ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 29/KH-UBND
|
Đà Nẵng, ngày 28 tháng 01 năm 2022
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH
PHỐ ĐÀ NẴNG
Thực hiện Nghị quyết số 160/NQ-CP
ngày 22/12/2021 của Chính phủ về ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số
05-CT/TW ngày 23/6/2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII về tăng cường
sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030 và Kế hoạch
số 31-KH/TU ngày 17/9/2021 của Thành ủy về thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, UBND
thành phố xây dựng Kế hoạch thực hiện công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030
trên địa bàn thành phố như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục
đích
a) Tổ chức triển khai thực hiện hiệu
quả Nghị quyết số 160/NQ-CP ngày 22/12/2021 của Chính phủ về ban hành Kế hoạch
thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 23/6/2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng
khóa XIII về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công
tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030 và Kế hoạch số
31-KH/TU ngày 17/9/2021 của Thành ủy về thực hiện Chỉ thị
số 05-CT/TW.
b) Tiếp tục nâng cao nhận thức của
các cấp, ngành, các đơn vị, địa phương, các tổ chức, cá nhân về thực hiện công
tác giảm nghèo toàn diện, bền vững góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu “5
không”, “3 có” và “4 an” trên địa bàn thành phố.
c) Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền
vững, đẩy mạnh xã hội hóa, tạo điều kiện cho người nghèo tăng khả năng tiếp cận
các dịch vụ xã hội cơ bản bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
2. Yêu cầu
a) Xác định rõ vai trò của các cấp,
thủ trưởng các cơ quan, đơn vị đối với công tác giảm nghèo bền vững; xây dựng cụ thể hóa kế hoạch theo giai đoạn và hằng năm để triển
khai thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW.
b) Việc tổ chức triển khai thực hiện
Kế hoạch, công tác giảm nghèo bền vững cần đồng bộ, thường
xuyên với nhiều chính sách, giải pháp thiết thực, phù hợp với đặc điểm, điều kiện
tình hình của địa phương.
II. MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP
1. Giai đoạn
2022-2025
a) Mục tiêu
- Phấn đấu giảm hộ nghèo còn sức lao
động chuẩn thành phố hằng năm từ 1 - 1,5%;
- Phấn đấu đến cuối
năm 2025 không còn hộ nghèo còn sức lao động theo chuẩn thành phố.
b) Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện
Xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương
trình mục tiêu giảm nghèo bền vững giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn thành phố,
trong đó cụ thể hóa thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp tại Nghị quyết số
160/NQ-CP ngày 22/12/2021 của Chính phủ và Kế hoạch số 31-KH/TU ngày 17/9/2021
của Thành ủy, trong đó chú trọng các nội dung sau:
- Tổ chức tuyên truyền mục tiêu giảm
nghèo bền vững đến nhân dân nhất là người nghèo nhằm khơi dậy ý chí chủ động, tự
lực vươn lên và sử dụng có hiệu quả nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước để thoát
nghèo bền vững. Vận động người dân, tổ chức xã hội tích cực tham gia các hoạt động
giúp đỡ, hỗ trợ người nghèo, huy động nguồn lực xã hội hóa để thực hiện chương trình giảm nghèo; phân bổ sử dụng có hiệu quả, không
lãng phí các nguồn lực hỗ trợ của Trung ương, thành phố nhằm giúp hộ nghèo tiếp
cận đầy đủ chính sách và phù hợp với từng hộ để giúp họ
vươn lên thoát nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo trong giai đoạn;
- Xây dựng kế hoạch thực hiện nâng cao
