng
cho các cơ sở sản xuất trong các làng nghề.
6.
Xây dựng các trung tâm bảo tồn và phát
triển các giá trị của nghề, làng nghề
-
Khuyến khích, hỗ trợ phục hồi, tôn tạo các di tích, xây dựng các bảo tàng làng
nghề, khu trình diễn, không gian trưng bày, giới thiệu quảng bá sản phẩm của nghề và làng
nghề gắn với thiết kế mẫu mã, đào tạo, các hoạt động thương mại sản phẩm làng
nghề.
-
Ưu tiên xây dựng các trung tâm bảo tồn và phát triển các giá trị của nghề, làng
nghề theo hình thức xã hội hóa, phù hợp với quy hoạch được cấp có thẩm quyền
phê duyệt và các quy định của pháp luật liên quan.
7.
Đào tạo nâng cao năng lực nghệ nhân, thợ
giỏi và nguồn nhân lực phục vụ phát triển làng nghề
-
Các nghệ nhân, người lao động tại làng nghề được hỗ trợ đào tạo, nâng cao năng
lực theo quy định hiện hành.
- Tập
trung hỗ trợ, tạo điều kiện cho các nghệ nhân, thợ giỏi tham gia các khóa đào tạo
nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng dạy học, thiết kế mẫu mã sản phẩm theo xu hướng thị
trường; khuyến khích, hỗ trợ nghệ nhân, thợ giỏi tham gia đào tạo, truyền nghề
cho người lao động.
- Hỗ
trợ đào tạo cho người lao động tại làng nghề nâng cao trình độ kỹ năng nghề, vệ
sinh an toàn lao động, kiến thức công nghệ thông tin cơ bản; hỗ trợ, đào tạo
người sử dụng lao động tại làng nghề nâng cao kỹ năng quản lý, chuyển đổi số,
kiến thức kinh doanh.
-
Phát triển mô hình liên kết giữa các hiệp hội chuyên ngành, doanh nghiệp và các
cơ sở đào tạo nghề để thực hiện công tác đào tạo nguồn nhân lực;
8.
Chuyển giao khoa học công nghệ, ứng dụng
công nghệ số vào sản xuất, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế
-
Tăng cường nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng công nghệ và vật liệu mới vào sản
xuất, ưu tiên công nghệ thân thiện với môi trường và sử dụng nguồn năng lượng
tái tạo. Kết hợp công nghệ mới với kỹ thuật, công nghệ truyền thống để nâng cao
hiệu quả sản xuất nhưng không ảnh hưởng đến giá trị nghệ thuật, thẩm mỹ và giá
trị truyền thống của sản phẩm.
-
Khuyến khích các tổ chức, đơn vị nghiên cứu khoa học, cá nhân tham gia các
chương trình, đề tài khoa học, dự án khôi phục kỹ thuật nghề truyền thống, chuyển
giao tiến bộ khoa học công nghệ kết hợp với sử dụng kỹ thuật, công nghệ truyền
thống, nghiên cứu, thử nghiệm sản phẩm mới của làng nghề.
-
Khuyến khích sự liên kết giữa các trường đại học, cao đẳng chuyên ngành thiết kế,
các chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực sáng tạo với các làng nghề, cơ sở sản
xuất để thiết kế, cải tiến mẫu mã sản phẩm, phát triển sản phẩm mới đáp ứng nhu
cầu thị trường.
- Ứng
dụng công nghệ số, chuyển đổi số để nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, xúc
tiến thương mại và phát triển du lịch làng nghề.
- Hỗ
trợ các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp cải thiện điều kiện sản xuất, áp dụng hệ
thống quản lý chất lượng tiên tiến đáp ứng các tiêu chuẩn đối với các sản phẩm
xuất khẩu chủ lực của địa phương.
9.
Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xây dựng
thương hiệu
- Đẩy
mạnh hoạt động xúc tiến thương mại trong nước và quốc tế, xây dựng và phát triển
thương hiệu cho các sản phẩm làng nghề theo các chương trình, kế hoạch xúc tiến
thương mại, Chương trình OCOP; hỗ trợ các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp tại làng
nghề xây dựng trang thông tin điện tử giới thiệu, quảng bá sản phẩm, bán hàng
trực tuyến.
