ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 278/KH-UBND
|
Vĩnh Phúc, ngày
10 tháng 11 năm 2023
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 843/QĐ-TTG NGÀY 14/7/2023
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA HOÀN THIỆN
CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT NHẰM THÚC ĐẨY THỰC HÀNH KINH DOANH CÓ TRÁCH NHIỆM TẠI VIỆT
NAM GIAI ĐOẠN 2023-2027
Thực hiện Quyết định số
843/QĐ-TTg ngày 14/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành chương trình hành
động quốc gia hoàn thiện chính sách và pháp luật nhằm thúc đẩy thực hành kinh
doanh có trách nhiệm tại Việt Nam giai đoạn 2023-2027, UBND tỉnh Vĩnh Phúc ban
hành Kế hoạch triển khai thi hành trên địa bàn tỉnh với các nội dung sau:
I. MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU
1. Mục đích
- Thực hiện có hiệu quả Quyết định
số 843/QĐ-TTg ngày 14/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ, nâng cao nhận thức và
năng lực của các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng về thực hành kinh
doanh có trách nhiệm, góp phần thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát
triển bền vững.
- Nâng cao hiệu quả, chất lượng
trong thực hiện công tác tổ chức thi hành pháp luật liên quan đến thực hành
kinh doanh có trách nhiệm của doanh nghiệp ở Việt Nam, nâng cao hiệu quả kiểm
tra, giám sát và thúc đẩy việc tiếp cận các biện pháp khắc phục.
- Hoàn thiện các chế tài để xử
lý các hành vi vi phạm liên quan đến thực hành kinh doanh có trách nhiệm trên địa
bàn tỉnh.
2. Yêu cầu
- Các cơ quan trên địa bàn tỉnh
căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, xây dựng các biện pháp ưu tiên, khuyến
khích đối với các doanh nghiệp thực hành kinh doanh có trách nhiệm.
- Đảm bảo các doanh nghiệp tuân
thủ đúng các quy định pháp luật về thực hành kinh doanh có trách nhiệm, khuyến
khích các doanh nghiệp thực hành kinh doanh có trách nhiệm trên mức quy định tối
thiểu của pháp luật, qua đó đóng góp vào sự phát triển kinh tế-xã hội bền vững.
II. NỘI DUNG
THỰC HIỆN
1. Nâng
cao nhận thức, tăng cường năng lực cho các cơ quan, tổ chức có liên quan và
doanh nghiệp, người dân về chính sách, pháp luật về thực hành kinh doanh có
trách nhiệm
1.1. Thực hiện có hiệu quả các
biện pháp nhằm nâng cao nhận thức, tăng cường năng lực cho cơ quan, tổ chức có
liên quan và doanh nghiệp, người dân về chính sách, pháp luật về thực hành kinh
doanh có trách nhiệm; nâng cao năng lực của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm
hành chính, của Điều tra viên, năng lực tư vấn pháp luật của đội ngũ Luật sư
trong các hoạt động liên quan đến thực hành kinh doanh có trách nhiệm.
- Cơ quan thực hiện: Các sở,
ngành, UBND huyện, thành phố, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Hiệp hội doanh nghiệp,
Liên minh Hợp tác xã; Đoàn Luật sư, Hội Luật gia; Liên đoàn Lao động tỉnh.
- Kết quả đầu ra: Lựa chọn thực
hiện các biện pháp phù hợp với điều kiện của cơ quan, đơn vị địa phương như: Tổ
chức các hội nghị, tập huấn, bồi dưỡng, biên soạn tài liệu, sách, tờ rơi…, nâng
cao nhận thức, năng lực; nhận thức, năng lực về chính sách pháp luật về thực
hành kinh doanh có trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và công chức,
người dân (bao gồm năng lực của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính,
của điều tra viên, của luật sư) được nâng cao.
- Thời hạn hoàn thành: Năm
2027.
1.2. Tập huấn nâng cao trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ Thẩm phán, Kiểm sát viên và chức danh có liên
quan trong việc giải quyết các vụ việc có liên quan đến thực hành kinh doanh có
trách nhiệm.