chất lượng phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị
bỏ lại phía sau” theo từng giai đoạn; thực hiện các chương trình giảm nghèo gắn
phong trào xây dựng nông thôn mới;
- Xây dựng kế hoạch thực hiện Chương
trình “Không có hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn giai đoạn 2022-2025”
trong Chương trình “5 không” của thành phố;
- Xây dựng kế hoạch giảm nghèo theo hộ,
giao nhiệm vụ cho các hội, đoàn thể đảm nhận theo dõi,
giám sát giúp đỡ; đồng thời, huy động và điều phối, phân bổ nguồn lực hỗ trợ kịp thời, hiệu quả; phối hợp với các cơ quan truyền
thông giới thiệu, nhân rộng các mô hình tốt, cách làm hay, gương điển hình
trong công tác giảm nghèo;
- Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện
chính sách giảm nghèo gắn với mục tiêu phát triển bền vững;
nghiên cứu đổi mới nội dung, phương thức về công tác giảm
nghèo phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội:
+ Tổng hợp, đánh giá phân tích các chỉ
số thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản của các hộ nghèo để xây dựng các chính sách, giải pháp hỗ trợ phù hợp với từng hộ nhằm giúp
thoát nghèo bền vững;
+ Ban hành và thực hiện các chính
sách hỗ trợ tín dụng, bảo trợ xã hội, hỗ trợ sinh kế,
phương tiện sản xuất... phù hợp với hộ nghèo, hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt
khó khăn;
+ Có chính sách
khuyến khích doanh nghiệp và hợp tác xã liên kết trong sản xuất, kinh doanh,
tiêu thụ sản phẩm, phát triển đa dạng các mô hình sản xuất có sự tham gia của
các hộ nghèo, cận nghèo, nhất là các sản phẩm OCOP; hỗ trợ phát triển các mô
hình sản xuất kinh doanh phù hợp với người nghèo, nhất là ở
vùng nông thôn, miền núi;
+ Nghiên cứu có chính sách hỗ trợ,
khuyến khích doanh nghiệp đầu tư ở những địa bàn khó khăn. Nhân rộng các mô
hình giảm nghèo tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa để người
nghèo tiếp cận và tham gia; mô hình giảm nghèo liên kết giữa người nghèo và
doanh nghiệp; đồng thời, kết nối người nghèo với thị trường thông qua các hình
thức phát triển các đơn vị cung cấp dịch vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đối với
hộ nghèo;
- Tăng cường công tác dạy nghề có địa
chỉ, tạo việc làm và hỗ trợ người lao động, nhất là trong
các hộ nghèo, cận nghèo đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài;
- Xây dựng mô hình hợp tác xã, tổ hợp
tác, tổ tự quản, hộ gia đình thoát nghèo, sản xuất giỏi, làm kinh tế giỏi tiêu biểu. Khuyến khích các doanh nghiệp giúp đỡ hộ nghèo;
vận động các hộ khá giả giúp đỡ hộ nghèo;
- Gắn công tác giảm nghèo với công
tác phòng, chống dịch bệnh, thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu, hạn chế tối đa các trường hợp phát sinh mới các hộ nghèo hoặc
tái nghèo do ảnh hưởng của dịch bệnh, thiên tai, biến đổi khí hậu;
- Huy động và sử dụng hiệu quả nguồn
lực đầu tư cho công tác giảm nghèo;
- Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực,
hiệu quả công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo; tăng cường phối hợp giữa các
cấp, các ngành, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội,
các địa phương trong thực hiện công tác giảm nghèo;
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về giảm
nghèo, tăng cường cung cấp thông tin, giúp người nghèo kết nối với thị trường lao động, thị trường hàng hóa...;
- Xây dựng và tổ chức triển khai thực
hiện công tác kiểm tra và giám sát, đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu giảm
nghèo bền vững theo từng giai đoạn, thường xuyên hoặc đột xuất...