-
Xây dựng các điểm trưng bày, giới thiệu sản phẩm tại các chợ, cửa hàng, trung
tâm thương mại, các trạm nghỉ ven đường quốc lộ, điểm du lịch để quảng bá, giới
thiệu và tiêu thụ sản phẩm.
- Hỗ
trợ các cơ sở sản xuất, hợp tác xã, doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, hệ thống
truy xuất nguồn gốc, chỉ dẫn địa lý, bộ nhận diện thương hiệu cho các sản phẩm;
hướng dẫn, hỗ trợ các chủ thể sản xuất tại các làng nghề lập hồ sơ tham gia
đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP.
- Hỗ
trợ phát triển thương hiệu các sản phẩm làng nghề của đồng bào dân tộc thiểu số
của địa phương ra thị trường.
10.
Xây dựng chuỗi liên kết giá trị làng nghề
- Tổ
chức lại sản xuất làng nghề theo hướng hình thành các chuỗi liên kết giá trị từ
vùng nguyên liệu, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Phát triển kinh tế tập thể,
thu hút các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác tham gia chuỗi giá trị để cung
cấp các dịch vụ cho các cơ sở sản xuất, đáp ứng yêu cầu truy xuất nguồn gốc, quản
lý chất lượng hiệu quả, nâng cao giá trị sản phẩm.
-
Thiết kế, xây dựng các tuyến, điểm và tổ chức hoạt động du lịch, thăm quan,
giáo dục, trải nghiệm nghề và làng nghề truyền thống, liên kết chặt chẽ với các
chương trình du lịch nông nghiệp, nông thôn, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của
làng nghề và các sản phẩm của địa phương.
- Hỗ
trợ xây dựng và nhân rộng các mô hình thí điểm liên kết theo chuỗi giá trị: Mô
hình bảo tồn và phát triển làng nghề tiêu biểu gắn với vùng nguyên liệu có chứng
nhận; bảo tồn và phát triển làng nghề gắn với du lịch; bảo tồn và phát triển
nghề truyền thống gắn với xây dựng thương hiệu; ứng dụng khoa học công nghệ mới
vào sản xuất và xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề.
11.
Nâng cao chất lượng của các hiệp hội
ngành hàng
- Hỗ
trợ thành lập các hiệp hội chuyên ngành của các nhóm ngành nghề nông thôn phù hợp
với quy định của pháp luật. Hỗ trợ các hiệp hội chuyên ngành xây dựng vùng
nguyên liệu, đào tạo lao động, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ sản xuất,
phát triển sản phẩm, xúc tiến thương mại trong và ngoài tỉnh.
-
Các hiệp hội ngành hàng đẩy mạnh nghiên cứu, phổ biến thông tin về thị trường,
các tiêu chuẩn, quy chuẩn về kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm, mẫu mã sản phẩm,
thị hiếu của người tiêu dùng để các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp nắm bắt cơ hội,
định hướng sản xuất phù hợp, nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh tiêu thụ sản
phẩm.
-
Chủ động xác định nhu cầu và thực hiện công tác đào tạo nghề, phát triển nguồn
nhân lực cho các làng nghề.
12.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền
-
Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền,
các tổ chức, cá nhân và xã hội về vai trò và tầm quan trọng của việc bảo tồn và
phát triển nghề, làng nghề trong phát triển kinh tế - xã hội và giữ gìn bản sắc
văn hóa dân tộc.
- Đẩy
mạnh truyền thông, khuyến khích liên kết, thu hút các tổ chức, đơn vị, doanh
nghiệp trong và ngoài tỉnh đầu tư cho các hoạt động bảo tồn và phát triển làng
nghề; khuyến khích người dân sử dụng, trưng bày các sản phẩm của làng nghề tại
địa phương.
