ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 270/KH-UBND
|
An Giang, ngày 10
tháng 5 năm 2022
|
KẾ HOẠCH
NÂNG TRÌNH ĐỘ CHUẨN ĐƯỢC ĐÀO TẠO CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON, TIỂU
HỌC, TRUNG HỌC CƠ SỞ (KHÓA HỌC 2023 - 2026) TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Nghị định số
71/2020/NĐ-CP ngày 30/6/2020 của Chính phủ quy định lộ trình thực hiện nâng
trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở;
Căn cứ Kế hoạch số 681/KH-BGDĐT
ngày 28/8/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về việc thực hiện lộ trình
nâng trình độ chuẩn đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở
giai đoạn 1 (2020-2025);
Căn cứ Nghị quyết số
14/2019/NQ-HĐND ngày 11/12/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang ban hành
Quy định mức chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tỉnh An Giang;
Căn cứ Quyết định số
58/2020/QĐ-UBND ngày 29/12/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang Ban hành Quy
chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tỉnh An Giang;
Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang
ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện nâng trình độ chuẩn đào tạo của giáo
viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở (gọi chung là giáo viên) khóa học 2023
- 2026, cụ thể như sau:
I. TÌNH HÌNH
QUY MÔ TRƯỜNG LỚP, HỌC SINH, ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN
1. Quy mô
trường lớp, học sinh
Năm học 2021-2022, Toàn tỉnh có
718 trường học các cấp học và 01 Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh (Trung
tâm GDTX tỉnh); tổng số học sinh 395.732 (Nhà trẻ 1.574, MG 35.447; Tiểu học
177.311; THCS 125.895; THPT 55.505) đến cuối học kỳ I, bao gồm:
- Cấp mầm non có 01 nhà trẻ, 155
nhóm trẻ, 1.553 cháu, giảm 6,57% so đầu năm; có 197 trường MN, MG với 1.697 lớp,
39.037 học sinh (19 trường tư thục với 222 lớp) giảm 3,38% so với đầu năm,
trong đó MG 5 tuổi là 23.607 học sinh, tăng 59,85% so với đầu năm;
- Cấp tiểu học có 312 trường công
lập với 6.148 lớp với 177.311 học sinh (tư thục 21 lớp) giảm 0,24% so với đầu
năm.
- Cấp trung học cơ sở (THCS) có
155 trường với 3.486 lớp với 123.751 học sinh (tư thục 11 lớp) giảm 1,7% so với
đầu năm.
- Cấp trung học phổ thông
(THPT) có 54 trường với 1.333 lớp và 55.042 học sinh, trong đó có 3 trường tư
thục với 21 lớp, giảm 0,83% so với đầu năm.
2. Số lượng
người làm việc
Tính đến thời điểm tháng
12/2021, ngành GDĐT tỉnh An Giang có có 26.253 giáo viên, viên chức quản lý,
trong đó: Mầm non 3.613 người; Tiểu học 10.915 người; THCS: 8.006 người; THPT:
3.700 người cụ thể như sau:
- Cấp Mầm non: 3.613 người
(trong đó: 433 viên chức quản lý, 2.478 giáo viên và 374 nhân viên HĐLĐ theo NĐ
68/2000/NĐ-CP và NĐ 161/2018/NĐ-CP của Chính phủ).
- Cấp Tiểu học: 10.915 người
(trong đó: 662 viên chức quản lý, 8.763 giáo viên và 1.043 nhân viên HĐLĐ theo
NĐ 68/2000/NĐ-CP và NĐ 161/2018/NĐ- CP của Chính phủ).
- Cấp THCS: 8.006 người (trong
đó: 354 viên chức quản lý, 6.683 giáo viên và 724 nhân viên HĐLĐ theo NĐ 68/2000/NĐ-CP
và NĐ 161/2018/NĐ-CP của Chính phủ).