- Cơ quan chủ trì: Đề nghị Toà
án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân tỉnh chủ trì;
- Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp,
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài nguyên và
Môi trường, Sở Công Thương, Đoàn Luật sư, Hội Luật gia.
- Kết quả đầu ra: Các báo cáo về
hoạt động tập huấn nâng cao năng lực; năng lực của đội ngũ Thẩm phán, Kiểm sát
viên và chức danh có liên quan trong giải quyết các vụ việc có liên quan đến thực
hành kinh doanh có trách nhiệm được nâng cao.
- Thời hạn hoàn thành: Năm
2027.
1.3. Truyền thông, xây dựng các
chuyên mục để tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về thực hành kinh
doanh có trách nhiệm để phát trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Cơ quan chủ trì: Sở Thông tin
và Truyền thông; Đài Truyền hình, Báo Vĩnh Phúc.
- Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp,
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài nguyên và
Môi trường, Sở Công Thương và các cơ quan có liên quan.
- Kết quả đầu ra: Các tài liệu
tuyên truyền, chuyên mục để tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về thực
hành kinh doanh có trách nhiệm.
- Thời hạn hoàn thành: Năm
2027.
2. Hoàn
thiện chính sách và pháp luật
2.1.
Trong lĩnh vực đầu tư
Rà soát, nghiên cứu, đề xuất và
tổng hợp những khó khăn, vướng mắc, các các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đấu
thầu (sửa đổi) để đề xuất, kiến nghị sửa đổi cho phù hợp nhằm thúc đẩy doanh
nghiệp thực hành kinh doanh có trách nhiệm trong hoạt động đấu thầu.
- Cơ quan chủ trì: Sở Kế hoạch
và Đầu tư;
- Cơ quan phối hợp: Các Sở,
ngành có liên quan;
- Kết quả đầu ra: Báo cáo tổng
hợp những khó khăn, vướng mắc, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu (sửa
đổi nếu có).
- Thời hạn hoàn thành: Năm
2025.
2.2.
Trong lĩnh vực lao động
2.2.1. Rà soát, đề xuất sửa đổi,
bổ sung và ban hành mới các luật, quy định liên quan đến việc thúc đẩy và bảo vệ
quyền lao động, phúc lợi của người lao động trong quan hệ lao động, việc làm đảm
bảo tương thích với các tiêu chuẩn lao động quốc tế mà Việt Nam đã tham gia (gồm:
Luật An toàn, vệ sinh lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Việc làm và các văn
bản hướng dẫn thi hành). Nghiên cứu xây dựng chính sách về bảo vệ việc làm, đào
tạo lại người lao động và bảo vệ quyền lợi của người lao động trong mối quan hệ
với các công ty nền tảng trong bối cảnh chuyển đổi số.
- Cơ quan chủ trì: Sở
Lao động -Thương binh và Xã hội.
- Cơ quan phối hợp: Các sở,
ban, ngành và các cơ quan có liên quan.
- Kết quả đầu ra: Báo cáo kết
quả rà soát và đề xuất, kiến nghị (nếu có).
- Thời hạn hoàn thành: Năm
2025.
2.2.2. Nghiên cứu, các quy định
cần sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới Luật Công đoàn và các văn bản quy định
chi tiết, hướng dẫn thi hành.
- Cơ quan chủ trì: Liên đoàn
Lao động tỉnh.
- Cơ quan phối hợp: Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội, các cơ quan có liên quan;
- Kết quả đầu ra: Báo cáo những
nội dung cần sửa đổi, bổ sung, ban hành mới Luật Công đoàn (sửa đổi) và các văn
bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành (nếu có).
- Thời hạn hoàn thành: Năm
2027.
2.2.3. Phòng ngừa và ngăn chặn
các hành vi bạo lực về giới trên môi trường mạng
- Cơ quan chủ trì: Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội.
- Cơ quan phối hợp: Sở Thông
tin và Truyền thông, các Sở, ngành và các cơ quan có liên quan.
- Kết quả đầu ra: Báo cáo rà
soát, nghiên cứu và đề xuất, kiến nghị (nếu có).
- Thời hạn hoàn thành: Năm 2025.
