ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2980/KH-UBND
|
Kon Tum, ngày 09
tháng 9 năm 2022
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC
GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI GIAI
ĐOẠN 2021 -2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM
Căn cứ Quyết định số
1719/QĐ-TTg ngày 14 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương
trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu
số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương
trình).
Thực hiện Quyết định số
495/QĐ-UBDT ngày 28 tháng 7 năm 2022 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc về
việc phê duyệt Kế hoạch truyền thông về Chương trình; Ủy ban nhân dân tỉnh ban
hành Kế hoạch thực hiện công tác truyền thông về Chương trình trên địa bàn tỉnh,
cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU
1. Mục đích
- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm
của các cấp ủy Đảng, chính quyền; các ngành, đoàn thể và các tầng lớp Nhân dân
trên địa bàn tỉnh trong việc thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18 tháng
11 năm 2019 của Quốc hội phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn
giai đoạn 2021 - 2030 (Đề án tổng thể), Chương trình và các văn bản có
liên quan của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy1 nhằm
triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước; xác định nhiệm vụ tập trung nguồn lực thực hiện có hiệu
quả và hoàn thành các chỉ tiêu, mục tiêu đề ra tại Chương trình.
- Định hướng, nâng cao chất lượng
công tác thông tin, tuyên truyền Đề án tổng thể và Chương trình trên địa bàn tỉnh;
xác định hình thức tuyên truyền phù hợp với điều kiện đặc thù của vùng đồng bào
dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), vùng đặc biệt khó khăn; khơi dậy
tinh thần đoàn kết, thống nhất trong các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn tỉnh
nói chung và vùng đồng bào DTTS&MN nói riêng để chủ động, tích cực tham gia
thực hiện Chương trình.
2. Yêu cầu
- Bám sát đường lối, chủ
trương, định hướng của Đảng, chính sách của Nhà nước về công tác dân tộc và
chính sách dân tộc; phổ biến kịp thời những nội dung của Chương trình và các nội
dung có liên quan khác đến người dân và được sự đồng thuận, hưởng ứng tham gia,
phản hồi của người dân trên địa bàn thực hiện Chương trình mục tiêu.
- Chủ động, linh hoạt, sáng tạo
trong tổ chức triển khai; đa dạng hóa các hình thức, phương tiện truyền thông,
đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin để kịp thời
đáp ứng yêu cầu triển khai nhiệm vụ của Chương trình. Nội dung, hình thức truyền
thông phù hợp với phong tục, tập quán của đồng các DTTS.
- Sử dụng nguồn kinh phí đảm bảo
đúng quy định, tiết kiệm, hiệu quả và công khai, minh bạch.
II. ĐỐI TƯỢNG,
THỜI GIAN THỰC HIỆN
1. Đối tượng
- Người dân vùng đồng bào
DTTS&MN trên địa bàn tỉnh.
- Cán bộ, công chức, viên chức
trong hệ thống cơ quan công tác dân tộc từ tỉnh đến cơ sở nói riêng và trong hệ
thống chính trị nói chung, người dân liên quan đến triển khai thực hiện, theo
dõi, đánh giá, giám sát tình hình việc thực hiện nhiệm vụ về Đề án tổng thể và
Chương trình tại địa phương.
- Các cơ quan, đơn vị liên quan
được giao nhiệm vụ thực hiện công tác truyền thông, tuyên truyền đường lối chủ
trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong vùng đồng bào
DTTS&MN.
- Các tổ chức kinh tế, tổ chức
xã hội, hợp tác xã, doanh nghiệp tham gia tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Đề án
tổng thể và Chương trình.
2. Thời
gian thực hiện: Từ năm 2022 đến năm 2025.