- Cấp THPT: 3.700 người (trong
đó: 174 viên chức quản lý, 3.094 giáo viên và 293 nhân viên HĐLĐ theo NĐ
68/2000/NĐ-CP và NĐ 161/2018/NĐ-CP của Chính phủ).
- Trung tâm GDTX tỉnh: 19 người
(01 nhân viên HĐLĐ theo NĐ 68/2000/NĐ-CP và NĐ 161/2018/NĐ-CP của Chính phủ).
3. Trình độ
đào tạo đội ngũ
3.1. Tổng số CBQL đạt chuẩn là
98,71 %, giáo viên đạt chuẩn là 90,49%; CBQL trên chuẩn đạt 28,82%; giáo viên
trên chuẩn đạt 11,93% (CBQL chưa đạt chuẩn 1,29%, giáo viên chưa đạt chuẩn
8,53%).
3.2. Giáo viên hiện đang học và
đã hoàn thành nhưng chưa được cấp bằng tốt nghiệp: mầm non 28/2.906 (tỉ lệ
0,96%), tiểu học 732/9.435 (tỉ lệ 7,76%), THCS 175/6.836 (tỉ lệ 2,56%);
3.3. Trong năm 2022: Giáo viên
chưa đạt chuẩn đào tạo 1.982/19.163 giáo viên; trong đó cấp mầm non 90/2.906
giáo viên (tỉ lệ 3,1%); cấp tiểu học 1.537/9.379 giáo viên (tỉ lệ 16,54%); cấp
THCS 355/6.878 giáo viên (tỉ lệ 5,16%).
a) Giáo viên hiện đang theo học
và đã hoàn thành nhưng chưa được cấp bằng tốt nghiệp 935/1.982 giáo viên: cấp mầm
non (28 giáo viên), tiểu học (732 giáo viên), THCS (175 giáo viên).
b) Giáo viên phải thực hiện
nâng trình độ chuẩn đào tạo 1.678/19.689 người, trong đó: Cấp mầm non: 24/2.906
giáo viên (tỉ lệ 0,83%), Cấp tiểu học: 107/9.379 giáo viên (tỉ lệ 1,14%), Cấp
Tiểu học và THCS (các môn): 202/6.878 giáo viên (tỉ lệ 2,94%).
c) Giáo viên không thuộc đối tượng
phải thực hiện nâng trình độ chuẩn đào tạo (không còn đủ năm công tác, thuộc đối
tượng thực hiện theo quy định tại Thông tư số 24/2020/TT-BGDĐT ngày 25/8/2020)
hoặc không đăng ký tham gia đào tạo vì lý do cá nhân (xin nghỉ chế độ, sức khỏe
…) là 414 người. Trong đó cấp mầm non 31/2.906 (tỉ lệ 1,07%); cấp tiểu học
354/9.379 (tỉ lệ 3,77%); cấp THCS 29/6.878 (tỉ lệ 0,42%).
d) Trường hợp số lượng giáo
viên đăng ký nếu không đủ số lượng mở lớp đào tạo nâng chuẩn, thì sẽ được chuyển
sang năm tiếp theo hoặc cá nhân được tham gia học bằng nguồn kinh phí tự túc và
được của địa phương hỗ trợ (theo Nghị quyết số 14/2019/NQ-HĐND ngày 11/12/2019
của Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang).
II. MỤC TIÊU
- Tiếp tục triển khai thực hiện
có hiệu quả lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm
non, tiểu học, trung học cơ sở tại Nghị định số 71/2020/NĐ-CP.
- Làm căn cứ để Sở, ngành, Ủy
ban nhân dân các huyện, thị, thành phố (huyện) phối hợp và chỉ đạo các cơ quan,
đơn vị có liên quan tổ chức rà soát đội ngũ, triển khai thực hiện lộ trình nâng
chuẩn trình độ đào tạo theo Nghị định số 71/2020/NĐ-CP; đồng thời, tham mưu Ủy
ban nhân dân tỉnh các biện pháp tổ chức thực hiện phù hợp với điều kiện của địa
phương và đảm bảo các chế độ chính sách đối với giáo viên theo đúng quy định.
