Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Kế hoạch 29/KH-UBND phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn tỉnh Cà Mau năm 2016

Số hiệu 29/KH-UBND
Ngày ban hành 20/04/2016
Ngày có hiệu lực 20/04/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Cà Mau
Người ký Lâm Văn Bi
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 29/KH-UBND

Cà Mau, ngày 20 tháng 04 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU NĂM 2016

Thời gian gần đây, tình hình thời tiết, khí hậu trên địa bàn tỉnh diễn biến bất thường, tình trạng khô hanh kéo dài, nguy cơ cháy, nluôn ở mức độ cao. Trong quý I/2016, địa bàn tỉnh xảy ra 15 vụ cháy nhà dân, thiệt hại ước tính khoảng 1,3 tỷ đồng và 01 vụ nổ ghe chở hàng, bị thương 02 người, thiệt hại tài sản khoảng 350 triệu đồng. Đchủ động phòng ngừa, xử lý có hiệu quả cháy, nổ xảy ra trên địa bàn tỉnh, y ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CU

1. Tiếp tục triển khai, thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 47-CT/TW ngày 25/6/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Quyết định số 1635/QĐ-TTg ngày 22/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Chỉ thị số 47-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy, chữa cháy; Chỉ thị số 1634/CT-TTg ngày 31/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ cấp bách, trọng tâm trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ; Quyết định số 493/QĐ-TTg ngày 08/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ về triển khai Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy, chữa cháy.

2. Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC và CNCH), góp phần giữ vững n định an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội.

3. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải xem công tác phòng cháy, chữa cháy là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài của cơ quan, đơn vị mình; thường xuyên kiểm tra, chấn chỉnh bảo đảm an toàn PCCC tại cơ quan, đơn vị, địa bàn phụ trách; khắc phục kịp thời các kiến nghị của cơ quan chức năng về bảo đảm an toàn PCCC.

II. NỘI DUNG, BIỆN PHÁP THC HIỆN

1. Nội dung thực hiện

1.1. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 493/QĐ-TTg ngày 08/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ về triển khai Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy, chữa cháy; Chỉ thị số 1634/CT-TTg ngày 31/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ cấp bách, trọng tâm trong công tác PCCC và CNCH.

1.2. Tăng cường công tác tuyên truyền, phbiến các quy định, biện pháp PCCC tại các địa bàn dân cư, trường học, địa bàn cơ sở, các cơ sở sản xuất kinh doanh có nguy cơ cháy n cao đmọi người ý thức được việc phòng cháy, chữa cháy trong sinh hoạt và sản xuất.

1.3. Tổ chức các đt kiểm tra an toàn PCCC đối với các chợ đầu mối, trường học, khu dân cư, các cơ sở sản xuất kinh doanh có nguy cơ cháy ncao; đặc biệt là các cơ sở sản xuất có sử dụng nguyên liệu hoặc sản phm là vật liệu dễ cháy như gỗ, giấy, vải, xăng dầu; kiên quyết xử lý nghiêm, đúng quy định đối với các hành vi vi phạm về an toàn PCCC.

1.4. Rà soát, củng cố các phương án chữa cháy, phương án huy động lực lượng, phương tiện tham gia chữa cháy của các cơ sở đóng trên địa bàn; lưu ý phương án chữa cháy trong điều kiện thiếu nước chữa cháy.

1.5. Triển khai đồng bộ các biện pháp bảo đảm an toàn PCCC rừng và PCCC đối với khu công nghiệp. Tại thời điểm có dự báo nguy cơ cháy rừng cấp IV và V, nghiêm cấm các hoạt động có sử dụng lửa trần trong rừng và ven rừng; tăng cường ứng trực chữa cháy rừng, đồng thời sẵn sàng tham gia chữa cháy rừng theo quy định về phân công nhiệm vụ phối hợp chữa cháy rừng giữa các lực lượng, Kiểm lâm, Công an, Quân đội.

Đối với các khu công nghiệp, yêu cầu người đứng đầu các cơ sở, doanh nghiệp tổ chức kiểm tra PCCC hàng ngày; thực hiện tốt công tác canh gác và thường trực của lực lượng PCCC cơ sở nhằm phát hiện, xử lý kịp thời, có hiệu quả các sự cố cháy n; kiên quyết không đxảy ra cháy lớn.