II. NỘI
DUNG, HÌNH THỨC, GIẢI PHÁP TRUYỀN THÔNG
1. Nội
dung tuyên truyền: Tập tuyên truyền những mục tiêu, nhiệm vụ, nội
dung, giải pháp của Đề án tổng thể, Chương trình và các nội dung liên quan nhằm
cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; Nghị quyết 88/2019/QH14 ngày 18
tháng 11 năm 2019 của Quốc hội phê duyệt Đề án tổng thể; Chỉ thị số 14-CT/TU
ngày 02 tháng 4 năm 2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tăng cường sự lãnh đạo
của Đảng đối với công tác dân tộc; Văn bản số 981-CV/TU ngày 17 tháng 01 năm
2020 của Tỉnh uỷ thực hiện Kết luận số 65-KL/TW, ngày 30 tháng 10 năm 2019 của
Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24- NQ/TW của Ban chấp hành
Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc trong tình hình mới; Nghị quyết Đại
hội Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025; Nghị quyết số
13-NQ/TU ngày 19 tháng 5 năm 2022 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI về
lãnh đạo thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Kon
Tum, trọng tâm là:
- Về công tác quản lý, chỉ đạo,
điều hành, triển khai thực hiện Đề án tổng và Chương trình.
- Về kết quả, hiệu quả trong việc
triển khai công tác dân tộc, chính sách dân tộc, nhấn mạnh ý nghĩa tầm quan trọng
về việc thực hiện chính sách dân tộc, công tác dân tộc trong việc phát triển
kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN là trách nhiệm của cả hệ thống chính
trị, thực hiện nhất quán chủ trương của Đảng2,
chính sách pháp luật của Nhà nước: “Bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết,
tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển. Huy động, phân bổ, sử dụng, quản lý hiệu
quả các nguồn lực để đầu tư phát triển tạo chuyển biến căn bản về kinh tế, văn
hóa, xã hội ở vùng có đông đồng bào DTTS, chú trọng tính đặc thù của vùng DTTS
trong hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách dân tộc”.
- Vận động đồng bào các dân tộc,
các đoàn viên, hội viên của các tổ chức chính trị - xã hội, các thành viên của
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp tham gia thực hiện có hiệu quả Chương trình gắn
với các phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không ai bỏ lại
phía sau”, “ Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” và các cuộc vận
động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số, làm cho
đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo bền vững”, “Toàn dân đoàn
kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.
- Biểu dương, tôn vinh những tập
thể, cá nhân điển hình, tiên tiến nhất là trong phát triển sản xuất, nhân rộng
những mô hình hay, việc làm hiệu quả trong quá trình thực hiện các đề án, dự án
thuộc Chương trình nhằm tạo sự lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng, từ đó khơi dậy,
phát huy tinh thần nỗ lực, tự lực vươn lên thoát nghèo của người nghèo, hộ đồng
bào DTTS. Khẳng định vai trò và tầm quan trọng của đội ngũ già làng, trưởng
thôn, người có uy tín trong cộng đồng đối với sự phát triển của vùng đồng bào
DTTS nói chung và trong việc tiên phong, gương mẫu, đi đầu thực hiện Chương
trình nói riêng.
- Tuyên truyền về tiềm năng, thế
mạnh, các chính sách thu hút đầu tư phát triển vùng DTTS&MN của địa phương;
những giá trị đặc sắc, công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống
các dân tộc trên địa bàn tỉnh trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
- Phổ biến, kiến thức pháp luật,
hướng dẫn áp dụng khoa học, kỹ thuật tiên tiến, các kinh nghiệm phát triển kinh
tế, giảm nghèo bền vững vào cuộc sống, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo,
phát triển, sử dụng nguồn nhân lực ở vùng đồng bào DTTS.
- Thông tin, truyền thông về
các hoạt động thông tin đối ngoại thuộc lĩnh vực công tác dân tộc, chính sách
dân tộc của Đảng và Nhà nước, thể hiện tính nhất quán, xuyên suốt, ưu việt trên
tất cả các lĩnh vực nhằm bảo vệ chủ quyền an ninh, biên giới quốc gia, xây dựng
tuyến biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; các hoạt động và hiệu
quả chính sách ngoại giao Nhân dân, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội giữ
vững an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội trong vùng có đông đồng bào
DTTS sinh sống dọc tuyến biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia; quảng bá hình ảnh
cộng đồng các dân tộc Việt Nam nói chung và các dân tộc tại chỗ trên địa bàn tỉnh
nói riêng, những thành tựu về công cuộc xóa đói, giảm nghèo ở vùng đồng bào
DTTS với bạn bè quốc tế; truyền thống tốt đẹp, sức mạnh của khối đại đoàn kết
toàn dân tộc, chống lại các luận điệu lợi dụng vấn đề về dân chủ, nhân quyền ở
Việt Nam của các thế lực thù địch trong âm mưu diễn biến hòa bình, củng cố niềm
tin của đồng bào các dân tộc đối với Đảng và Nhà nước.
- Phản ánh tâm tư, nguyện vọng,
tiếng nói của đồng bào các dân tộc với cấp ủy, chính quyền ở địa phương và
Trung ương; những tồn tại, hạn chế, bất cập, đề xuất sửa đổi, bổ sung chính
sách trong quá trình triển khai thực hiện Đề án tổng thể, Chương trình và công
tác dân tộc tại địa phương.
2. Hình
thức thực hiện
- Xây dựng chuyên mục, chuyên đề,
các tin, bài và các loại hình phù hợp khác trên các phương tiện thông tin đại
chúng từ tỉnh tới cơ sở nhằm tuyên truyền, phổ biến các nội dung có liên quan đến
dân tộc và công tác dân tộc; đặc biệt là những mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung, giải
pháp trọng tâm của Đề án tổng thể và Chương trình; trong đó ưu tiên tuyên truyền
bằng tiếng của đồng bào DTTS.
- Tổ chức hội nghị, hội thảo
trao đổi kinh nghiệm, cung cấp thông tin về chủ trương của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước liên quan đến lĩnh vực công tác dân tộc, chính sách dân
tộc đến các cơ quan truyền thông, hệ thống cơ quan làm công tác dân tộc từ tỉnh
tới cơ sở và các đối tượng liên quan trực tiếp đến Chương trình.
- Thường xuyên cập nhập Trang
tin điện tử của Ban Dân tộc và các đơn vị, địa phương về tiến độ, kết quả thực
hiện Chương trình; kịp thời xử lý thông tin, đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương
trình theo kế hoạch.
- Xây dựng, biên soạn và phát
hành một số sản phẩm thông tin về Đề án tổng thể và Chương trình như: Xây dựng
các cụm pano, áp phích, tờ rơi, tranh cổ động trực quan trên các địa bàn thực
hiện Chương trình; sổ tay hướng dẫn, cẩm nang tập hợp các văn bản cơ chế chính
sách, hướng dẫn thực hiện Chương trình cho các xã, thôn, bản và người có uy
tín; tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền chính sách dân tộc (tờ
gấp, sách bỏ túi, cẩm nang pháp luật, sổ tay truyền thông và các ấn phẩm, tài
liệu khác, trong đó ưu tiên các ấn phẩm song ngữ đối với các dân tộc tại chỗ có
chữ viết).
- Tổ chức hội nghị biểu dương,
tôn vinh các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trong thực hiện Chương trình.
- Triển khai các loại hình truyền
thông, thông tin đặc thù khác phù hợp phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa của
đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh. Xây dựng mô hình truyền thông, tuyên truyền
mang tính đặc thù, vận động đồng bào tích cực tham gia thực hiện Đề án tổng thể
và Chương trình tại các xã vùng đồng bào DTTS&MN, ưu tiên các xã có điều kiện
KT-XH đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới và nơi có đồng bào DTTS rất
ít người cư trú.
3. Giải
pháp thực hiện
- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo
của cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền các cấp; nâng cao vai trò, trách nhiệm của
người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền các cấp và cơ quan, đơn vị
trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác truyền thông, tuyên truyền về Đề án tổng thể
và Chương trình.
- Gắn công tác truyền thông Chương
trình với công tác tuyên truyền các Chương trình, dự án có liên quan của các Sở,
ban, ngành, địa phương; tạo sự đồng thuận của toàn xã hội, phát huy sức mạnh tổng
hợp của cả hệ thống chính trị nhằm thực hiện thắng lợi Chương trình.
- Phối hợp với một số cơ quan,
đơn vị truyền thông, nhất là các cơ quan báo chí, Đài phát thanh và truyền hình
tại địa phương xây dựng các phóng sự, tin, bài truyền thông về Chương trình; định
hướng dư luận xã hội, thông tin đối ngoại về việc thực hiện Chương trình.
