Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 270/KH-UBND năm 2019 về phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2020

Số hiệu 270/KH-UBND
Ngày ban hành 26/12/2019
Ngày có hiệu lực 26/12/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Lê Hồng Sơn
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 270/KH-UBND

Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT, HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ, CHUẨN TIẾP CẬN PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ NĂM 2020

Thực hiện Chương trình công tác năm 2020 của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương; Kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2020 của Bộ Tư pháp; các chương trình công tác, trọng tâm của Thành phố năm 2020, UBND Thành phố ban hành Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn Thành phố năm 2020 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Tiếp tục thực hiện nghiêm túc, có chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (sau đây viết tắt là PBGDPL), hòa giải ở cơ sở, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo các Chỉ thị, kết luận của Ban chấp hành Trung ương Đảng, Ban Bí thư Trung ương Đảng; các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; các văn bản pháp luật của Trung ương và Thành phố.

2. Phát huy tinh thần trách nhiệm tự học tập, tìm hiểu và chấp hành pháp luật của công dân, doanh nghiệp; phát huy vai trò chủ động, tích cực, tính tự giác và trách nhiệm nêu gương của đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức đặc biệt của người đứng đầu trong học tập, nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật, tuân thủ và chấp hành pháp luật. Đổi mới nội dung, đa dạng hóa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật gắn với tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tôn trọng và tự giác chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân Thủ đô.

3. Quá trình thực hiện phải bám sát nội dung, yêu cầu của Trung ương và Thành phố, các chương trình, kế hoạch liên quan đến công tác PBGDPL, kế hoạch triển khai thi hành bộ luật, luật mới ban hành. Đảm bảo các hoạt động PBGDPL có trọng tâm, trọng điểm, có sự kết hợp, lồng ghép việc thực hiện các chương trình, đề án khác có liên quan, phù hợp đối tượng, địa bàn; Gắn kết công tác PBGDPL, công tác xây dựng thi hành và bảo vệ pháp luật với hòa giải ở cơ sở, trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật, tiếp công dân, giải quyết các thủ tục hành chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo; gắn việc tuyên truyền PBGDPL với việc triển khai thực hiện Đại hội Đảng các cấp, Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ Thành phố, Đại hội lần thứ XIII của Đảng, các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố và khối đại đoàn kết toàn dân; các phong trào thi đua yêu nước, cuộc vận động của Trung ương và Thành phố.

II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG

1. Đối tượng

1.1. Cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang; người dân thành thị và nông thôn, miền núi; phụ nữ; thanh thiếu niên; doanh nghiệp, người sử dụng lao động, người lao động trong các doanh nghiệp, người nước ngoài cư trú trên địa bàn Thành phố.

1.2. Các đối tượng đặc thù theo quy định của Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật.

2. Nội dung

2.1. Tiếp tục thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân (sau đây gọi là Chỉ thị số 32-CT/TW); Kết luận số 04-KL/TW ngày 19/4/2011 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về kết quả thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW triển khai Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành; Các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 25/5/2017 ban hành Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017-2021; Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg ngày 13/3/2019 về xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật; Quyết định số 471/QĐ-TTg ngày 26/4/2019 triển khai Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2019-2021” trên địa bàn Thành phố Hà Nội; Quyết định 861/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2019-2021”..; Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành; Quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 18/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2019-2020”; Quyết định số 619/QĐ-TTg ngày 8/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, các bộ luật, luật mới được Quốc hội thông qua đặc biệt chú trọng các văn bản mới liên quan đến công tác tư pháp; Các điều ước quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam là thành viên; Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội; các văn bản pháp luật của Trung ương và Thành phố, các nhiệm vụ chính trị trọng tâm của Thành phố trong năm 2020; Tổng kết các chương trình, Kế hoạch, Đề án PBGDPL kết thúc năm 2020.

2.2. Tập trung phổ biến các văn bản pháp luật liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người dân và doanh nghiệp đã được Quốc hội khóa XIII, XIV thông qua như: Hiến pháp, Luật Thủ đô, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng Dân sự, Luật Trợ giúp pháp lý Nhà nước, Luật Tiếp cận thông tin, Luật Quản lý sử dụng tài sản công, Luật An ninh mạng, Luật Tố cáo, Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Đặc xá, Luật Giáo dục, Luật Kiến trúc, Luật Quản lý thuế, Luật Đầu tư công, Luật Thi hành án hình sự, Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia, Bộ luật Lao động; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Lực lượng dự bị động viên, Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức, Luật Dân quân tự vệ; Luật Chứng khoán, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán Nhà nước...và các văn bản hướng dẫn triển khai thi hành các văn bản pháp luật, các văn bản quy phạm dưới luật của Trung ương và Thành phố; phổ biến các văn bản pháp luật mới sẽ được Quốc hội thông qua năm 2020; các quy định liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, quyền và lợi ích hợp pháp của người dân và doanh nghiệp, phổ biến thực tiễn chấp hành pháp luật, chính sách mới thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế-xã hội của Thành phố...Tập trung tuyên truyền phổ biến, giới thiệu các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, các thỏa thuận quốc tế liên quan đến người dân, doanh nghiệp, các văn bản pháp luật của Thành phố cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, tư vấn, định hướng hỗ trợ khởi nghiệp.

