Kế hoạch 282/KH-UBND năm 2021 triển khai thực hiện Quyết định 982/QĐ-LĐTBXH về Kế hoạch thực hiện Quyết định 1363/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Đề án “Phát triển trường cao đẳng chất lượng cao đến năm 2025” do thành phố Hải Phòng ban hành

Số hiệu 282/KH-UBND
Ngày ban hành 28/12/2021
Ngày có hiệu lực 28/12/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hải Phòng
Người ký Lê Khắc Nam
Lĩnh vực Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 282/KH-UBND

Hải Phòng, ngày 28 tháng 12 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 982/QĐ-LĐTBXH NGÀY 26/8/2021 CỦA BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 1363/QĐ-TTG NGÀY 11/10/2019 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG ĐỀ ÁN “PHÁT TRIỂN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CHẤT LƯỢNG CAO ĐẾN NĂM 2025”

Thực hiện Quyết định số 982/QĐ-LĐTBXH ngày 26/8/2021 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (sau đây gọi là Quyết định số 982/QĐ-LĐTBXH) ban hành Kế hoạch thực hiện Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 11/10/2019 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi là Quyết định 1363/QĐ-TTg) về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Đề án “Phát triển trường cao đẳng chất lượng cao đến năm 2025” (sau đây gọi là Đề án), Ủy ban nhân dân thành phố xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 982/QĐ-LĐTBXH (Kế hoạch), như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

1. Tổ chức triển khai có hiệu quả, đúng tiến độ các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Quyết định số 982/QĐ-LĐTBXH, Quyết định số 1363/QĐ-TTg thuộc trách nhiệm của Ủy ban nhân dân thành phố.

2. Xác định nhiệm vụ, tiến độ, trách nhiệm cụ thể đối với từng đơn vị liên quan trong việc thực hiện Đề án, đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho hội nhập, phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và đất nước trong tình hình mới.

3. Bảo đảm tính khả thi, bao quát toàn diện các nhiệm vụ được giao thực hiện và nhiệm vụ thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân thành phố.

4. Từng bước mở rộng đào tạo các ngành, nghề đã thí điểm, có học sinh, sinh viên tốt nghiệp được các tổ chức giáo dục đào tạo quốc tế có uy tín đánh giá, công nhận văn bằng, chứng chỉ.

5. Phấn đấu đến năm 2025 có ít nhất 01 trường cao đẳng công lập trực thuộc, thành phố được đánh giá, công nhận trường cao đẳng chất lượng cao.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP:

1. Tăng cường công tác truyền thông về đào tạo nhân lực có tay nghề và phát triển trường chất lượng cao:

Tiếp tục đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền sâu rộng, thường xuyên với các hình thức phù hợp đến toàn thể đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp (GDNN), nhà giáo GDNN và học sinh, sinh viên, học viên học GDNN, các tầng lớp nhân dân và các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan nhằm nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm, tạo sự đồng thuận, huy động được sự tham gia tích cực của toàn xã hội về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.

2. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, dự án đầu tư phát triển trường cao đẳng chất lượng cao:

Hướng dẫn các trường cao đẳng thuộc thành phố quản lý rà soát, đánh giá các tiêu chí công nhận trường cao đẳng chất lượng cao theo quy định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (về quy mô đào tạo, trình độ nhà giáo; gắn kết với doanh nghiệp trong đào tạo và việc làm sau đào tạo; quản trị nhà trường; trình độ học sinh, sinh viên sau đào tạo) để xây dựng Kế hoạch phát triển trường cao đẳng chất lượng cao, xây dựng Dự án đầu tư trường cao đẳng chất lượng cao, xây dựng Dự án đầu tư ngành, nghề trọng điểm ban hành theo Quyết định số 1769/QĐ-LĐTBXH ngày 25/11/2019 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; xây dựng Kế hoạch thực hiện công tác kiểm định chất lượng cơ sở GDNN nhằm bảo đảm đáp ứng điều kiện cần để được đánh giá, công nhận trường cao đẳng chất lượng cao.

3. Tăng cường các điều kiện bảo đảm chất lượng, đổi mới công tác quản lý và giảng dạy theo hướng tiếp cận trình độ của các nước tiên tiến trên thế giới đối với các trường cao đẳng được lựa chọn đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở GDNN và đáp ứng các tiêu chí của trường cao đẳng chất lượng cao:

a) Về chương trình, giáo trình đào tạo:

- Tiếp tục triển khai có hiệu quả Đề án “Chuyển giao các bộ chương trình; đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý GDNN; đào tạo thí điểm các ngành, nghề trọng điểm cấp độ ASEAN, quốc tế” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Từng bước nhân rộng đào tạo các ngành, nghề đã thí điểm theo chương trình chuyển giao trong hệ thống các cơ sở GDNN.

- Tiếp tục hướng dẫn, chỉ đạo các trường cao đẳng trực thuộc xây dựng Đề án đào tạo chương trình chất lượng cao theo Thông tư số 21/2018/TT-BLĐTBXH ngày 30/11/2018 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định tiêu chí xác định chương trình chất lượng cao trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng; xây dựng và ban hành chương trình đào tạo trên cơ sở khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp cho từng ngành, nghề đào tạo.

b) Về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý GDNN và học sinh, sinh viên:

- Đào tạo, bồi dưỡng đạt chuẩn cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý GDNN theo yêu cầu của chương trình đào tạo được chuyển giao, chương trình đào tạo ngành, nghề trọng điểm.

- Đào tạo ngoại ngữ, tin học cho nhà giáo, cán bộ quản lý và học sinh, sinh viên học các ngành, nghề trọng điểm có đủ năng lực, trình độ quản lý, giảng dạy, học tập và nghiên cứu theo tiêu chí của trường cao đẳng chất lượng cao.

- Đào tạo, bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp, giáo dục đạo đức, lối sống, văn hóa ứng xử, ý thức tuân thủ luật pháp, chấp hành kỷ luật lao động, năng lực hướng nghiệp, năng lực khởi nghiệp, năng lực hội nhập quốc tế, năng lực số hóa và kỹ năng mềm, phát huy khả năng chủ động, sáng tạo cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý và học sinh, sinh viên của trường cao đẳng chất lượng cao.

c) Về cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo:

Tập trung hỗ trợ đầu tư đồng bộ cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo, phần mềm, học liệu đào tạo theo yêu cầu của chương trình đào tạo ngành, nghề trọng điểm.

d) Về kiểm soát chất lượng GDNN trong quá trình đào tạo và sau đào tạo:

- Phát triển hoạt động kiểm định và bảo đảm chất lượng cơ sở GDNN; tổ chức xếp hạng cơ sở GDNN theo chỉ số cạnh tranh trong hệ thống GDNN; công khai về các điều kiện bảo đảm chất lượng các cơ sở GDNN. Đẩy mạnh hoạt động phát triển kỹ năng nghề cho người học và người lao động; tiếp tục thực hiện có hiệu quả hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho người lao động trên cơ sở khung kỹ năng nghề quốc gia.

- Tăng cường phối hợp giữa nhà trường với doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động để đánh giá chất lượng đào tạo thông qua tuyển dụng, sử dụng lao động sau đào tạo. Khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện đánh giá kỹ năng nghề cho người lao động theo tiêu chuẩn của doanh nghiệp không thấp hơn tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia.

4. Thực hiện các cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển trường cao đẳng chất lượng cao:

[...]