Kế hoạch 290/KH-UBND về kiểm tra việc thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính và giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông trên địa bàn tỉnh Bình Thuận năm 2022

Số hiệu 290/KH-UBND
Ngày ban hành 28/01/2022
Ngày có hiệu lực 28/01/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Thuận
Người ký Lê Tuấn Phong
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 290/KH-UBND

Bình Thuận, ngày 28 tháng 01 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

KIỂM TRA VIỆC THỰC HIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NĂM 2022

Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính và Kế hoạch số 4891/KH-UBND ngày 22/12/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về kiểm soát thủ tục hành chính nhà nước năm 2022 tỉnh Bình Thuận;

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch kiểm tra việc thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính (TTHC) và giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông trên địa bàn tỉnh năm 2022, nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

a) Nắm bắt tình hình triển khai và thực hiện công tác kiểm soát TTHC tại các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện, cấp xã (gọi chung là đơn vị) trong năm 2022; đồng thời, kiểm tra việc thực hiện Quyết định số 11/2019/QĐ-UBND ngày 25/4/2019 của UBND tỉnh về ban hành quy định về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.

b) Phát hiện những tồn tại, hạn chế trong thực hiện các nhiệm vụ về kiểm soát TTHC tại các đơn vị để kịp thời chấn chỉnh và đưa ra các giải pháp chỉ đạo, điều hành nhằm phát huy hơn nữa những ưu điểm, khắc phục các khuyết điểm, thiếu sót.

2. Yêu cầu

a) Việc kiểm tra phải được thực hiện nghiêm túc, đúng kế hoạch, khách quan và nhanh gọn, tránh làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của đơn vị được kiểm tra. Sau kiểm tra, có thông báo kết quả gửi các đơn vị được kiểm tra, đồng thời báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh theo quy định.

b) Những kiến nghị của Đoàn kiểm tra phải được các đơn vị thực hiện nghiêm túc và có báo cáo kết quả khắc phục. Trong trường hợp cần thiết có thể thực hiện việc phúc tra đối với các đơn vị đã được kiểm tra.

II. NỘI DUNG KIỂM TRA

Nội dung kiểm tra thực hiện theo quy định tại mục 3 Chương VII Thông tư số 02/2017/TT-VPCP, cụ thể:

1. Công tác chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện hoạt động kiểm soát TTHC.

2. Tình hình thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại đơn vị và kết quả giải quyết TTHC thuộc phạm vi, chức năng quản lý.

3. Việc tham mưu công bố TTHC, công bố danh mục TTHC và quy trình nội bộ giải quyết TTHC theo quy định.

4. Việc ban hành quy trình điện tử giải quyết TTHC.

5. Thực hiện các hình thức công khai TTHC.

6. Việc rà soát, đăng ký và đánh giá đơn giản hóa TTHC.

7. Tiếp nhận, xử lý phản ánh kiến nghị của người dân và doanh nghiệp liên quan đến các quy định về hành chính.

8. Công tác truyền thông và thực hiện chế độ thông tin, báo cáo.

9. Tình hình triển khai việc cung cấp, thực hiện tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích và dịch vụ công trực tuyến.

10. Thực hiện đánh giá việc giải quyết TTHC theo quy định và khảo sát, đánh giá sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp đối với việc giải quyết TTHC tại Bộ phận Một cửa các cấp.

11. Tình hình bố trí đội ngũ cán bộ, công chức làm đầu mối kiểm soát TTHC và công chức Bộ phận Một cửa.

12. Những nhiệm vụ liên quan đến công tác kiểm soát TTHC phát sinh trong năm (nếu có).

13. Những khó khăn, vướng mắc và các đề xuất, kiến nghị (nếu có).

III. ĐỐI TƯỢNG, THÀNH PHẦN VÀ THỜI GIAN KIỂM TRA

1. Đối tượng được kiểm tra

[...]