- Phấn đấu đạt trên 80% kế hoạch
nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên năm 2023 (trong năm 2022 đạt
68,02%).
- Phấn đấu hoàn thành xong lộ
trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên trên địa bàn tỉnh
An Giang đúng theo kế hoạch số 681/KH- BGDĐT ngày 28/8/2020 của Bộ GDĐT.
III. NỘI
DUNG, NGUYÊN TẮC, CÁCH THỨC CHỌN GIÁO VIÊN THAM GIA ĐÀO TẠO
1. Nguyên
tắc thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên
- Tổ chức thực hiện lộ trình
nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên phải đảm bảo phù hợp với thực trạng
đội ngũ giáo viên và điều kiện của địa phương, không để thiếu giáo viên giảng dạy
chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.
- Việc xác định đối tượng giáo
viên tham gia đào tạo nâng trình độ chuẩn phải đúng độ tuổi, phù hợp trình độ
đào tạo của giáo viên. Ưu tiên bố trí giáo viên còn đủ tối thiểu năm công tác
tính đến tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 71/2020/NĐ-CP tham
gia đào tạo trước. Trường hợp giáo viên không đủ năm công tác, không thuộc đối
tượng thực hiện hiện nâng chuẩn đào tạo thì thực hiện theo quy định tại Thông
tư số 24/2020/TT-BGDĐT.
- Việc thực hiện lộ trình nâng
trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên đảm bảo khách quan công khai, công bằng,
hiệu quả.
2. Đối tượng
thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo (theo Điều 2 Nghị định số
71/2020/NĐ-CP ngày 30/6/2020 của Chính phủ)
- Giáo viên Mầm non chưa có bằng
tốt nghiệp Cao đẳng sư phạm trở lên, tính từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 còn đủ 07
năm công tác (84 tháng) đến tuổi được nghỉ hưu theo quy định.
- Giáo viên Tiểu học chưa có bằng
cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên tiểu học hoặc chưa có bằng cử nhân chuyên
ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trở lên, tính từ ngày
01 tháng 7 năm 2020 còn đủ 08 năm công tác (96 tháng) đối với giáo viên có
trình độ trung cấp, còn đủ 07 năm công tác (84 tháng) đối với giáo viên có
trình độ cao đẳng đến tuổi được nghỉ hưu theo quy định.
- Giáo viên Trung học cơ sở
chưa có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên hoặc chưa có bằng cử nhân
chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trở lên, tính
từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 còn đủ 07 năm công tác (84 tháng) đến tuổi được nghỉ
hưu theo quy định.
- Các giáo viên được phê duyệt
năm 2021 chưa tham gia học nâng chuẩn trình độ chuẩn được đào tạo do điều kiện
khách quan không đủ số lượng đăng ký mở lớp được chuyển sang bổ sung năm 2023
(nếu có) do chưa tự túc đăng ký học.
3. Số lượng
giáo viên tham gia đào tạo nâng trình độ chuẩn
3.1. Số lượng giáo viên các cơ
sở giáo dục công lập Cử 336/1.678 giáo viên tham gia đào tạo nâng chuẩn (tỉ lệ
20,02%) khóa học 2023 - 2026, như sau:
- Cấp tiểu học: 107/1.289 giáo
viên (tỉ lệ 8,3%), trong đó, đào tạo nâng chuẩn từ trình độ trung cấp lên trình
độ đại học: 56 giáo viên; nâng chuẩn đào tạo từ trình độ cao đẳng lên trình độ
đại học: 51 giáo viên (Phụ lục tiểu học - DS đăng ký khóa học 2023-2026), 02
lớp này đăng ký đủ số lượng học viên để mở lớp.
