Kế hoạch 2708/KH-UBND năm 2017 tổng kết 06 năm thi hành Luật Thanh tra do tỉnh Quảng Ngãi ban hành

Số hiệu 2708/KH-UBND
Ngày ban hành 10/05/2017
Ngày có hiệu lực 10/05/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Ngãi
Người ký Trần Ngọc Căng
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2708/KH-UBND

Quảng Ngãi, ngày 10 tháng 05 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

TỔNG KẾT 06 NĂM THI HÀNH LUẬT THANH TRA

Thực hiện Kế hoạch số 922/KH-TTCP ngày 20/4/2017 của Thanh tra Chính phủ về tổng kết toàn quốc 06 năm thi hành Luật Thanh tra, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Kế hoạch tổng kết thi hành Luật Thanh tra năm 2010 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mc đích

a) Đánh giá toàn diện thực tiễn 06 năm thi hành Luật Thanh tra; xác định những kết quả đạt được; những hạn chế, bất cập và nguyên nhân từ Luật Thanh tra và trong việc tổ chức thi hành Luật Thanh tra.

b) Đánh giá sự thống nhất, đồng bộ, phù hợp của Luật Thanh tra với Hiến pháp năm 2013, các luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Thanh tra Chính phủ (Luật Khiếu nại, Luật Tcáo, Luật Tiếp công dân, Luật Phòng, chng tham nhũng) và các luật khác có liên quan.

c) Kiến nghị Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền: sửa đổi Luật Thanh tra và những văn bản pháp luật liên quan; các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra.

2. Yêu cầu

a) Trọng tâm tổng kết là việc thực hiện các quy định của Luật Thanh tra và các văn bản hướng dẫn thi hành; nội dung tổng kết phải phản ánh đúng thực trạng; chú trọng các nhận định, đánh giá và phát hiện mô hình, kinh nghiệm tốt, những khó khăn, bất cập, tránh việc thống kê kết quả đơn thuần hoặc báo cáo thành tích.

b) Việc tổ chức tổng kết phải được tiến hành nghiêm túc, khách quan, dân chủ và toàn diện từ cơ sở; thu hút và phát huy trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức ngành thanh tra, sự tham gia của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân; bảo đảm tiến độ, chất lượng, tiết kiệm; chú trọng công tác tuyên truyền.

II. PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG THỨC TỔNG KẾT

1. Phạm vi tổng kết

Tổng kết toàn diện việc thi hành Luật Thanh tra và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thanh tra trong giai đoạn từ ngày 01/7/2011 đến ngày 30/6/2017 trên phạm vi toàn tỉnh.

2. Nội dung tổng kết

a) Công tác tổ chức thi hành Luật Thanh tra, bao gồm: sự chỉ đạo của lãnh đạo Sở, ngành, địa phương; việc xây dựng kế hoạch, chương trình thực hiện; việc hướng dẫn thi hành; việc tuyên truyền, tập huấn về Luật Thanh tra và các văn bản hướng dẫn thi hành.

b) Tình hình, kết quả thực hiện các quy định của Luật Thanh tra và văn bản hướng dẫn thi hành, trọng tâm là các quy định về: vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mô hình, cơ cấu tổ chức và hoạt động của các cơ quan thanh tra nhà nước, cơ quan được giao nhiệm vụ thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.

c) Tình hình, kết quả thực hiện quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong hoạt động thanh tra, gồm: cơ quan và thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước; cơ quan và thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước; cơ quan và thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành; thanh tra viên; người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành; cộng tác viên thanh tra; đối tượng thanh tra; các chủ thể khác có liên quan.

d) Tình hình, kết quả phối hợp trong hoạt động thanh tra, giám sát, kiểm tra giữa các cơ quan thanh tra nhà nước các cấp, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, cơ quan chức năng thuộc Công an nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, cơ quan kiểm tra của Đảng và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp.

đ) Nhận định và kiến nghị, trọng tâm là: đánh giá sự tuân thủ, phù hợp giữa các quy định của Luật Thanh tra so với Hiến pháp năm 2013 và các luật khác, nhất là các Luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Thanh tra Chính phủ; đánh giá thành công và hạn chế, bất cập của Luật Thanh tra và các văn bản hướng dẫn thi hành đối với việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra; xác định và phân tích rõ nguyên nhân của hạn chế, bất cập; đề xuất, kiến nghị cụ thể nội dung cần sửa đổi, bổ sung của Luật Thanh tra và các văn bản hướng dẫn thi hành.

3. Phương thức tổng kết

Tổng kết việc thi hành Luật Thanh tra được tiến hành theo các phương thức:

a) Khảo sát, kiểm tra, đánh giá thực tiễn thi hành Luật Thanh tra.

b) Xây dựng báo cáo tổng kết thi hành Luật Thanh tra ở cấp sở, ngành; cấp huyện và cấp tỉnh.

c) Tổ chức hội nghị tổng kết thi hành Luật Thanh tra ở cấp tỉnh:

- Thành phần tham dự: Thường trực Tỉnh ủy; Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh; Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh; Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; Văn phòng Tỉnh ủy; Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; Ban Nội chính Tỉnh ủy; Ban Dân vận Tỉnh ủy; Ban Tổ chức Tỉnh ủy; Công an tỉnh; Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh; Tòa án nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở, ban ngành trực thuộc UBND tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Chánh Thanh tra sở; Thủ trưởng các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành; Chánh Thanh tra các huyện, thành phố.

- Thời gian: 01 buổi vào khoảng từ ngày 10-20/7/2017.

d) Hoàn chỉnh báo cáo tổng kết của UBND tỉnh gửi Thanh tra Chính phủ trước ngày 30/7/2017.

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