Kế hoạch 288/KH-UBND năm 2021 về đảm bảo cân đối, cung cầu hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong thời gian bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

Số hiệu 288/KH-UBND
Ngày ban hành 20/09/2021
Ngày có hiệu lực 20/09/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Phan Quý Phương
Lĩnh vực Thương mại,Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 288/KH-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 20 tháng 9 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

ĐẢM BẢO CÂN ĐỐI, CUNG CẦU HÀNG HÓA THIẾT YẾU PHỤC VỤ NHU CẦU TIÊU DÙNG CỦA NHÂN DÂN TRONG THỜI GIAN BỊ ẢNH HƯỞNG CỦA DỊCH COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Căn cứ Chỉ thị 07/CT-BCT ngày 12/5/2021 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường; chống các hành vi đầu cơ, găm hàng và vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại trong tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp;

Để chủ động đảm bảo cung ứng các mặt hàng thiết yếu phục vụ cho người dân trong tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Kế hoạch đảm bảo cân đối, cung cầu hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong thời gian bị ảnh hưởng của dịch Covid- 19 trên địa bàn tỉnh như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Đảm bảo nguồn cung hàng hóa, nhu yếu phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân và các đối tượng tại khu cách ly tập trung hoặc vùng cách ly trong trường hợp dịch Covid-19 lan rộng.

- Các đơn vị sản xuất, kinh doanh đẩy mạnh tạo nguồn hàng, tăng lượng dự trữ đảm bảo số lượng, chất lượng, ổn định giá bán, tổ chức cung ứng kịp thời khi dịch lây lan nhanh trên địa bàn tỉnh; tránh đứt, gãy chuỗi cung ứng, sẵn sàng nguồn hàng phục vụ nhân dân và các địa phương có khu vực phong tỏa, cách ly.

- Có sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong việc tổ chức cung ứng, phân phối hàng hóa trên địa bàn thành phố nhằm phục vụ nhu cầu thiết yếu, đảm bảo an sinh xã hội trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19.

II. KHẢ NĂNG CÂN ĐỐI CUNG CẦU HÀNG HÓA VÀ HỆ THỐNG PHÂN PHỐI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

1. Nhu cầu hàng hóa trên địa bàn tỉnh (trạng thái bình thường)

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thừa thiên Huế có khoảng 1,3 triệu dân, do đó cần một lượng hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân:

- Gạo: Nhu cầu của tỉnh là 21.840 tấn gạo trong tháng, đáp ứng được khoản 23.625 tấn/tháng, cơ bản đáp ứng nhu cầu trên địa bàn tỉnh.

- Thịt lợn: Nhu cầu của tỉnh 1.638 tấn/tháng, đáp ứng được 2.700 tấn/tháng, đáp ứng nhu cầu của người dân trên địa bàn tỉnh.

- Thịt trâu, bò: Nhu cầu của toàn tỉnh là 2.600 tấn/tháng, đáp ứng được 7.500 tấn/tháng, đáp ứng nhu cầu trên địa bàn tỉnh.

- Thịt gia cầm: Nhu cầu của toàn tỉnh là 1.820 tấn/tháng, đáp ứng 120 tấn/tháng (đạt 6,6 %), nhu cầu cn cung cấp từ các tỉnh, thành phố khác là 1.700 tấn/tháng (93,4%).

- Trứng gia cầm: Nhu cầu của tỉnh là 18,2 triệu quả/tháng, khả năng cung ứng của tỉnh 3,3 triệu quả/tháng (đạt 18,1%), nhu cầu cần cung cấp từ các tỉnh, thành phố khác là 14,9 triệu quả/tháng (81,9%).

- Thủy sản: Nhu cầu của tỉnh 1.893 tấn/tháng, đáp ứng là 6.000 tấn/tháng như vậy sản lượng thủy sản trên địa bàn đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân, có khả năng bù đắp cho các mặt hàng thịt khác trong trường hợp thiếu hàng.

- Thực phẩm chế biến: nhu cầu tiêu dùng của tỉnh là 650 tấn/tháng; khả năng sản xuất của tỉnh 283 tấn/tháng (đạt 43,5%), nhu cầu cung cấp từ các tỉnh, thành phố khác là 367 tấn/tháng (56,5%)

- Rau củ: Nhu cầu của tỉnh là 6.000 tấn/tháng, khả năng đáp ứng thời điểm vụ hè hiện tại khoảng 3.700 tấn/tháng (đạt 61,6%) nhu cầu cần cung cấp từ các tỉnh, thành phố khác 2.300 tấn (38,4%)

- Mì ăn liền: Nhu cầu của tỉnh là 43.300 thùng/tháng, lượng hàng dự trữ của các đơn vị phân phối và địa phương hiện có 117.215 thùng.

- Khẩu trang kháng khuẩn, khẩu trang y tế: Nhu cầu tiêu dùng khẩu trang kháng khuẩn là 7,8 triệu chiếc/tháng. Khả năng sản xuất của 01 đơn vị sản xuất khẩu trang kháng khuẩn cung cấp 4,5 triệu chiếc/tháng và 01 đơn vị sản xuất khẩu trang vải 900 nghìn chiếc/tháng, trong trường hợp nhu cầu tăng cao một số đơn vị may mặc có thể sản xuất khẩu trang kháng khuẩn để đáp ứng nhu cầu trên địa bàn tỉnh.

2. Nhu cầu hàng hóa trên địa bàn phục vụ công tác phòng, chống dịch

Lượng hàng hóa thiết yếu tiêu dùng và lưu thông trong tháng dịch tăng gấp 2 lần so với tháng thường (bao gồm cả dự trữ) (Chi tiết tại Phụ lục I).

3. Hệ thống cung ứng hàng hóa trên địa bàn tỉnh

- Hệ thống siêu thị: 4 siêu thị; Hệ thống chợ: 150 chợ; Hệ thống cửa hàng tiện lợi vinmart: 24 cái. Ngoài ra có hàng chục nghìn cửa hàng tạp hóa, cửa hàng nông sản trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố Huế; 11 chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản an toàn.

- Các kênh bán hàng đa phương tiện: bán hàng qua website, hotline, app....

Trong trường hợp cần thiết bổ sung thêm gần 153 điểm bán hàng lưu động (chi tiết tại Phụ lục II), các điểm trung chuyển hàng hóa, chuyển các siêu thị, cửa hàng bán hàng không thiết yếu sang bán hàng thiết yếu. Huy động thêm các đối tượng khác tham gia bán hàng bình ổn thị trường.

III. PHƯƠNG ÁN ĐẢM BẢO NGUỒN CUNG LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM THIẾT YẾU PHỤC VỤ NHÂN DÂN

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