Riêng giáo viên dạy các môn như
Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục, Tiếng Anh, Tin học hiện đang dạy cấp Tiểu học sẽ
ghép đào tạo nâng chuẩn theo môn dạy cùng với giáo viên dạy cấp THCS (do cùng
trình độ cao đẳng).
- Cấp mầm non: 24/59 giáo viên
(tỉ lệ 40,68%) đào tạo nâng chuẩn trình độ trung cấp lên trình độ cao đẳng (Phụ
lục mầm non - DS đăng ký khóa học 2023-2025). Môn này đăng ký không
đủ số lượng để mở lớp, các giáo viên này sẽ tham gia học tập theo hình thức tự
túc kinh phí và được UBND huyện có chính sách hỗ trợ chi phí học tập đối với
các đối tượng giáo viên này sau khi tốt nghiệp (áp dụng tại khoản 1, Điều 3,
Nghị quyết số 14/2019/NQ-HĐND “Mức chi đào tạo đối với cán bộ, công chức, viên
chức”) theo phân cấp quản lý.
- Cấp THCS (các môn): 205/330
giáo viên (tỉ lệ 62,12%); các môn này đăng ký không đủ số lượng để mở lớp: Toán
(17), Văn (21), Sử (20), Nhạc (18), Tin học (18), Thể dục (22), Tiếng Anh (26),
Mỹ thuật (22), Lý (4), Hóa (5), Sinh (7), KTCN (6), KTNN (5), Địa (6), GDCD
(4), Tiếng Nga (2), GD đặc biệt- khuyết tật (1), Mỹ thuật (1 trình độ trung cấp).
Đào tạo nâng chuẩn trình độ cao đẳng lên trình độ đại học (Phụ lục THCS - DS
đăng ký khóa học 2023-2026). Do đó, các giáo viên thuộc các môn này sẽ tham
gia học tập theo hình thức tự túc kinh phí và được UBND huyện có chính sách hỗ
trợ chi phí học tập đối với các đối tượng giáo viên này sau khi tốt nghiệp (áp
dụng tại khoản 1, Điều 3, Nghị quyết số 14/2019/NQ-HĐND “Mức chi đào tạo đối với
cán bộ, công chức, viên chức”) theo phân cấp quản lý.
- Tiếp tục duy trì 935/1.678
giáo viên đang tham gia học tập theo hình thức tự túc kinh phí (tỉ lệ 55,72%).
3.2. Số lượng giáo viên các cơ
sở giáo dục tư thục: không có nhu cầu tham gia đào tạo nâng trình độ chuẩn.
4. Hình thức,
thời gian đào tạo
- Hình thức đào tạo: vừa làm, vừa
học;
- Thời gian thực hiện:
+ Giáo viên mầm non (khóa học
2023 - 2025)
+ Giáo viên Tiểu học, Trung học
cơ sở (khóa học 2023 - 2026).
IV. KINH PHÍ
THỰC HIỆN
- Kinh phí thực hiện lộ trình
nâng trình độ chuẩn được đào tạo do ngân sách đảm bảo theo khả năng cân đối
ngân sách và nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
- Việc thanh toán kinh phí nâng
trình độ chuẩn của giáo viên cho các cơ sở được giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu
thầu theo quy định của pháp luật.
V. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Ủy quyền
cho Sở Giáo dục và Đào tạo lựa chọn phương thức thực hiện: Đặt
hàng hoặc đấu thầu để đào tạo nâng trình độ chuẩn của giáo viên mầm non, tiểu học,
trung học cơ sở khóa học 2023-2026 đảm bảo phù hợp, đáp ứng đầy đủ các điều kiện
theo các quy định hiện hành và chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về việc thực hiện
nhiệm vụ, quyền hạn được ủy quyền.