-
Xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động nhằm tôn vinh nghệ nhân, thợ giỏi của
làng nghề; tổ chức các lễ hội làng nghề, hội thi các sản phẩm thủ công, sản phẩm
làng nghề.
13.
Rà soát, hoàn thiện chính sách bảo tồn
và phát triển làng nghề
-
Rà soát cơ chế, chính sách về đất đai, thu hút đầu tư, hỗ trợ xử lý ô nhiễm môi
trường, đào tạo nghề cho lao động nông thôn và các chính sách liên quan để sửa
đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách hỗ trợ bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề.
-
Nghiên cứu, hoàn thiện quy định phong tặng, tôn vinh danh hiệu nghệ nhân, thợ
giỏi; chính sách hỗ trợ nghệ nhân, thợ giỏi phát triển nghề nghiệp và tham gia
đào tạo, truyền nghề.
14.
Các dự án ưu tiên để thực hiện Chương
trình tại Phụ lục kèm theo kế hoạch này.
V. KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1.
Nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước
(Trung ương và địa phương) theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Đầu
tư công và quy định của pháp luật liên quan; kinh phí từ các chương trình mục
tiêu quốc gia, lồng ghép từ các chương trình, đề án, kế hoạch, dự án liên quan;
các nguồn vốn tài trợ, viện trợ, nguồn vốn hợp pháp khác từ các doanh nghiệp,
tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
2.
Việc quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện
Chương trình theo đúng quy định của pháp luật.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
-
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị
xã, thành phố xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện Chương trình; tổ
chức các hoạt động tuyên truyền, tập huấn và hướng dẫn thực hiện các nội dung của
Chương trình.
-
Chủ trì xây dựng tiêu chí đánh giá, xếp loại hoạt động làng nghề gắn với các mục
tiêu phát triển bền vững; xây dựng và số hóa hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ
công tác quản lý bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề tại địa phương.
-
Phối hợp với các địa phương rà soát, xây dựng vùng nguyên liệu tập trung để ổn
định phát triển làng nghề và ngành nghề nông thôn.
-
Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng nội dung, chương trình,
kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với phát triển làng nghề.
- Hỗ
trợ thành lập và nâng cao chất lượng hoạt động các hiệp hội chuyên ngành của
ngành nghề nông thôn và phối hợp với các địa phương xây dựng các trung tâm bảo
tồn và phát triển các giá trị của nghề, làng nghề.
- Tổ
chức các hội chợ làng nghề, hội thi các sản phẩm thủ công mỹ nghệ thường niên để
quảng bá, xúc tiến thương mại và tôn vinh các nghệ nhân, thợ giỏi.
-
Rà soát các nội dung, chính sách hỗ trợ bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề;
đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách để kịp thời tháo gỡ khó
khăn, vướng mắc của các địa phương nhằm tổ chức quản lý và thực hiện có hiệu quả
Chương trình.
- Tổ
chức kiểm tra, giám sát, đánh giá sơ kết, tổng kết để có cơ sở tham mưu, báo
cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện Chương trình.
2.
Sở Công Thương
-
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát, hoàn thiện
cơ chế chính sách, để có cơ sở phong tặng nghệ nhân, thợ giỏi trong lĩnh vực
nghề thủ công mỹ nghệ.
-
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá nhu cầu,
thị hiếu tiêu dùng và định hướng xuất khẩu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ sang
các thị trường tiềm năng.
-
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp liên quan nghiên cứu
xây dựng và triển khai hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng và phát triển
thương hiệu cho các sản phẩm thủ công mỹ nghệ chủ lực, sản phẩm làng nghề có tiềm
năng xuất khẩu, hướng dẫn các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm đáp ứng các tiêu
chuẩn của thị trường.
-
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và địa phương đôn đốc đẩy nhanh tiến độ đầu
tư hạ tầng các cụm công nghiệp đã được phê duyệt để tạo mặt bằng di dời các cơ
sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu dân cư, làng nghề; triển khai
các nhiệm vụ khuyến công để thúc đẩy phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề.
3.