2. Biện pháp thực hiện

2.1. Sở Thông tin và Truyền thông có kế hoạch định hướng, chỉ đạo các cơ quan truyền thông đy mạnh tuyên truyền kiến thức pháp luật về PCCC, nhất là ý thức trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị và mọi tầng lớp nhân dân trong việc thực hiện Luật PCCC và các quy định về an toàn PCCC.

2.2. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo ảnh Đất Mũi, Báo Cà Mau phối hợp cơ quan chức năng về PCCC, thường xuyên đưa tin, bài, phóng sự tuyên truyền về công tác PCCC, nhằm nâng cao nhận thức và ý thức của người dân trong việc chấp hành các quy định về PCCC.

2.3. Sở Công Thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải, Điện lực Cà Mau tăng cường quản lý trên các lĩnh vực đầu tư, xây dựng và phát triển giao thông; kết hợp với các sở, ban, ngành, y ban nhân dân huyện, thành phố Cà Mau khi quy hoạch, phát trin đối với các dự án, công trình... phải đảm bảo các giải pháp về an toàn PCCC và CNCH. Phối hợp cơ quan chức năng có liên quan, thường xuyên kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về PCCC, định mức đầu tư hạng mục PCCC đối với công trình xây dựng, các tiêu chuẩn về PCCC phải đảm bảo phù hợp.

2.4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Vườn Quốc gia U Minh hạ có kế hoạch, phương án thực hiện tốt công tác PCCC rừng tràm mùa khô. Tập trung củng cố, xây dựng lực lượng chữa cháy rừng tại chỗ, ưu tiên phương tiện và huy động tối đa lực lượng, kịp thời ứng cứu khi có cháy xảy ra, kiên quyết không để xảy ra cháy lớn. Chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm, Công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp U Minh hạ phối hợp lực lượng chức năng tiến hành kim tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm có liên quan đến bảo vệ rừng; kiên quyết không đngười dân vào rừng khai thác, săn bắt động vật quý hiếm, đốt ong...

Hướng dẫn chủ rừng chuẩn bị tốt về lực lượng, phương tiện tại chỗ để xử lý kịp thời, có hiệu quả khi có sự cố cháy rừng; tăng cường công tác tuần tra, canh gác nhằm sớm phát hiện các đim cháy rừng đchữa cháy kịp thời.

2.5. Công ty cổ phần cấp nước Cà Mau kiểm tra, bổ sung, duy tu hệ thống trụ nước phục vụ chữa cháy, đảm bảo đáp ứng khi có cháy xảy ra.

2.6. Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng, kim tra, khắc phục những đim mất an toàn về PCCC tại các đim trường, nhất là các điểm trường có tổ chức bán trú; chú ý đến giải pháp PCCC và thoát nạn, chống cháy lan khi có cháy xảy ra.

2.7. Giám đốc Công an tỉnh tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp PCCC trong nhân dân, nhất là tại các chợ, khu đông dân cư, khu công nghiệp, các cơ sở kinh doanh có hàng hóa, chất dễ xảy ra cháy, nvà nhân dân sống ven khu vực rừng tràm.

Phi hợp với các sở, ngành, đơn vị có liên quan mở các đợt tổng kiểm tra việc chấp hành các quy định về PCCC đối với các khu tập trung đông dân cư, trung tâm thương mại, chợ, khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất có sử dụng nguyên vật liệu dễ cháy…; kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về an toàn PCCC.

Quản lý, tổ chức thực hiện chặt chẽ, đúng quy định công tác thẩm duyệt và cấp giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về PCCC; kịp thời kiến nghị điều chỉnh, khắc phục các yếu tố mất an toàn PCCC đối với các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh thuộc diện phải thm duyệt thiết kế về PCCC, đảm bảo an toàn PCCC khi đưa vào khai thác, sử dụng.

Tiếp tục xây dựng và củng cố lực lượng PCCC chuyên ngành, lực lượng PCCC cơ sở bảo đảm hoạt động hiệu quả; hướng dẫn xây dựng quy chế phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau trong công tác PCCC giữa các cơ sở, doanh nghiệp liền kề. Thường xuyên rà soát, củng cố và tchức thực tập các phương án PCCC, đảm bảo xử lý có hiệu quả khi có tình huống cháy, nxảy ra.

Phối hp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thường xuyên kiểm tra về điều kiện an toàn trong công tác bảo vệ và PCCC rừng, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về PCCC rừng.

[...]