2.3
Trong lĩnh vực bảo vệ quyền của nhóm dễ bị tổn thương
Nghiên cứu, rà soát, đề xuất sửa
đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật liên quan bình đẳng
giới; chống phân biệt đối xử và bảo vệ quyền của nhóm dễ bị tổn thương trong hoạt
động kinh doanh để đảm bảo tính khả thi và phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế,
gồm: Luật Bình đẳng giới năm 2006, Luật Người khuyết tật năm 2010, Luật Trẻ em
2016… và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Cơ quan chủ trì: Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội.
- Cơ quan phối hợp: Các Sở,
ngành, UBND các huyện, thành phố, các cơ quan có liên quan; Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam; Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh; Hội Bảo vệ quyền trẻ em tỉnh; Hội Bảo trợ người
khuyết tật và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội có liên quan.
- Kết quả đầu ra: Các báo cáo
nghiên cứu, rà soát và đề xuất, kiến nghị liên quan trình cơ quan có thẩm quyền.
- Thời hạn hoàn thành: Năm
2025.
2.4.
Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Nghiên cứu, rà soát pháp luật
và đề xuất việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật về
tài nguyên và môi trường nhằm thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tài
nguyên và Môi trường.
- Cơ quan phối hợp: các Sở,
ngành, Toà án nhân dân tỉnh, các cơ quan tham gia tố tụng, cơ quan và tổ chức
tham gia vào hoạt động bổ trợ tư pháp, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức
xã hội có liên quan.
- Kết quả đầu ra: Báo cáo
nghiên cứu, rà soát và đề xuất, kiến nghị liên quan (nếu có) trình cơ quan có
thẩm quyền.
- Thời hạn hoàn thành: Năm
2025.
2.5.
Trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Rà soát, nghiên cứu, đề xuất những
khó khăn, vướng mắc, bất cập để đề xuất, kiến nghị hoàn thiện các văn bản hướng
dẫn thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) nhằm thúc đẩy thực
hành kinh doanh có trách nhiệm.
- Cơ quan chủ trì: Sở Công
Thương.
- Cơ quan phối hợp: Các sở,
ngành, UBND huyện, thành phố và các cơ quan có liên quan.
- Kết quả đầu ra: Báo cáo kết quả
rà soát những vướng mắc, bất cập trong các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn
thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi).
- Thời hạn hoàn thành: Năm
2024.
2.6. Một
số lĩnh vực liên quan
2.6.1. Nghiên cứu, rà soát pháp
luật và đề xuất sửa đổi, bổ sung Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 và các văn bản
có liên quan nhằm thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm (bao gồm xây dựng
các nguyên tắc về chứng cứ và trách nhiệm cung cấp chứng cứ trong hoạt động tố
tụng dân sự và hành chính để tạo điều kiện thuận lợi cho bên yếu thế khi thực
hiện quyền khiếu kiện tại Toà án; thúc đẩy việc áp dụng thủ tục rút gọn trong
giải quyết tranh chấp trong các lĩnh vực lao động, bảo vệ người tiêu dùng; xây
dựng và hoàn thiện các mô hình, thủ tục tố tụng thân thiện, dễ tiếp cận đối với
người khuyết tật, LGBTI…).
- Cơ quan chủ trì: Toà án nhân
dân tỉnh;
- Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp,
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công
Thương, Đoàn Luật sư, Hội Luật gia và cơ quan, tổ chức khác có liên quan hoạt động
bổ trợ tư pháp.
- Kết quả đầu ra: Báo cáo
nghiên cứu, rà soát Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 và các văn bản có liên quan
và đề xuất, kiến nghị (nếu có).
- Thời hạn hoàn thành: Năm
2027.
2.6.2. Rà soát những khó khăn,
vướng mắc, bất cập trong pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, trong các lĩnh
vực đầu tư, lao động, bảo vệ môi trường, bảo vệ nhóm dễ bị tổn thương, bảo vệ
người tiêu dùng để thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Sở Kế hoạch
và Đầu tư, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở
Công Thương và cơ quan, tổ chức khác có liên quan.