2. Sở
Giáo dục và đào tạo chủ trì phối hợp với các sở, UBND các huyện, thị, thành phố
thực hiện các nhiệm vụ sau
a) Tổ chức thực hiện theo quy định
tại Nghị định số 71/2020/NĐ-CP; Kế hoạch số 681/KH-BGDĐT; Thông tư số
24/2020/TT-BGDĐT và nội dung theo kế hoạch này đảm bảo đúng trình tự và thời
gian theo quy định. Kịp thời tuyên truyền và giải đáp thắc mắc của giáo viên
trong quá trình thực hiện.
b) Phối hợp với Sở Tài chính
tham mưu kinh phí thực hiện Kế hoạch trên cơ sở lồng ghép với các nhiệm vụ thuộc
nguồn ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và các nguồn huy động hợp pháp
khác theo quy định của Luật ngân sách nhà nước để tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh
xem xét, quyết định trước khi tổ chức thực hiện.
c) Phối hợp với Sở Nội vụ theo
dõi việc thực hiện chế độ, chính sách của UBND các huyện đối với giáo viên tham
gia đào tạo nâng trình độ chuẩn.
d) Liên hệ các cơ sở đào tạo để
xác định cụ thể về chỉ tiêu, hình thức nâng chuẩn đào tạo, kinh phí thực hiện hàng
năm và đặt hàng theo quy định của pháp luật để tổ chức đào tạo khóa học
2023-2026 theo số lượng và chỉ tiêu đã đề ra. Trong đó cần lưu ý về hình thức
đào đạo, thời gian đào tạo phải phù hợp với điều kiện của địa phương và thực hiện
theo hình thức vừa làm vừa học.
đ) Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh
ban hành Kế hoạch nâng trình độ chuẩn đào tạo năm tiếp theo của lộ trình. Nội
dung của kế hoạch phải đảm bảo theo quy định tại khoản 2, khoản 4, Điều 8 Nghị
định số 71/2020/NĐ-CP.
e) Kiểm tra, giám sát việc tổ chức
thực hiện tại các phòng GDDT huyện, các đơn vị trường học và thường xuyên nắm bắt
các thông tin có liên quan để tham mưu các cấp có thẩm quyền tổ chức thực hiện
theo quy định và đảm bảo chất lượng đào tạo. Tổng hợp các phản ánh và vướng mắc
trong quá trình thực hiện để tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo giải quyết kịp
thời.
f) Hướng dẫn các phòng Giáo dục
và Đào tạo huyện, thị, thành phố
- Tham mưu UBND huyện ban hành
Kế hoạch nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên hàng năm theo lộ trình.
- Tiếp tục thực hiện rà soát đội
ngũ giáo viên chưa đạt chuẩn ở tất cả các đơn vị trực thuộc, phân loại cụ thể
theo từng trường hợp quy định tại Điều 3 và Điều 4 Thông tư số
24/2020/TT-BGDĐT. Lập danh sách giáo viên chưa đạt chuẩn còn đủ thời gian công
tác đến tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 71/2020/NĐ-CP.
- Tổng hợp danh sách giáo viên
dự kiến tham gia nâng chuẩn đào tạo khóa học 2023-2026. Việc xác định đối tượng
giáo viên tham gia đào tạo từng năm cần ưu tiên bố trí những giáo viên còn đủ tối
thiểu số năm công tác tính đến ngày nghỉ hưu, giáo viên dạy các môn mới, giáo
viên dạy chương trình giáo dục phổ thông mới, giáo viên tự nguyện đăng ký theo
từng năm nhưng phải đảm bảo tỷ lệ phù hợp với lộ trình nâng chuẩn đào tạo.
- Bố trí, sắp xếp giáo viên tại
các đơn vị một cách hợp lý nhằm đảm bảo nguyên tắc có đủ giáo viên giảng dạy
theo quy định, trong đó lưu ý ưu tiên đối với các khối lớp đang thực hiện
chương trình giáo dục phổ thông mới, đồng thời tạo điều kiện cho giáo viên tham
gia đào tạo theo hình thức vừa học vừa làm và đảm bảo các quyền lợi và chế độ,
chính sách đối với giáo viên trong thời gian tham gia lộ trình nâng chuẩn đào tạo.