Sở Khoa học và Công nghệ
-
Thông báo tổ chức, cá nhân đề xuất các nhiệm vụ khoa học và công nghệ nhằm bảo
tồn và phát triển nghề, làng nghề trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2030.
-
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương hướng
dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đăng ký bảo hộ, quản lý và phát triển
tài sản trí tuệ, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến trong sản xuất,
hệ thống truy xuất nguồn gốc, hệ thống mã số, mã vạch, chỉ dẫn địa lý cho các sản
phẩm, hàng hóa chủ lực, đặc thù của tỉnh.
4.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
-
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan rà soát, nghiên cứu bổ sung, hoàn
thiện cơ chế, chính sách đãi ngộ đối với nghệ nhân, người có công bảo tồn, gìn
giữ và phát huy giá trị di sản văn hóa nghề truyền thống.
-
Triển khai các nhiệm vụ, giải pháp liên kết với các doanh nghiệp kinh doanh dịch
vụ lữ hành, du lịch xây dựng các tuyến, điểm, phát triển các sản phẩm du lịch,
xúc tiến du lịch gắn với các làng nghề.
5.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
-
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính
sách, hướng dẫn về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, hỗ trợ nghệ nhân, thợ
giỏi tham gia đào tạo, truyền nghề.
-
Nghiên cứu hỗ trợ, tổ chức cho các lao động nghề thủ công tham gia các cuộc thi
tay nghề thủ công mỹ nghệ khu vực trong và ngoài tỉnh.
6.
Sở Tài nguyên và Môi trường
-
Rà soát, nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các chính sách về đất
đai, xử lý môi trường; nghiên cứu, ứng dụng và phổ biến công nghệ xử lý môi trường
phù hợp để hỗ trợ các làng nghề phát triển bền vững.
-
Rà soát, đánh giá và cập nhật danh sách các làng nghề ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng cần xử lý dứt điểm; hướng dẫn biện pháp xử lý chất thải, nước thải, bảo vệ
môi trường đối với các làng nghề bảo tồn để phát triển tại chỗ, xử lý các khu vực
đã bị ô nhiễm sau khi di dời hoặc chấm dứt hoạt động.
-
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, hướng dẫn việc thực hiện các quy định của
pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề.
7.
Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư
Trên
cơ sở đề nghị của các sở, ngành có liên quan, Sở Tài chính, sở Kế hoạch và Đầu tư
tổng hợp, tham mưu trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí từ ngân sách nhà nước
để thực hiện Chương trình theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Đầu
tư công và quy định của pháp luật liên quan.
8.
Các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, nghề nghiệp
Các
tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, nghề nghiệp căn cứ chức năng, nhiệm
vụ và điều lệ hoạt động chủ động, tích cực phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, các địa phương và các cơ quan liên quan tuyên truyền, vận động
người dân, doanh nghiệp và hội viên tham gia thực hiện bảo tồn và phát triển
làng nghề. Tổ chức thực hiện các hoạt động cụ thể phù hợp với nội dung, nhiệm vụ
Chương trình; tham gia giám sát việc thực hiện Chương trình theo quy định của
pháp luật.
9.
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
-
Chủ động xây dựng kế hoạch bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề tại địa
phương. Hướng dẫn, hỗ trợ các chủ thể sản xuất ngành nghề, làng nghề tiếp cận
cơ chế chính sách góp phần thúc đẩy phát triển nghề, làng nghề, làng nghề truyền
thống tại địa phương. Đồng thời kết hợp lồng ghép nguồn vốn của các chương
trình, dự án và nguồn vốn hợp pháp khác trên địa bàn để triển khai thực hiện
Chương trình.
-
Rà soát phân loại nghề, làng nghề để phát triển các nghề, làng nghề có nguy cơ
mai một; phục hồi, tôn tạo các di tích, xây dựng môi trường du lịch văn hóa
làng nghề; hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển các làng nghề và thực hiện
nghiêm các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề.