- Kết quả đầu ra: Báo cáo rà
soát những tồn tại, hạn chế, bất cập trong Luật Xử lý vi phạm hành chính, các
nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực đầu tư, lao động, bảo
vệ môi trường, bảo vệ nhóm dễ bị tổn thương, bảo vệ người tiêu dùng và các văn
bản có liên quan và đề xuất, kiến nghị (nếu có).
- Thời hạn hoàn thành: Năm
2027.
2.6.3. Rà soát và đề xuất hoàn
thiện Luật Trọng tài thương mại và các quy định của pháp luật có liên quan về
hoà giải, giải quyết tranh chấp ngoài Toà án nhằm thúc đẩy thực hành kinh doanh
có trách nhiệm.
- Cơ quan chủ trì: Hội Luật
gia.
- Cơ quan phối hợp: Các Sở,
ngành và các cơ quan có liên quan.
- Kết quả đầu ra: Báo cáo rà
soát những khó khăn, vướng mấc, bất cập và đề xuát kiến nghị trong việc sửa đổi,
bổ sung Luật Trọng tài thương mại (sửa đổi).
- Thời gian hoàn thành: Năm
2025.
3. Nâng cao
hiệu quả tổ chức thi hành chính sách, pháp luật
3.1.
Trong lĩnh vực lao động.
Lồng ghép các cơ chế giám sát,
tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh từ người dân và doanh nghiệp tại các cơ
quan quản lý nhà nước (như đường dây nóng, hộp thư tiếp nhận, hoạt động đối thoại...)
đối với việc thực hành kinh doanh có trách nhiệm trong lĩnh vực lao động; tăng
cường thu thập, thống kê và hình thành các cơ sở dữ liệu thông tin về thực hành
kinh doanh có trách nhiệm trong lĩnh vực lao động.
- Cơ quan chủ trì: Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội.
- Cơ quan phối hợp: Các Sở,
ngành, cơ quan có liên quan.
- Kết quả đầu ra: Đường dây
nóng, hộp thư tiếp nhận, hoạt động đối thoại, hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin
về thực hành kinh doanh có trách nhiệm trong lĩnh vực lao động.
- Thời hạn hoàn thành: Năm 2027.
3.2.
Trong lĩnh vực bảo vệ quyền của nhóm dễ bị tổn thương.
Lồng ghép các cơ chế giám sát,
tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh từ người dân và doanh nghiệp tại các cơ
quan quản lý nhà nước (như đường dây nóng, hộp thư tiếp nhận, hoạt động đối thoại...)
đối với việc thực hành kinh doanh có trách nhiệm liên quan các nhóm dễ bị tổn
thương;tăng cường thu thập, thống kê và hình thành các cơ sở dữ liệu thông tin
về thực hành kinh doanh có trách nhiệm liên quan các nhóm dễ bị tổn thương.
- Cơ quan chủ trì: Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội.
- Cơ quan phối hợp: Các Sở,
ngành, UBND huyện, thành phố, các cơ quan có liên quan.
- Kết quả đầu ra: Đường dây
nóng, hộp thư tiếp nhận, hoạt động đối thoại; hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin về
thực hành kinh doanh có trách nhiệm liên quan các nhóm dễ bị tổn thương.
- Thời hạn hoàn thành: Năm
2027.
3.3.
Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Có cơ chế giám sát, tiếp nhận
và xử lý thông tin phản ánh từ người dân và doanh nghiệp tại các cơ quan quản lý
nhà nước (như đường dây nóng, hộp thư tiếp nhận, hoạt động đối thoại...) đối với
việc thực hành kinh doanh có trách nhiệm trong lĩnh vực môi trường; tăng cường
thu thập, thống kê và hình thành các cơ sở dữ liệu thông tin về thực hành kinh
doanh có trách nhiệm trong lĩnh vực môi trường, gắn với kinh tế tuần hoàn
- Cơ quan chủ trì: Sở Tài
nguyên và Môi trường.
- Cơ quan phối hợp: Các sở,
ngành, UBND huyện, thành phố, các cơ quan có liên quan.
- Kết quả đầu ra: Đường dây
nóng, hộp thư tiếp nhận, hoạt động đối thoại; hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin
về thực hành kinh doanh có trách nhiệm trong lĩnh vực môi trường, gắn với kinh
tế tuần hoàn.