- Tăng cường triển khai ứng dụng
công nghệ thông tin, công nghệ số, chuyển đổi số trong công tác truyền thông,
tuyên truyền thực hiện Chương trình.
- Xây dựng, phát triển, bồi dưỡng
mạng lưới cán bộ tuyên truyền viên, báo cáo viên, đội ngũ người có uy tín, già
làng, trưởng thôn nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền thực hiện Chương
trình bằng nhiều loại hình phong phú.
- Hằng năm tổ chức kiểm tra,
giám sát và tổ chức sơ kết đánh giá tình hình triển khai thực hiện công tác
truyền thông ở một số địa phương, đơn vị; kịp thời kiến nghị, đề xuất cấp có thẩm
quyền hướng dẫn, xử lý các khó khăn, vướng mắc theo quy định.
IV. KINH PHÍ
THỰC HIỆN
1. Kinh phí được bố trí từ nguồn
ngân sách được cấp hằng năm thực hiện các hoạt động truyền thông, tuyên truyền
về Chương trình và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
2. Các Sở, ban, ngành; Ủy ban
nhân dân các huyện, thành phố chủ động bố trí từ nguồn kinh phí chi thường
xuyên của cơ quan, đơn vị theo phân cấp ngân sách; nguồn kinh phí Chương trình
và các nguồn hợp pháp khác để thực hiện các hoạt động truyền thông tuyên truyền
về Chương trình theo quy định.
V. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Ban
Dân tộc
- Chủ trì, phối hợp với các đơn
vị, địa phương triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch này; hằng năm, phối
hợp với Sở Tài chính, Sở Thông tin và truyền thông và các đơn vị, địa phương có
liên quan tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí trong dự toán ngân
sách nhà nước đảm bảo thực hiện hiệu quả các hoạt động Kế hoạch.
- Theo dõi, đôn đốc các địa
phương, đơn vị triển khai thực hiện theo quy định; định kỳ tổng hợp, báo cáo Uỷ
ban nhân dân tỉnh, Ủy ban Dân tộc theo quy định.
- Tham mưu kiểm tra, giám sát
việc thực hiện Kế hoạch này gắn với việc kiểm tra, giám sát thực hiện Chương
trình. Kịp thời báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, xử lý đối với những
khó khăn, vướng mắc (nếu có).
2. Sở Tài
chính
Hằng năm, phối hợp với Ban Dân
tộc, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các đơn vị, địa phương liên quan tham mưu Ủy ban
nhân dân tỉnh trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí sự nghiệp từ nguồn Chương
trình để triển khai thực hiện Kế hoạch theo quy định.
3. Sở
Thông tin và truyền thông
- Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ
quan báo chí, truyền thông tăng cường công tác phối hợp với Ban Dân tộc thông
tin tuyên truyền về Đề án tổng thể và Chương trình với nội dung phong phú, phù
hợp với đối tượng, tình hình thực tế tại địa phương, bằng nhiều hình thức; đặc
biệt là công tác phối hợp truyền thông thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc
gia trên địa bàn tỉnh.
- Ưu tiên hỗ trợ vùng đồng bào
DTTS&MN, nhất là các xã, thôn đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa phát triển
hạ tầng thông tin truyền thông, từng bước hiện đại, đáp ứng yêu cầu đổi mới của
công tác thông tin, tuyên truyền trong hội nhập và phát triển.
- Quan tâm triển khai các giải
pháp về chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin để truyền thông về Đề án tổng
thể và các Chương trình mục tiêu quốc gia ở vùng đồng bào DTTS &MN.
4. Các Sở,
ban, ngành, đơn vị có liên quan3
theo chức năng, nhiệm vụ:
- Xây dựng kế hoạch cụ thể tổ
chức thực hiện các hoạt động truyền thông về Đề án tổng thể và Chương trình, lồng
ghép các nội dung truyền thông của Sở ngành, đơn vị để tổ chức tuyên truyền sâu
rộng tới cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn tỉnh.