- Tổ
chức lại sản xuất, xây dựng vùng nguyên liệu tập trung, xây dựng chuỗi liên kết
giá trị làng nghề, phát triển nguồn nhân lực, ứng dụng khoa học, công nghệ mới,
đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng và phát triển thương hiệu các
sản phẩm làng nghề của địa phương. Đẩy mạnh việc đưa các sản phẩm OCOP tiêu
biểu của các làng nghề tham gia các sự kiện, hoạt động quảng bá, xúc tiến
thương mại trong và ngoài tỉnh.
- Tổ
chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình trên địa bàn và báo cáo định
kỳ hàng năm kết quả thực hiện Chương trình.
-
Tuyên truyền, phổ biến đến các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển sản xuất,
kinh doanh dịch vụ nghề, làng nghề chấp hành các quy định của pháp luật liên
quan đến sản xuất kinh doanh và bảo vệ môi trường.
Yêu cầu
Thủ trưởng các Sở, ban, ngành có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện,
thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc Kế hoạch này. Trong
quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc phản ánh kịp thời cho Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem
xét, quyết định./.
Nơi nhận:
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ngành tại mục VI Kế hoạch;
- Các tổ chức chính trị - XH, tổ chức XH, nghề nghiệp (Sở Nông nghiệp và PTNT
gửi);
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Lưu: VT, KT, Vân.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Phong
|
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐỂ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
(Kèm theo Kế hoạch số: 3073/KH-UBND ngày 16 tháng 9 năm 2022 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Bình Thuận)
STT
|
Tên dự án
|
Cơ quan thực hiện
|
Thời gian thực hiện
|
Nguồn kinh phí dự kiến
|
Cơ quan chủ trì
|
Cơ quan phối hợp
|
|
|
1
|
Các dự án xây dựng các trung
tâm bảo tồn và phát triển các giá trị của nghề, làng nghề: Trung tâm bảo tồn và
phát triển nghề gốm gọ và giao lưu văn hóa làng nghề tại địa phương; trung
tâm bảo tồn và phát triển nghề thủ công truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu
số trên địa bàn tỉnh; khu trưng bày, bảo tồn làng nghề gắn với du lịch
|
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
|
Các sở, ban, ngành liên quan
|
2022-2030
|
Ngân sách nhà nước, nguồn vốn hợp pháp khác
|
2
|
Xây dựng và số hóa hệ thống
cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý, bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề
trên địa bàn tỉnh
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Các sở, ban, ngành liên quan và các huyện, thị xã, thành phố
|
2022-2025
|
Ngân sách nhà nước, nguồn vốn hợp pháp khác
|
3
|
Các dự án phát triển vùng
nguyên liệu tập trung cung cấp cho các làng nghề
|
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
|
Các sở, ban, ngành liên quan
|
2022-2030
|
Ngân sách nhà nước, nguồn vốn hợp pháp khác
|
4
|
Các dự án xây dựng mô hình
làng nghề tiêu biểu gắn với vùng nguyên liệu có chứng nhận
|
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
|
Các sở, ban, ngành liên quan
|
2022-2030
|
Ngân sách nhà nước, nguồn vốn hợp pháp khác
|
5
|
Các dự án xây dựng mô hình bảo
tồn và phát triển làng nghề gắn với du lịch
|
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
|
Các sở, ban, ngành liên quan
|
2022-2030
|
Ngân sách nhà nước, nguồn vốn hợp pháp khác
|
6
|
Các dự án xây dựng mô hình ứng
dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề
|
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
|
Các sở, ban, ngành liên quan
|
2022-2030
|
Ngân sách nhà nước, nguồn vốn hợp pháp khác
|
7
|
Các dự án xây dựng mô hình bảo
tồn và phát triển các nghề thủ công truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số
gắn với du lịch
|
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
|
Các sở, ban, ngành liên quan
|
2022-2030
|
Ngân sách nhà nước, nguồn vốn hợp pháp khác
|
8
|
Các dự án bảo tồn, phát triển
làng nghề khác phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương
|
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
|
Các sở, ban, ngành liên quan
|
2022-2030
|
Ngân sách nhà nước, nguồn vốn hợp pháp khác
|