2.3. Tiếp tục phổ biến, giới thiệu các văn bản pháp luật góp phần thực hiện chủ đề công tác của Thành phố năm 2020 “Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị phấn đấu hoàn thành thắng lợi mục tiêu, nhiệm kỳ 2015-2020 và tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ các cấp”, công tác tiếp dân, giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, công tác quản lý, sử dụng đất đai, quản lý sử dụng nhà chung cư, giải phóng mặt bằng, tài chính, đầu tư xây dựng, tài nguyên khoáng sản, kỷ cương hành chính, cải cách hành chính, cải cách thủ tục hành chính và xây dựng Chính quyền điện tử phục vụ người dân và doanh nghiệp, thí điểm mô hình chính quyền đô thị của Thành phố, dịch vụ công trực tuyến, trật tự văn minh đô thị, vệ sinh môi trường, trật tự xây dựng và đô thị, an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống cháy nổ, an toàn giao thông, an toàn trật tự an toàn xã hội, xây dựng nếp sống văn hóa, phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hi, cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp, phòng chống xâm hại phụ nữ, trẻ em...; Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn Thành phố; Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan thuộc Thành phố, ứng xử khi tham gia môi trường mạng xã hội...và các vấn đề khác của xã hội được dư luận quan tâm hoặc cần định hướng dư luận xã hội ....

2.4. Đẩy mạnh giáo dục ý thức tuân thủ và chấp hành pháp luật; tuyên truyền gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến trong xây dựng, thực hiện và bảo vệ pháp luật; các mô hình hay, cách làm hiệu quả trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật phê phán, đấu tranh với hành vi vi phạm pháp luật hoặc lệch chuẩn xã hội. Đổi mới, nội dung, phương thức tuyên truyền gắn với việc thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin theo xu hướng hiện đại trong hoạt động PBGDPL, tăng cường đầu tư các điều kiện về hạ tầng công nghệ, cập nhật công nghệ mới, nâng cao trình độ nguồn nhân lực, chú trọng ưu tiên áp dụng tuyên truyền trên Cổng/Trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị, địa phương, trên phương tiện thông tin đại chúng. Hướng công tác PBGDPL về cơ sở và đề cao trách nhiệm của chính quyền cơ sở nhất là cấp xã trong công tác PBGDPL, bảo đảm đầy đủ quyền được thông tin về pháp luật, tăng cường giao lưu đối thoại chính sách pháp luật giữa người dân và chính quyền.

2.5. Gắn kết công tác PBGDPL, công tác xây dựng thi hành và bảo vệ pháp luật với hòa giải ở cơ sở, trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật, tiếp công dân, giải quyết các thủ tục hành chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Đồng thời gắn việc tuyên truyền PBGDPL với việc triển khai thực hiện Đại hội Đảng các cấp, Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ Thành phố, Đại hội lần thứ XIII của Đảng, các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố và khối đại đoàn kết toàn dân; các phong trào thi đua yêu nước, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh” và phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, phong trào “cán bộ, công chức, viên chức nói không với tiêu cực”, thực hiện nếp sống văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh... Chú trọng PBGDPL cho người dân ở cơ sở, đối tượng đặc thù, đối tượng yếu thế trong xã hội; tăng cường PBGDPL tại các địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật, địa bàn đô thị hóa, ngoại thành, khu chế xuất, khu công nghiệp, khu nhà trọ, địa bàn có tỷ lệ vi phạm pháp luật, nguy cơ vi phạm pháp luật cao.

2.6. Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác PBGDPL cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, lực lượng vũ trang, học sinh, sinh viên, doanh nghiệp và Nhân dân, bảo đảm quyền được thông tin về pháp luật; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tôn trọng và tự giác chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân Thủ đô để Nhân dân tin tưởng, noi theo, xây dựng văn hóa pháp luật gắn với xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, tạo chuyển biến mạnh mẽ, thực chất trong thực thi công vụ, gắn với giáo dục đạo đức liêm chính, trách nhiệm giải trình, quy tắc ứng xử. Thực hiện nghiêm các quy định pháp luật về phòng chống, tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô “KỶ CƯƠNG - TRÁCH NHIỆM - TẬN TÌNH - THÂN THIỆN”; cán bộ, công chức, viên chức nói không với tiêu cực; cán bộ, công chức, viên chức trung thành, trách nhiệm, liêm chính, sáng tạo và xây dựng văn hóa nơi công sở.

2.7. Huy động được sự tham gia, phối hợp tích cực của các cấp, các ngành, các đoàn thể và toàn thể Nhân dân Thủ đô trong hoạt động PBGDPL; khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội; bảo đảm kinh phí cho công tác PBGDPL và hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật. Tăng cường bố trí kinh phí phổ biến, giáo dục pháp luật ở cấp xã, phấn đấu đảm bảo ít nhất 20 triệu cho 01 đơn vị cấp xã.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG VÀ NHIỆM VỤ CỤ THỂ

1. Các hoạt động, nhiệm vụ cụ thể công tác PBGDPL

1.1. Thực hiện Chương trình PBGDPL giai đoạn 2017 - 2021 trên địa bàn Thành phố, các Chương trình, đề án, Kế hoạch về PBGDPL của Trung ương và Thành phố ban hành phù hợp với điều kiện thực tế của Thành phố (Phụ lục 01).

- Đơn vị chủ trì: Các đơn vị chủ trì thực hiện Đề án.

- Đơn vị phối hợp: Các sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố; cơ quan, tổ chức có liên quan.

- Thời gian thực hiện: Năm 2020.

1.2. Đổi mới, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến pháp luật. 

1.2.1. Khai thác, vận hành, sử dụng có hiệu quả Trang thông tin điện tử phổ biến, giáo dục pháp luật của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Thành phố (http://pbgdpl.hanoi.gov.vn) theo hướng truy cập tập trung, liên thông, kết nối, lồng ghép, chia sẻ thông tin, tài liệu về phổ biến, giáo dục pháp luật trên môi trường mạng bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực đầu tư của nhà nước, tạo thuận lợi trong khai thác, trao đổi thông tin pháp luật giữa các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và người dân.

- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp.

[...]