Kế hoạch 284/KH-GDĐT-VP về công tác quản lý nhà nước về văn thư, lưu trữ và quản lý tài liệu lưu trữ năm 2019 do Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Số hiệu | 284/KH-GDĐT-VP |
Ngày ban hành | 29/01/2019 |
Ngày có hiệu lực | 29/01/2019 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh |
Người ký | Lê Hồng Sơn |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính,Văn hóa - Xã hội |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 284/KH-GDĐT-VP |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 01 năm 2019 |
KẾ HOẠCH
CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VĂN THƯ, LƯU TRỮ VÀ QUẢN LÝ TÀI LIỆU LƯU TRỮ NĂM 2019
Thực hiện Công văn số 182/KH-SNV ngày 14 tháng 01 năm 2019 của Sở Nội vụ về kế hoạch công tác quản lý nhà nước về văn thư, lưu trữ và quản lý tài liệu lưu trữ năm 2019;
Căn cứ vào tình hình thực tế về công tác văn thư, lưu trữ của các đơn vị trực thuộc ngành giáo dục, Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện Kế hoạch công tác văn thư, lưu trữ năm 2019 với các nội dung cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- Tăng cường Công tác quản lý nhà nước về văn thư, lưu trữ và hoạt động nghiệp vụ về công tác văn thư, lưu trữ đối với các đơn vị trực thuộc. Từ đó, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về văn thư, lưu trữ trong các đơn vị trường học, các cơ sở giáo dục từng bước đi vào nền nếp và thực hiện đúng các quy định của pháp luật.
- Hiện đại hóa công tác văn thư, lưu trữ để thực hiện tốt hơn việc chỉ đạo, điều hành, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính trong giai đoạn hiện nay.
II. NỘI DUNG, NHIỆM VỤ CÔNG TÁC VĂN THƯ, LƯU TRỮ:
1. Công tác quản lý nhà nước về văn thư, lưu trữ:
Tăng cường tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật hiện hành và văn bản hướng dẫn nghiệp vụ về văn thư, lưu trữ thông qua trang web của Sở Giáo dục và Đào tạo và các Hội nghị tập huấn. Để nâng cao nhận thức đối với cán bộ, công chức, viên chức về vai trò, tầm quan trọng của công tác văn thư, lưu trữ.
- Thực hiện việc quản lý tài liệu lưu trữ điện tử theo quy định của pháp luật;
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động văn thư, lưu trữ.
- Thực hiện chế độ phụ cấp độc hại cho cán bộ, công chức, viên chức làm công tác lưu trữ trong các cơ quan, đơn vị.
- Tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ văn thư, lưu trữ đối với các đơn vị trực thuộc ngành giáo dục và đào tạo;
Xây dựng kế hoạch kiểm tra công tác văn thư, lưu trữ đối với các đơn vị trực thuộc tập trung vào những vấn đề sau:
+ Ban hành Quy chế công tác văn thư, lưu trữ của cơ quan, tổ chức;
+ Ban hành Quy định về thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu hình thành phổ biến trong hoạt động của cơ quan, tổ chức theo quy định tại Thông tư 09/2011/TT-BNV ngày 03 tháng 6 năm 2011 của Bộ Nội vụ;
+ Công tác lập hồ sơ hiện hành và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ cơ quan theo quy định tại Thông tư 07/2012/TT-BNV ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Bộ Nội vụ;
+ Công tác soạn thảo, ban hành và quản lý văn bản đi;
+ Công tác tiếp nhận, quản lý văn bản đến;
+ Quản lý và sử dụng con dấu của cơ quan theo quy định của pháp luật;
+ Công tác thu thập, chỉnh lý tài liệu, tài liệu tồn đọng;
+ Công tác bảo quản và khai thác, sử dụng hồ sơ, tài liệu lưu trữ;
+ Bố trí phòng, kho lưu trữ và các trang thiết bị đảm bảo an toàn tài liệu lưu trữ;
+ Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác văn thư, lưu trữ;
- Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê về công tác văn thư, lưu trữ và tài liệu lưu trữ theo quy định tại Thông tư số 09/2013/TT-BNV ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Bộ Nội vụ;
- Tăng cường bố trí kinh phí cho công tác lưu trữ theo quy định tại Điều 39 của Luật lưu trữ.
2. Công tác tuyển dụng và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn: