Kế hoạch 3046/KH-UBND năm 2024 thực hiện Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

Số hiệu 3046/KH-UBND
Ngày ban hành 02/05/2024
Ngày có hiệu lực 02/05/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Nam
Người ký Trần Anh Tuấn
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3046/KH-UBND

Quảng Nam, ngày 02 tháng 05 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUY CHUẨN KỸ THUẬT ĐỊA PHƯƠNG VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SẠCH SỬ DỤNG CHO MỤC ĐÍCH SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM

I. TÌNH HÌNH CHUNG

Trong cuộc sống hàng ngày, việc quan tâm đến nước sạch để phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa, các bệnh về da là một vấn đề rất quan trọng. Nước sạch phải là nước trong, không màu, không mùi, không vị lạ, không gây khó chịu cho người sử dụng, không chứa các mầm bệnh, không chứa các chất độc hại. Nước sạch có nhiều nguồn cung cấp khác nhau như nước mưa, nước giếng khoan, nước giếng đào, nước máng lần và hệ thống cung cấp nước tập trung (Trạm cấp nước, Nhà máy nước). Mỗi gia đình cần có ít nhất một trong các nguồn nước sạch, nước được lấy từ bất cứ nguồn nào cho dù đã qua xử lý trước khi uống cũng phải đun sôi, tuyệt đối không uống nước lã.

Tuy nhiên, không phải ai cũng được tiếp cận và sử dụng nguồn nước sạch. Nguồn nước sạch mà người dân sử dụng phổ biến hiện nay là: Nước máy, nước uống đóng chai, nước đã qua xử lý bằng hệ thống lọc đã được công bố chất lượng. Đa số người dân đều nhận xét nguồn nước sạch hay ô nhiễm bằng cảm quan, mà không dựa trên cơ sở khoa học.

Nước sạch đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cơ thể người, vì nước chiếm đến 70 - 80% trọng lượng cơ thể. Nước có khả năng cung cấp nguồn chất khoáng, vận chuyển chất dinh dưỡng cần thiết cho các tế bào, nuôi dưỡng tế bào trong mọi hoạt động trong cơ thể. Nước sạch mà hàng ngày chúng ta thường sử dụng có chứa rất nhiều các chất khoáng có lợi cho sức khỏe. Nước sạch được coi là dung môi sống của các phản ứng hóa học trong cơ thể, tham gia quá trình chuyển hóa và các phản ứng trao đổi chất nhằm xây dựng và duy trì tế bào. Các tế bào có thể hoạt động và thực hiện các chức năng của mình là do được hòa tan trong dung môi. Nước có khả năng đào thải các độc tố, các chất cặn bã mà các cơ quan, tế bào không thể hấp thu và được đưa ra ngoài thông qua đường nước tiểu và phân. Nước còn có khả năng ổn định nhiệt độ cơ thể, phân phối hơi nóng của cơ thể. Nước làm cơ thể giải phóng nhiệt độ khi nhiệt độ môi trường cao hơn so với nhiệt độ cơ thể. Ngoài ra, nước còn có tác dụng bôi trơn nơi tiếp xúc với các đầu nối, bao hoạt dịch và màng bao, làm cho các khớp linh động. Nó còn có tác dụng giảm xóc cho mắt, tủy sống kể cả thai nhi trong nước ối.

Vì vậy, sử dụng nguồn nước sạch trong sinh hoạt, trong ngành sản xuất nông nghiệp, công nghiệp để đáp ứng nhu cầu cuộc sống của con người là yếu tố quyết định đến sức khỏe của mỗi người và cả cộng đồng. Khi sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm sẽ gây ra các bệnh về đường ruột như: Lỵ, tả, thương hàn...; các bệnh về mắt, da liễu, phụ khoa như: Nấm, lang ben, hắc lào, ghẻ, chàm, đau mắt đỏ, đau mắt hột, viêm kết mạc, viêm màng tiếp hợp, viêm âm đạo… Các bệnh này có thể lây bệnh sang người lành do nguyên nhân chính là thiếu nước và sử dụng chung nguồn nước bị ô nhiễm để sinh hoạt hàng ngày. Bên cạnh đó, sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm các kim loại nặng lâu ngày có thể gây ra các bệnh ung thư,…

Để kiểm soát chất lượng nước sạch, năm 2018, Bộ Y tế đã ban hành Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt QCVN 01-1:2018/BYT (theo Thông tư số 41/2018/TT-BYT ngày 14/12/2018), trong đó qui định 99 chỉ tiêu/thông số phải giám sát đối với chất lượng nước thành phẩm.