- Theo dõi các cơ sở giáo dục
dân lập, tư thục đảm bảo kinh phí chi trả các chế độ quy định tại điểm c khoản
1 Điều 10 của Nghị định số 71/2020/NĐ -CP cho giáo viên được cử đi đào tạo nâng
chuẩn (nếu có).
3. Sở Nội
vụ
Chủ trì, phối hợp với Sở Tài
chính, Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị có liên quan hướng dẫn, theo dõi việc
thực hiện chế độ, chính sách của UBND các huyện, thị, thành phố đối với giáo
viên tham gia đào tạo nâng trình độ chuẩn.
4. Sở Tài
chính
Theo khả năng cân đối ngân
sách, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh kinh
phí thực hiện Kế hoạch trên cơ sở lồng ghép với các nhiệm vụ thuộc nguồn ngân
sách trung ương, ngân sách địa phương và các nguồn huy động hợp pháp khác theo
quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
5. Ủy ban
nhân dân các huyện, thị, thành phố
a) Thực hiện các nhiệm vụ, cụ
thể sau
- Chỉ đạo công tác truyền
thông, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến thường xuyên, nhằm thông tin đến đội ngũ
giáo viên tự giác thực hiện có kết quả lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo
của giáo viên.
- Xây dựng kế hoạch nâng trình
độ chuẩn được đào tạo của giáo viên hàng năm theo lộ trình, quan tâm đến giáo
viên tham gia học tập theo hình thức tự túc kinh phí. Nội dung của kế hoạch phải
đảm bảo theo quy định tại khoản 3, Điều 8 Nghị định số 71/2020/NĐ-CP.
- Những giáo viên đang tham gia
học tập theo hình thức tự túc kinh phí nếu tốt nghiệp đạt chuẩn đào tạo theo
quy định của Luật Giáo dục 2019. UBND huyện có chính sách hỗ trợ chi phí học tập
đối với các đối tượng giáo viên này (áp dụng tại khoản 1, Điều 3, Nghị quyết số
14/2019/NQ-HĐND “Mức chi đào tạo đối với cán bộ, công chức, viên chức”) theo
phân cấp quản lý.
- Quyết định hoặc ủy quyền cho
Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp trực thuộc cử đào tạo trình độ cao đẳng, đại học
nâng trình độ chuẩn của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở theo quy định
tại Nghị định số 71/2020/NĐ- CP của Chính phủ.
b) Chỉ đạo Phòng Giáo dục và
Đào tạo huyện thực hiện
- Phối hợp với Phòng Kế hoạch -
Tài chính, Phòng Nội vụ tham mưu UBND huyện xây dựng kế hoạch lộ trình nâng
trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở
hàng năm;
- Lập danh sách các giáo viên
đã hoàn thành chương trình học nâng chuẩn, đã được cấp bằng tốt nghiệp và danh
sách giáo viên đang tham gia học nâng chuẩn theo hình thức tự túc kinh phí theo
Luật Giáo dục 2019 để theo dõi và tham mưu UBND huyện xem xét các hình thức
khuyến khích, hỗ trợ giáo viên kịp thời (áp dụng tại khoản 1, Điều 3, Nghị quyết
số 14/2019/NQ-HĐND “Mức chi đào tạo đối với cán bộ, công chức, viên chức”).
- Tạo điều kiện cho giáo viên
tham gia đào tạo nâng chuẩn theo hình thức vừa học vừa làm và đảm bảo các quyền
lợi và chế độ, chính sách đối với giáo viên trong thời gian tham gia đào tạo.
- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc
theo phân cấp quản lý phải xây dựng kế hoạch thực hiện lộ trình nâng chuẩn và
xác định cụ thể số lượng, danh sách giáo viên tham gia thực hiện nâng chuẩn đào
tạo trong năm và gửi về phòng Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp, tham mưu Ủy ban
nhân dân huyện ban hành kế hoạch. Kế hoạch của huyện gửi về Sở Giáo dục và Đào
tạo trước ngày 30/4/2023 để tổng hợp tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban
hành Kế hoạch khóa học 2024- 2027. Nội dung của kế hoạch phải đảm bảo theo quy
định tại khoản 2, khoản 3, Điều 8 Nghị định số 71/2020/NĐ-CP của Chính phủ. Nội
dung kế hoạch và danh sách giáo viên tham gia nâng chuẩn đào tạo phải được công
khai theo quy định.
c) Chỉ đạo các đơn vị sử dụng
giáo viên
- Lập danh sách giáo viên, cán
bộ quản lý chưa đạt chuẩn đào tạo, xây dựng kế hoạch sử dụng cụ thể cho từng đối
tượng.
- Lập danh sách giáo viên tham
gia đào tạo nâng chuẩn hàng năm phải chính xác, công khai đúng độ tuổi và bố
trí, sắp xếp công việc của giáo viên một cách hợp lý, phù hợp để tạo điều kiện
thuận lợi cho giáo viên vừa học vừa làm.
- Tạo điều kiện cho giáo viên
tham gia đào tạo nâng chuẩn theo hình thức vừa học vừa làm và đảm bảo các quyền
lợi và chế độ, chính sách đối với giáo viên trong thời gian tham gia đào tạo.
- Đảm bảo các chế độ chính sách
đối với giáo viên theo quy định.
d) Chỉ đạo các cơ sở giáo dục dân
lập, tư thục tại địa phương phải đảm bảo kinh phí để chi trả các chế độ quy định
tại điểm c khoản 1 Điều 10 (Nghị định số 71/2020/NĐ-CP) cho giáo viên được đơn
vị cử tham gia đào tạo nâng trình độ chuẩn (nếu có).
6. Quyền và
trách nhiệm của giáo viên khi được cấp có thẩm quyền cử tham gia nâng
trình độ chuẩn được đào tạo (theo Điều 10, Nghị định số 71/2020/NĐ-CP của
Chính phủ)
a) Quyền của giáo viên
Được cơ quan quản lý, sử dụng tạo
điều kiện về thời gian; được hỗ trợ tiền đóng học phí (áp dụng tại khoản 1, Điều
3, Nghị quyết số 14/2019/NQ-HĐND “Mức chi đào tạo đối với cán bộ, công chức,
viên chức”); được tính thời gian đào tạo vào thời gian công tác liên tục; được
hưởng 100% lương và các chế độ phụ cấp theo quy định của pháp luật.
b) Trách nhiệm của giáo viên
- Thực hiện các quy định về đào
tạo, quy chế và quy định về thời gian đào tạo; chịu sự quản lý của cơ sở đào tạo
trong thời gian tham gia các hoạt động đào tạo.
- Có cam kết thực hiện nhiệm vụ,
công vụ tại cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở sau khi hoàn
thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 2 lần thời gian đào tạo.
- Trong suốt thời gian khóa học,
giáo viên dẫn phải thực hiện các nhiệm vụ công tác theo quy định khi không phải
tham gia các hoạt động đào tạo.
- Trường hợp giáo viên không
hoàn thành chương trình đào tạo theo thời gian quy định dẫn đến phải kéo dài thời
gian đào tạo thì phải tự túc các khoản chi phí đào tạo phát sinh trong thời
gian đào tạo kéo dài.
Trên đây là Kế hoạch nâng chuẩn
trình độ được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở khóa học
2023 - 2026. Yêu cầu các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện theo
đúng quy định. Trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh khó khăn, vướng mắc
thì kịp thời phản ánh về Sở GDĐT để tổng hợp và tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh
xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận:
- Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- CT, PCT Lê Văn Phước;
- Các sở, ngành cấp tỉnh liên quan;
- UBND các huyện, thị, thành phố;
- VPUBND tỉnh: CVP, PCVP (VX), Phòng: KGVX,TH;
- Lưu: VT.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Văn Phước
|