Kế hoạch 271/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chỉ thị 08-CT/TU về thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hải Phòng

Số hiệu 271/KH-UBND
Ngày ban hành 09/12/2021
Ngày có hiệu lực 09/12/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hải Phòng
Người ký Lê Khắc Nam
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 271/KH-UBND

Hải Phòng, ngày 09 tháng 12 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 08-CT/TU NGÀY 16/9/2021 CỦA BAN THƯỜNG VỤ THÀNH ỦY VỀ THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 05-CT/TW CỦA BAN BÍ THƯ VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 23/6/2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030 (gọi tắt là Chỉ thị số 05); Chỉ thị số 08-CT/TU ngày 16/9/2021 của Ban Thường vụ Thành ủy về thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Ban Bí thư trên địa bàn thành phố;

Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 08-CT/TU ngày 16/9/2021 của Ban Thường vụ Thành ủy trên địa bàn thành phố (gọi tắt là Chỉ thị số 08), cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

Quán triệt, cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Chỉ thị số 08, tạo chuyển biến mạnh mẽ, rõ rệt, thống nhất về nhận thức và hành động, trách nhiệm của chính quyền các cấp, các ngành, địa phương, nhất là cấp cơ sở và toàn xã hội trong công tác giảm nghèo bền vững.

Phát huy vai trò của hệ thống chính trị, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; huy động nguồn lực của toàn xã hội, của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030.

Việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 08 được tiến hành đồng bộ, lồng ghép với việc tổ chức thực hiện các nghị quyết, các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025 và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 của các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị.

II. MỤC TIÊU:

1. Mục tiêu chung:

Thực hiện hiệu quả mục tiêu giảm nghèo đa chiều bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tạo cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia (việc làm, y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, thông tin) giúp người dân thoát nghèo bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống, thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa thành thị và nông thôn, góp phần bảo đảm an sinh xã hội.

Hỗ trợ, tạo điều kiện để người nghèo tiếp cận tốt hơn các chính sách giảm nghèo, xây dựng mô hình giảm nghèo hiệu quả, vươn lên thoát nghèo bền vững, có cuộc sống khá giả và làm giàu chính đáng.

2. Mục tiêu cụ thể:

- Đến năm 2025, không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo quốc gia, giai đoạn 2022-2025.

- Đến năm 2030, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo quốc gia giai đoạn 2026-2030 dưới 0,1%.

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP:

1. Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác giảm nghèo bền vững:

Các cấp, các ngành tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh triển khai, thực hiện công tác giảm nghèo bền vững; xác định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân, nhất là trách nhiệm người đứng đầu trong việc triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách, chương trình, dự án về công tác giảm nghèo bền vững. Gắn nhiệm vụ tổ chức triển khai thực hiện công tác giảm nghèo bền vững là nội dung quan trọng trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 và Chiến lược phát triển kinh tế - hội 10 năm 2021-2030 của các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị.

Xây dựng kế hoạch thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững cụ thể, phù hợp với tình hình thực tiễn và chức năng, nhiệm vụ của địa phương, đơn vị. Tăng cường hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp trong công tác giảm nghèo bền vững.

2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm trong công tác giảm nghèo bền vững:

Đổi mới, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, công chức, nhất là người đứng đầu trong công tác giảm nghèo bền vững; nâng cao chất lượng các phong trào thi đua giảm nghèo bền vững do Đảng, Nhà nước và Chính phủ ban hành, phát huy mạnh mẽ truyền thống đoàn kết, tinh thần "tương thân, tương ái" của dân tộc ta đối với người nghèo. Động viên, hướng dẫn người nghèo, hộ nghèo có kiến thức, kinh nghiệm trong lao động, sản xuất, chủ động vươn lên thoát nghèo, không trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ của Nhà nước và xã hội. Các cơ quan thông tấn báo chí tích cực tuyên truyền về công tác giảm nghèo bền vững, kịp thời giới thiệu các cá nhân, tập thể, mô hình, kinh nghiệm hay trong giảm nghèo bền vững.

3. Tiếp tục thực hiện tốt, hiệu quả các cơ chế, chính sách về giảm nghèo bền vững:

Tiếp tục thực hiện tốt các chính sách giảm nghèo: chính sách hỗ trợ học phí, hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế, các chính sách tín dụng xã hội, chính sách hỗ trợ tiền điện, hỗ trợ về nhà ở, nước sạch, trợ giúp pháp lý...gắn với mục tiêu phát triển bền vững, bảo đảm khả năng tiếp cận tốt các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân, nhất là người nghèo như: việc làm, y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, thông tin.

Tiếp tục triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 52/2019/NQ-HĐND ngày 09/12/2019 của Hội đồng nhân dân thành phố về cơ chế, chính sách, hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với hộ nghèo trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2020-2025, Nghị quyết số 53/2019/NQ-HĐND ngày 09/12/2019 của Hội đồng nhân dân thành phố về nâng mức chuẩn trợ giúp xã hội và một số chính sách trợ giúp xã hội trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2020-2025.

Thực hiện đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo ngoài đối tượng là hộ nghèo, hộ cận nghèo, mở rộng thêm đối tượng hộ mới thoát nghèo; khuyến khích, tạo điều kiện phát triển các mô hình khởi nghiệp cho người nghèo (trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh) nhằm nâng cao trách nhiệm và tính tự lực của các hộ nghèo để vươn lên thoát nghèo; các mô hình cần phát huy điều kiện, lợi thế của từng vùng, miền, phù hợp với đối tượng, địa bàn cụ thể; mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả, đáp ứng yêu cầu hỗ trợ giảm nghèo bền vững trong tình hình mới, giúp người dân thoát nghèo, thu hẹp khoảng cách giàu-nghèo, chất lượng cuộc sống giữa thành thị và nông thôn.

Tăng cường các giải pháp hỗ trợ, tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi thuộc các tổ chức tín dụng; xây dựng mô hình liên kết sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm giữa các hộ dân có sử dụng lao động với hộ có lao động thuộc đối tượng nghèo, cận nghèo, hỗ trợ đào tạo nghề gắn với tạo việc làm cho người nghèo, nhất là phụ nữ, người khuyết tật. Phát triển giáo dục nghề nghiệp cả về quy mô và chất lượng đào tạo để nâng cao chất lượng, kỹ năng nghề cho người lao động, gắn kết giáo dục nghề nghiệp với việc làm bền vững, cải thiện sinh kế, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống của 9 người nghèo, phòng ngừa, hạn chế người dân rơi vào tình trạng nghèo, tái nghèo.

4. Tiếp tục rà soát, nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ hộ nghèo thoát nghèo bền vững:

Rà soát các nghị quyết, cơ chế, chính sách đã ban hành liên quan đến công tác giảm nghèo bền vững để nghiên cứu đề xuất điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi đảm bảo khả thi, sát thực tiễn, dễ thực hiện.

[...]