2. Giai đoạn
2026-2030
a) Mục tiêu
Thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều
bền vững, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo tiếp cận các dịch
vụ xã hội cơ bản, nâng cao chất lượng cuộc sống.
b) Nhiệm vụ và giải pháp
Xây dựng và thực hiện Kế hoạch thực
hiện chương trình giảm nghèo bền vững trên địa bàn thành phố giai đoạn 2026 -
2030 trên cơ sở Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững của Trung
ương; Nghị quyết Đại hội đảng bộ thành phố và phù hợp với tình hình phát triển của thành phố giai đoạn 2026-2030 và các văn bản hướng dẫn
có liên quan.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội
a) Chủ trì, phối hợp với các Sở,
ngành liên quan tham mưu UBND thành phố Kế hoạch triển khai thực hiện chương
trình mục tiêu giảm nghèo bền vững giai đoạn 2022-2025, giai đoạn 2026-2030; Kế
hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu “Không có hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt
khó khăn giai đoạn 2022-2025”; đồng thời xây dựng kế hoạch cụ thể hàng năm.
b) Nghiên cứu, phối hợp với các đơn vị
liên quan tham mưu UBND trình HĐND thành phố chuẩn nghèo và các chính sách giảm
nghèo.
c) Phối hợp tổ chức triển khai Phong
trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai
bị bỏ lại phía sau” và các chương trình, phong trào khác liên quan đến Chương
trình giảm nghèo.
d) Tổ chức thực hiện các nội dung đa dạng
hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo, giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền
vững thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2022-2025 theo từng
năm và giai đoạn;
đ) Thực hiện công tác đạo tạo, tập huấn
nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ làm công tác giảm nghèo các cấp; kiểm tra, giám
sát việc thực hiện các chính sách giảm nghèo và đề xuất khen thưởng kịp thời.
2. Sở Tài chính
Trên cơ sở đề nghị của Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội, căn cứ luật Ngân sách Nhà nước, các văn bản hướng dẫn Trung
ương, thành phố và khả năng cân đối ngân sách, tổng
hợp, tham mưu UBND thành phố trình HĐND thành phố phê duyệt kinh
phí chi thường xuyên cho các đơn vị, địa phương theo quy định của pháp luật về
phân cấp ngân sách Nhà nước để thực hiện nhiệm vụ tại Kế hoạch này.
3. Sở Y tế
a) Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện nội
dung cải thiện dinh dưỡng thuộc Chương trình mục tiêu giảm
nghèo bền vững giai đoạn 2022-2025 và các giai đoạn tiếp
theo trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Y tế.
b) Phối hợp với các đơn vị có liên
quan hỗ trợ y tế cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ thoát nghèo trên địa bàn
thành phố.
4. Sở Giáo dục và Đào tạo
a) Thực hiện các giải pháp hỗ trợ cho
trẻ em, học sinh thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ thoát nghèo tiếp cận các dịch
vụ xã hội cơ bản về giáo dục.
b) Nghiên cứu tham mưu các chính
sách, tổ chức hỗ trợ chi phí học tập cho trẻ em mầm non, học
sinh phổ thông thuộc hộ nghèo, cận nghèo và hộ thoát nghèo.
5. Sở Xây dựng
Phối hợp tham mưu đề xuất các chính
sách hỗ trợ về nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo; hỗ trợ hộ nghèo đang ở nhà
thuê, nhà có đông nhân khẩu, có bức xúc về nhà ở được bố trí
thuê căn hộ chung cư hoặc mua nhà ở xã hội; thực hiện các giải pháp hỗ trợ hộ
nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản về nhà ở.
6. Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn
Chủ trì, phối hợp hướng dẫn thực hiện
việc hỗ trợ phát triển sản xuất trên địa bàn thành phố và nội dung hỗ trợ phát
triển sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững giai đoạn
2022-2025 trên cơ sở định hướng của Trung ương.
7. Sở Thông tin và Truyền thông
a) Chủ trì thực hiện nội dung truyền
thông và giảm nghèo về thông tin thuộc Chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững
giai đoạn 2022-2025 theo định hướng của Trung ương và trên địa bàn thành phố.
b) Phối hợp với các Sở, ngành, địa
phương hướng dẫn các cơ quan báo, đài thực hiện tốt việc
tuyên truyền chủ trương, chính sách, các mô hình giảm nghèo hiệu quả, các tổ chức,
cá nhân điển hình tiên tiến, các tấm gương tiêu biểu trong công tác giảm nghèo.
8. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
thành phố, các hội, đoàn thể
Tổ chức tuyên truyền, vận động nhân
dân và các hội viên, đoàn viên tham gia thực hiện tốt các chính sách giảm
nghèo; vận động các nguồn lực hỗ trợ thực hiện chính sách giảm nghèo; phối hợp
giám sát việc triển khai thực hiện các chính sách giảm nghèo trên địa bàn thành
phố.
9. Chi nhánh Ngân hàng Chính sách
xã hội thành phố
Chủ trì tham mưu đề xuất cơ chế hỗ trợ
cho vay vốn đối với những hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo của thành phố;
Chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả nguồn vốn tín dụng đối với hộ nghèo, hộ
cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác, đảm bảo đúng đối
tượng, quy trình, hồ sơ vay vốn theo quy định.
10. Bảo hiểm xã hội thành phố
Phối hợp đề xuất
chính sách hỗ trợ bảo hiểm tự nguyện đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo; thực hiện cấp thẻ bảo hiểm y tế cho các đối
tượng đảm bảo kịp thời, đầy đủ.
11. Các sở, ngành, đơn vị
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của ngành
nghiên cứu đề xuất các chính sách hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát
nghèo; lồng ghép trong xây dựng kế hoạch để tuyên truyền Chương trình giảm
nghèo bằng nhiều hình thức phù hợp; thực hiện các chính sách về giảm nghèo và
phối hợp với các địa phương giúp đỡ hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, hộ
nghèo, hộ cận nghèo.
12. UBND các quận, huyện
a) Xác định các chỉ tiêu, nhiệm vụ giảm
nghèo bền vững là trọng tâm trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế
xã hội hằng năm và giai đoạn.
b) Tổ chức thực hiện hiệu quả, thực
chất Phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại
phía sau”.
c) Tổ chức thực hiện đầy đủ, kịp thời
các chế độ, chính sách đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo,
trong đó tập trung các chính sách hỗ trợ có điều kiện về đào tạo nghề, giới thiệu
việc làm, sinh kế...; đồng thời thực hiện xã hội hóa để hỗ
trợ hộ nghèo thoát nghèo bền vững.
d) Căn cứ Kế hoạch thực hiện Chương
trình giảm nghèo của thành phố và tình hình thực tế ở địa phương, hằng năm tiến
hành xây dựng kế hoạch cụ thể hóa triển khai thực hiện, đảm bảo hoàn thành các
chỉ tiêu kế hoạch về giảm nghèo. Gắn công tác giảm nghèo với
công tác phòng, chống dịch bệnh, thiên tai và thích ứng
với biến đổi khí hậu, hạn chế tối đa các trường
hợp phát sinh mới hộ nghèo.
IV. CHẾ ĐỘ BÁO
CÁO, SƠ KẾT, TỔNG KẾT
1. Định kỳ 06 tháng (vào ngày 31/5),
cuối năm (vào ngày 30/11) đề nghị các Sở, ban, ngành, hội, đoàn thể, các địa phương căn cứ theo nhiệm vụ báo cáo kết quả thực hiện về UBND
thành phố qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ
đạo Chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững để tổng hợp báo
cáo Thành ủy.
2. Hằng năm và kết thúc giai đoạn
UBND các phường, xã, quận, huyện và thành phố tổ chức hội nghị sơ, tổng kết
tình hình thực hiện Kế hoạch.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện công tác
giảm nghèo bền vững đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Đề nghị các đơn vị, địa phương tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả./.
Nơi nhận:
- TT Thành ủy;
- TT HĐND thành phố;
- UBMTTQVN TP;
- Các sở, ban, ngành, hội, đoàn thể TP;
- BCĐ CTMTGN bền vững TP;
- UBND các quận, huyện;
- Lưu VT, LĐTBXH, KGVX.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Ngô Thị Kim Yến
|