- Bố trí nguồn lực và chỉ đạo
kiểm tra, giám sát, tham gia giám sát liên ngành việc triển khai thực hiện Kế
hoạch truyền thông về Chương trình.
- Hằng năm tổng hợp, báo cáo
tình hình thực hiện công tác truyền thông về Chương trình gửi về Ban Dân tộc để
tổng hợp, báo cáo chung.
5. Ủy ban
nhân dân các huyện, thành phố
- Căn cứ nội dung Kế hoạch này
và tình hình thực tế tại địa phương, xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai hiệu
quả các hoạt động truyền thông về Chương trình; tổ chức các loại hình tuyên
truyền đến các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn phù hợp với bản sắc văn hóa của đồng
bào DTTS.
- Bố trí nguồn lực và chỉ đạo
kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết việc triển khai thực hiện nhiệm vụ truyền
thông Chương trình. Định kỳ gửi báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ truyền thông
Chương trình về Ban Dân tộc để tổng hợp báo cáo chung.
6. Đề nghị Ủy
ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh
- Phối hợp tuyên truyền vận động
các tầng lớp Nhân dân đoàn kết, thống nhất, xây dựng khối đại đoàn kết toàn
dân, tích cực tham gia tổ chức, triển khai có hiệu quả Đề án tổng thể và Chương
trình.
- Tuyên truyền, vận động doanh
nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh hỗ trợ, đóng góp nguồn lực cho việc
tổ chức triển khai thực hiện Chương trình.
Căn cứ nội dung Kế hoạch, các
đơn vị, địa phương chủ động triển khai thực hiện theo quy định; định kỳ 06
tháng (trước ngày 15 tháng 6), hằng năm (trước ngày 15 tháng 12)
và đột xuất (khi có yêu cầu) tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện về Ban
Dân tộc. Quá trình triển khai thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các
đơn vị, địa phương báo cáo bằng văn bản về Ban Dân tộc để tổng hợp, tham mưu Ủy
ban nhân dân tỉnh xem xét, điều chỉnh phù hợp./.
Nơi nhận:
- Ủy ban Dân tộc (b/c);
- Thường trực Tỉnh ủy (b/c);
- Thường trực HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh;
- Các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh;
- Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG tỉnh;
- Các Sở: Kế hoạch và Đầu tư; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Lao động -
Thương binh và Xã hội; Y tế; Giáo dục và Đào tạo; Văn hoá, Thể thao và Du lịch;
Xây dựng; Nội vụ; Tư pháp; Công Thương; Tài nguyên và Môi trường; Giao thông
Vận tải; Khoa học và Công nghệ; (t/h);
- Các đơn vị: Ban Dân tộc; Công an tỉnh; Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; Bộ
Chỉ huy Quân sự tỉnh; Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh; Liên minh Hợp tác xã;
Báo Kon Tum, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh (t/h);
- UBND các huyện, thành phố (t/h);
- Văn phòng UBND tỉnh:
+ CVP, PCVP phụ trách;
+ Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu VT, KGVX.NTMD.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Y Ngọc
|
1 Chỉ thị số
14-CT/TU ngày 02-4-2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tăng cường sự lãnh đạo
của Đảng đối với công tác dân tộc; Văn bản số 981-CV/TU ngày 17-01-2020 của Tỉnh
uỷ thực hiện Kết luận số 65- KL/TW, ngày 30-10-2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục
thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về
công tác dân tộc trong tình hình mới; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần
thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025; Nghị quyết số 13-NQ/TU ngày 19-5-2022 của Hội nghị
lần thứ Bảy Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI về lãnh đạo thực hiện các
Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
2 Văn kiện Đại hội
đại biểu lần thứ XIII của Đảng.
3 Kế hoạch và Đầu
tư; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Lao động, Thương binh và Xã hội; Y tế;
Giáo dục và Đào tạo; Văn hoá, Thể thao và Du lịch; Xây dựng; Nội vụ; Tư pháp;
Công Thương; Tài nguyên và Môi trường; Giao thông Vận tải; Khoa học và Công nghệ;
Công an tỉnh; Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; Ngân
hàng Chính sách xã hội tỉnh; Liên minh Hợp tác xã; Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh; Tỉnh
đoàn; Hội Nông dân tỉnh.