- Thời hạn hoàn thành: Năm
2027.
3.4.
Trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
3.4.1 Có các cơ chế giám sát,
tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh từ người dân và doanh nghiệp tại các cơ
quan quản lý nhà nước (như đường dây nóng, hộp thư tiếp nhận, hoạt động đối thoại...)
đối với việc thực hành kinh doanh có trách nhiệm trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng; tăng cường thu thập, thống kê và hình thành các cơ sở dữ liệu
thông tin về thực hành kinh doanh có trách nhiệm trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi
người tiêu dung.
- Cơ quan chủ trì: Sở Công
Thương.
- Cơ quan phối hợp: Các Sở,
ngành, UBND huyện, thành phố, các cơ quan có liên quan.
- Kết quả đầu ra: Đường dây
nóng, hộp thư tiếp nhận, hoạt động đối thoại;hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin về
thực hành kinh doanh có trách nhiệm trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu
dung.
- Thời hạn hoàn thành: Năm
2027.
3.4.2 Xây dựng và thực hiện các
chương trình, đề án, hoạt động thúc đẩy kinh doanh có trách nhiệm vì người tiêu
dùng nhằm tăng cường bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong một số ngành, lĩnh
vực hàng hóa, dịch vụ.
- Cơ quan chủ trì: Sở Công
Thương.
- Cơ quan phối hợp: Các Sở,
ngành, UBND huyện, thành phố, các cơ quan có liên quan.
- Kết quả đầu ra: Báo cáo kết
quả thực hiện các chương trình, đề án, hoạt động thúc đẩy thực hành kinh doanh
có trách nhiệm vì người tiêu dùng trong một số ngành, lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ.
- Thời hạn hoàn thành: Năm
2025.
3.5. Một
số nhiệm vụ, giải pháp liên quan khác.
3.5.1. Hướng dẫn doanh nghiệp
thực hành kinh doanh có trách nhiệm; khuyến khích xây dựng các quy chế tự khắc
phục và phòng ngừa trong nội bộ doanh nghiệp (gồm: Thủ tục và nguyên tắc giải
quyết khiếu nại của doanh nghiệp, các quy chế, quy tắc về quản trị nội bộ, ứng
xử, đạo đức kinh doanh dưới hình thức các bộ quy tắc ứng xử nhằm thúc đẩy thực
hành kinh doanh có trách nhiệm).
- Cơ quan chủ trì: Hiệp hội
doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc.
- Cơ quan phối hợp: Các Sở,
ngành, UBND huyện, thành phố, các cơ quan có liên quan.
- Kết quả đầu ra: Các bộ quy tắc
ứng xử, quy tắc đạo đức; bộ công cụ, cẩm nang về thực hành kinh doanh có trách
nhiệm.
- Thời hạn hoàn thành: Năm
2027.
3.5.2. Hỗ trợ pháp lý cho doanh
nghiệp trong lĩnh vực thực hành kinh doanh có trách nhiệm.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Các Sở,
ngành, UBND huyện, thành phố, các cơ quan có liên quan.
- Kết quả đầu ra: Báo cáo kết quả
hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trong lĩnh vực thực hành kinh doanh có trách
nhiệm.
- Thời hạn hoàn thành: Năm
2027.
3.5.3. Tiếp nhận phản ánh, kiến
nghị của các cơ quan nhà nước, hiệp hội doanh nghiệp và các tổ chức chính trị -
xã hội,tổ chức xã hội có liên quan nhằm thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách
nhiệm.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Sở Kế hoạch
và Đầu tư, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở
Công Thương và cơ quan có liên quan.
- Kết quả đầu ra: Văn bản trả lời
phản ánh, kiến nghị của cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp, người dân về thực hành
kinh doanh có trách nhiệm.
- Thời hạn hoàn thành: Năm
2027.
4. Chia sẻ
thông tin, kết quả của các hoạt động trong các chương trình, đề án, liên quan đến
thực hành kinh doanh có trách nhiệm.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp,
Sở Công Thương, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài nguyên và Môi trường,
Sở Kế hoạch và Đầu tư (theo chức năng, nhiệm vụ liên quan).