Để kiểm soát tốt chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Quảng Nam nhằm đảm bảo an toàn về vệ sinh và sức khỏe của người dân; mục tiêu xác định các thông số thử nghiệm, tần suất thử nghiệm và giới hạn tối đa cho phép các thông số thử nghiệm được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch và tránh gây lãng phí nguồn lực, giảm chi phí cho người sử dụng nước, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 37/2023/QĐ-UBND ngày 25/12/2023 về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Ký hiệu: QCĐP 01:2023/QNm. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/01/2024.

Theo thống kê năm 2023, tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 61%. Qua rà soát, có 66 đơn vị cấp nước có sử dụng công nghệ để sản xuất nước sạch cung cấp nước cho người dân (15 cơ sở có công suất thiết kế 1000 m3/ngày đêm trở lên, 51 cơ sở có công suất thiết kế dưới 1000m3/ngày đêm) cung cấp nước ăn uống, sinh hoạt trên địa bàn tỉnh đang hoạt động phân bố trên hầu hết huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. Trong những năm qua, công tác kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch trên địa bàn tỉnh thực hiện còn rất nhiều hạn chế do không có kinh phí thực hiện, chủ yếu thực hiện giám sát hồ sơ sổ sách, chưa thực hiện lấy mẫu nước xét nghiệm khách quan.

II. CĂN CỨ PHÁP LÝ

- Thông tư số 41/2018/TT-BYT ngày 14/12/2018 của Bộ Y tế về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định kiểm tra, giám sát nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt;

- Thông tư số 26/2021/TT-BYT ngày 15/12/2021 của Bộ Y tế ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số điều của Thông tư số 41/2018/TT- BYT ngày 14/12/2018;

- Công văn số 6633/UBND-KTN ngày 11/11/2020 của UBND tỉnh về việc tăng cường công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh nước sạch, bảo đảm cấp nước an toàn, liên tục;

- Quyết định số 2236/QĐ-UBND ngày 26/8/2022 của UBND tỉnh ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam;

- Quyết định số 37/2023/QĐ-UBND ngày 25/12/2023 của UBND tỉnh ban hành Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa tỉnh Quảng Nam.

III. MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU

1. Mục tiêu

Triển khai thực hiện Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Quảng Nam (sau đây gọi tắt là QCĐP) nhằm đảm bảo kiểm soát hiệu quả chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trong cung cấp và sử dụng của người dân. Qua đó, đảm bảo và nâng cao tỉ lệ sử dụng nước sạch trên địa bàn tỉnh, góp phần giảm các bệnh liên quan đến nguồn nước và vệ sinh, từng bước đạt được mục tiêu Chiến lược Quốc gia cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 của tỉnh.

2. Yêu cầu

Các cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện Kế hoạch một cách nghiêm túc, đồng bộ, đồng thời kiểm tra, theo dõi, đôn đốc, sơ kết, tổng kết, đánh giá để kịp thời điều chỉnh những nội dung chưa phù hợp, tháo gỡ khó khăn trong tổ chức thực hiện.

IV. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp liên ngành

- Các Sở, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các cơ sở cấp nước tổ chức xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện các nhiệm vụ cụ thể để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu về việc tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn.

- Tổ chức các hội nghị triển khai các văn bản, quy định về quản lý chất lượng nước sạch cho lãnh đạo chính quyền, các Ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội… nhằm huy động sự tham gia của hệ thống chính trị, các cơ sở sản xuất nước và người dân.

2. Tăng cường thông tin, giáo dục, truyền thông

- Truyền thông phổ biến Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

- Tăng cường công tác truyền thông, tuyên truyền nâng cao nhận thức về lợi ích của việc sử dụng nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn;

[...]
5
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