Kế hoạch 2781/KH-UBND năm 2013 chăm sóc lồng ghép bà mẹ, trẻ nhỏ và giảm suy dinh dưỡng thấp còi giai đoạn 2013 - 2016 của tỉnh Kon Tum

Số hiệu 2781/KH-UBND
Ngày ban hành 02/12/2013
Ngày có hiệu lực 02/12/2013
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Kon Tum
Người ký Lê Thị Kim Đơn
Lĩnh vực Thể thao - Y tế,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2781/KH-UBND

Kon Tum, ngày 02 tháng 12 năm 2013

 

KẾ HOẠCH

CHĂM SÓC LỒNG GHÉP BÀ MẸ, TRẺ NHỎ VÀ GIẢM SUY DINH DƯỠNG THẤP CÒI GIAI ĐOẠN 2013 - 2016 CỦA TỈNH KON TUM

Phần thứ nhất

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH CHĂM SÓC SỨC KHỎE DINH DƯỠNG BÀ MẸ, TRẺ NHỎ TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2006-2012

I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHĂM SÓC BÀ MẸ, TRẺ EM

Trong những năm qua, ngành Y tế đã có nhiều cải thiện trong việc cung cp các dịch vụ y tế cho phụ nữ và tr em. Đến năm 2012, t lệ phụ nđược khám thai 3 lần đạt 62,7%, tỷ lệ phụ nữ đ được cán bộ y tế đỡ đạt mức 86,3%. Tỷ lệ tr em dưới 01 tuổi được tiêm chng đầy đủ 8 bệnh (lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, sởi, viêm gan B, viêm não Nhật Bn) đạt 97,5%.

Tỷ lệ trẻ sơ sinh < 2500 gram có xu hướng giảm dần trong các năm qua, tuy nhiên vẫn còn mức cao. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tui suy dinh dưỡng thể nhẹ cân giảm từ 38,4% (năm 2001) xuống còn 26,3% (năm 2012), trung bình mi năm gim 1,0% chưa đạt mục tiêu của tỉnh đề ra là 1,5% và vẫn còn cao so với cả nước là (16,2%). Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể thấp còi gim từ 47% (năm 2001) xuống còn 40,6% (năm 2012), trung bình mi năm giảm 0,53% chưa đạt mục tiêu của tỉnh đề ra là 1,5%. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi vẫn còn mức cao và giảm rt chậm. T lệ trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu vẫn còn thấp (< 1%).

Tình hình tử vong trẻ em trên địa bàn tnh trong năm 2012, tỷ suất chết của trẻ dưới 1 tuổi chiếm 40‰, và tỷ suất chết của trẻ dưới 5 tui chiếm 48‰ 1

Chương trình phòng chng thiếu Vitamin A trong những năm qua trin khai rất hiệu quả, bổ sung Vitamin A liều cao tổ chức hàng năm 2 đợt vào ngày 1-2/6 và 1-2/12 cho trẻ em từ 6-60 tháng tuổi đạt > 98%, bà mẹ sau sinh trong tháng uống Vitamin A đạt > 80%. Tỷ lệ phụ nữ có thai uống viên st trong 3 tháng đầu của thời k thai nghén ch đạt 38,2% và hơn 40% phụ nữ mang thai không uống viên sắt trong suốt thời gian mang thai 2

Kết quả điều tra 30 cụm về dinh dưỡng hàng năm ca Viện Dinh dưỡng cho thấy: Kiến thức của các bà mẹ về dinh dưỡng gia đình ngày càng được nâng lên. Việc thực hiện cân đi giữa 4 nhóm thức ăn ngày càng được áp dụng rộng rãi trong cộng đồng. Các bà mẹ không còn kiêng khem cho trẻ ăn khi bệnh, thay vào đó các bà mẹ đã thực hiện bổ sung đầy đủ các chất dinh dưng trong thức ăn khi trẻ bệnh. Việc thực hành dinh dưỡng hợp lý và thực hiện an toàn vệ sinh thực phm trong các gia đình ngày càng được chú trọng.

Tuy nhiên, các chỉ tiêu về sức khỏe cũng như việc cung cấp dịch vụ y tế các khu vực hành chính và nhóm dân tộc khác nhau còn có những chênh lệch. Ở vùng sâu, vùng xa, các chỉ tiêu về sức khe và tỷ lệ sử dụng dịch vụ y tế còn thp so với khu vực thị trấn, thành phố. Một số tr miền núi chưa được tiêm chng đầy đ. Đến năm 2012, toàn tnh có 81/97 trạm y tế xã, phường, thị trấn có bác sĩ.

Theo kết quả công bố của Ủy ban nhân dân tỉnh năm 2012, tỷ lệ số dân nông thôn sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh là 72,69%, thấp hơn bình quân của khu vực Tây Nguyên (74%) và cả nước (78%); có 11,69% số dân nông thôn sử dụng nước sạch đạt QCVN 02:2009/BYT và 37,06% số hộ nông thôn sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh3. Chất thải sinh hoạt chưa được thu gom đầy đủ nhất là ở vùng nông thôn. Một số cơ sở y tế chưa có đủ điều kiện để xử lý đúng các chất thải y tế.

II. KHÓ KHĂN, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN

1. Khó khăn, hạn chế:

- Trong điều kiện kinh tế - xã hội ca tnh còn khó khăn, việc nhận thức các vn đề về dinh dưỡng, sức khỏe sinh sản còn nhiều hạn chế, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, do đó những vùng này t lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em còn rất cao. Tỷ lệ suy dinh dưỡng tr em dưới 5 tui th nhẹ cân ca huyện Tu Mơ Rông và Kon Plông cao gấp 2 ln so với thành phố Kon Tum và cao gấp 1,63 ln so với huyện Đăk Hà.

- Tình trạng thiếu năng lượng trường diễn và thiếu máu ca phụ nữ tuổi sinh đẻ, phụ nữ mang thai ở các xã vùng sâu, vùng xa còn khá cao.

- Tỷ lệ trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu vn còn thp < 1% mặc dù tỷ lệ bú mẹ trong giờ đầu đạt > 96%.

- Công tác truyền thông dinh dưỡng chưa bao ph hết đến đối tượng, đặc biệt là gia đình nghèo, gia đình ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đng bào dân tộc thiểu s.

2. Nguyên nhân:

2.1. Về phía hệ thống y tế

- Kinh phí dành cho hoạt động chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ nhỏ, phòng chống suy dinh dưỡng còn thấp, chưa thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu trong thời gian cũng như triển khai các hoạt động giai đoạn tới.

- Khả năng cung ứng các dịch vụ can thiệp dinh dưỡng còn nhiều hạn chế, hiệu quả chưa cao. Lực lượng chuyên trách, cộng tác viên dinh dưỡng còn hạn chế về kiến thức, thường xuyên thay đổi không đáp ứng yêu cầu triển khai hoạt động dinh dưỡng tại cộng đồng nhất là trong các đợt cân đo trẻ em và truyền thông dinh dưỡng tại hộ gia đình.

- Truyền thông về dinh dưỡng chưa đa dạng, hiệu qu chưa cao, trang thiết bị y tế, thiết bị truyền thông, thuốc thiết yếu cho bà mẹ và trẻ em cung ứng thiếu thốn.

2.2. Về phía người dân

- Tại các xã vùng sâu, vùng xa tình trạng ba ăn gia đình chưa đảm bo an toàn, trong bữa ăn vn còn thiếu lương thực, thiếu thực phẩm, nht là vào những tháng giáp hạt và mưa lũ.

- Nhiều bà mẹ có kiến thức thực hành dinh dưỡng, nhưng không có điu kiện kinh tế và thời gian đ chăm sóc ba ăn hàng ngày cho trẻ, đặc biệt là đi với các tr đang bị bệnh hoặc suy dinh dưỡng cấp.

2.3. Về tổ chức thực hiện

- Một số cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương chưa thực sự quan tâm chỉ đạo công tác phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em trên địa bàn; chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em.

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