- Cơ quan phối hợp: Các Sở,
ngành, UBND huyện, thành phố và các cơ quan có liên quan.
- Kết quả đầu ra: Trên cơ sở kết
quả thực hiện các nhiệm vụ được giao liên quan đến thực hành kinh doanh có
trách nhiệm, các cơ quan chủ trì thực hiện gửi Sở Tư pháp các thông tin, kết quả
để Sở Tư pháp tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.
- Thời hạn hoàn thành:Thực hiện
định kỳ hàng năm đến năm 2027.
5. Sơ kết,
tổng kết, đánh giá việc triển khai Chương trình
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Sở Kế hoạch
và Đầu tư, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở
Công Thương và các Sở, ngành, UBND huyện, thành phố, các cơ quan có liên quan.
- Kết quả đầu ra: Báo cáo sơ kết,
tổng kết, đánh giá kết quả triển khai Chương trình.
- Thời hạn hoàn thành: Sơ kết
năm 2025 và tổng kết năm 2027.
III. KINH
PHÍ THỰC HIỆN
Kinh phí thực hiện Chương trình
do ngân sách nhà nước đảm bảo, được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước
hàng năm của các sở, ban ngành, UBND huyện, thành phố. Hằng năm, căn cứ vào nhiệm
vụ được giao, các đơn vị có trách nhiệm lập dự toán kinh phí thực hiện Chương
trình và tổng hợp vào dự toán chung của cơ quan được giao chủ trì thực hiện các
nhiệm vụ của Chương trình; ngoài ra, được huy động từ các nguồn kinh phí hợp
pháp khác (nếu có) theo quy định của pháp luật. Việc quản lý và sử dụng kinh
phí thực hiện Chương trình được thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách Nhà
nước, các văn bản hướng dẫn thi hành và pháp luật có liên quan.
IV. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp
với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố theo dõi việc triển khai tổ
chức thực hiện Chương trình; hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc
thực hiện Chương trình, báo cáo UBND tỉnh.
2. Đối với các cơ quan được
giao chủ trì thực hiện các nhiệm vụ trong Chương trình, xây dựng Kế hoạch chi tiết
để thực hiện nhiệm vụ chủ trì trong Chương trình, gửi Sở Tư pháp để tổng hợp,
theo dõi. Chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị trực thuộc thực hiện
Chương trình; Sơ kết, tổng kết việc thực hiện Chương trình trong phạm vi ngành,
lĩnh vực.
3. Đối với các cơ quan phối hợp:
Có trách nhiệm phối hợp thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ được giao.
4. Đối với các Doanh nghiệp:
Tôn trọng và thực hiện đúng và đầy đủ các hành vi kinh doanh có trách nhiệm;
khuyến khích xây dựng các quy tắc ứng xử nội bộ về thực hành kinh doanh có
trách nhiệm; xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện chương trình, đôn đốc, hướng
dẫn, kiểm tra và sơ kết, tổng kết việc thực hiện chương trình gửi Sở Tư pháp
theo dõi, tổng hợp kết quả, báo cáo UBND tỉnh.
Trên đây là Kế hoạch triển khai
thực hiện Quyết định số 843/QĐ-TTg ngày 14/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ về
ban hành chương trình hành động quốc gia hoàn thiện chính sách pháp luật nhằm
thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam giai đoạn 2023-2027.
Trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch, nếu có khó khăn, vướng mắc các
đơn vị kịp thời phản ánh về UBND tỉnh (qua Sở Tư pháp) để tổng hợp, kịp thời hướng
dẫn, điều chỉnh cho phù hợp./.
Nơi nhận:
- Bộ Tư pháp;
- TT Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- UB MTTQVN tỉnh;
- Các cơ quan TW trên địa bàn tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh;
- Hiệp hội DN tỉnh;
- Liên minh HTX tỉnh;
- Hội Luật gia, Đoàn Luật sư tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Báo VP, Đài PTTH tỉnh, Cổng TTGTĐT tỉnh;
- CVP, các PCVP;
- CVNCTH;
- Lưu: VT.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Lê Duy Thành
|