ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ THỌ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2681/KH-UBND
|
Phú Thọ, ngày 18
tháng 07 năm 2023
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 82/NQ-CP NGÀY 18/5/2023 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ NHIỆM VỤ, GIẢI
PHÁP CHỦ YẾU ĐẨY NHANH PHỤC HỒI, TĂNG TỐC PHÁT TRIỂN DU LỊCH HIỆU
QUẢ, BỀN VỮNG
Thực hiện Nghị quyết số
82/NQ-CP ngày 18/5/2023 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu
đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững
và xét đề nghị của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số
32/TTr-SVHTTDL; Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ xây dựng Kế hoạch triển khai
thực hiện với những nội dung như sau:
I. MỤC
ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Tập trung triển khai thực
hiện Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 18/5/2023 của Chính phủ về nhiệm vụ,
giải pháp chủ yếu đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu
quả, bền vững phù hợp với tình hình phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ đảm
bảo thống nhất, đồng bộ với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội,
kế hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2021-2025 và thực
hiện nhiệm vụ trọng tâm của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần
thứ XIX.
2. Yêu cầu
Việc triển khai thực hiện
Kế hoạch phải quyết liệt, chủ động, thực chất và hiệu quả nhằm tạo sự
chuyển biến mạnh mẽ căn bản về nhận thức, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ
giữa các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, các tổ chức chính trị - xã
hội, các doanh nghiệp và người dân.
II. MỤC
TIÊU
1. Mục tiêu chung
Đẩy mạnh cơ cấu lại ngành du lịch
du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, chất lượng, bền vững. Tăng cường
thu hút nguồn lực đầu tư phát triển du lịch, xây dựng môi trường thuận lợi
khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư, kinh doanh hiệu quả trong lĩnh
vực du lịch. Khai thác tiềm năng lợi thế vùng đất Tổ, phát triển du
lịch có trọng tâm, trọng điểm với phương châm “Sản phẩm đặc sắc, dịch
vụ chuyên nghiệp, thủ tục thuận tiện, đơn giản, giá cả cạnh tranh, vệ
sinh môi trường sạch đẹp, điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”; Đẩy
nhanh tốc độ phục hồi, phát triển du lịch, từng bước đưa du lịch trở
thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh.
2. Mục tiêu cụ thể đến
năm 2025
Tiếp tục đầu tư nâng cấp cơ sở
vật chất kỹ thuật du lịch, cảnh quan môi trường sinh thái; nâng cao chất lượng
dịch vụ du lịch, khai thác hiệu quả Khu du lịch quốc gia Đền Hùng,
thành phố Việt Trì. Xây dựng và công nhận từ 01 đến 02 khu du lịch cấp tỉnh,
từ 03 đến 05 điểm du lịch cấp tỉnh.
Phấn đấu đến năm 2025: Đón và
phục vụ 850.000 lượt khách lưu trú du lịch, trong đó khách quốc tế là
11.500 lượt; Tổng doanh thu du lịch, dịch vụ đạt 4.500 tỷ đồng; Thu hút và
giải quyết việc làm cho 4.500 lao động trực tiếp.
III. NHIỆM VỤ,
GIẢI PHÁP
1. Đẩy mạnh
cơ cấu lại ngành du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, chất
lượng, bền vững
- Thực hiện việc đánh giá,
rà soát lại cơ cấu ngành du lịch của tỉnh đáp ứng yêu cầu phát triển du
lịch trong tình hình mới. Thúc đẩy thu hút các nhà đầu tư chiến lược,
phát triển các tổ hợp vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng, trung tâm du lịch cơ sở
lưu trú cao cấp, trung tâm thương mại,...
- Phát triển đa dạng hóa hình
thức, sản phẩm du lịch, chú trọng liên kết giữa du lịch với các ngành
khác trong chuỗi giá trị, gắn với phát triển xanh, bền vững và phương
châm “lấy trải nghiệm của khách du lịch làm trung tâm”. Xây dựng Phú Thọ
trở thành điểm đến du lịch cội nguồn “an toàn, xanh, sạch đẹp, thân thiện,
hấp dẫn”.
- Tăng cường liên kết phát
triển sản phẩm, thị trường du lịch; kết nối tour, tuyến điểm du lịch
trong tỉnh, khu vực và các tỉnh bạn trên cả nước.
- Đổi mới mô hình kinh doanh,
tái cấu trúc doanh nghiệp gắn với chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả kinh
doanh.
- Tổ chức thực hiện hiệu
quả Quy hoạch tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050,
chương trình, đề án, kế hoạch về phát triển du lịch, bảo đảm đồng bộ,
bền vững và hội nhập quốc tế; bám sát định hướng quy hoạch về các vùng,
hành lang du lịch, trung tâm du lịch và các khu du lịch quốc gia.
2. Tiếp
tục tạo thuận lợi thu hút khách du lịch đến Phú Thọ
- Tiếp tục triển khai thực
hiện hiệu quả Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 31/3/2021 của Thủ tướng Chính
phủ về công tác bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội
trong lĩnh vực du lịch trong tình hình mới, bảo đảm môi trường an ninh, an
toàn, thuận lợi thu hút khách du lịch quốc tế.
- Tăng cường quản lý, nâng cao
chất lượng dịch vụ vận tải, bảo vệ cảnh quan, môi trường hệ sinh thái tại
các khu, điểm di tích, khu bảo tồn thiên nhiên.
- Đẩy mạnh cải cách thủ tục
hành chính nhà nước theo hướng đơn giản hóa, khoa học, tạo môi trường thuận
lợi, thông thoáng, lành mạnh, minh bạch.
- Thu hút các doanh nghiệp,
đơn vị lữ hành mở các tour, tuyến du lịch tới các khu, điểm du lịch trong
tỉnh; gắn kết với các tour, tuyến du lịch của các tỉnh bạn.
- Nâng cao vai trò của cộng
đồng người dân địa phương tại các khu điểm du lịch, xây dựng cộng đồng
du lịch văn minh, thân thiện trong ứng xử với khách du lịch.
3. Tăng
cường thu hút đầu tư phát triển du lịch có trọng tâm, trọng điểm, tập trung
vào các khu, điểm du lịch trọng điểm; tạo môi trường thuận lợi cho doanh
nghiệp đầu tư và kinh doanh du lịch
- Huy động nguồn lực, tăng cường
hỗ trợ nguồn vốn ngân sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ phát
triển du lịch; tập trung đầu tư xây dựng thành phố Việt Trì trở thành thành
phố lễ hội về với cội nguồn dân tộc Việt Nam.
- Tiếp tục cải thiện môi
trường đầu tư kinh doanh, chú trọng cải cách hành chính, tăng cường công
tác xúc tiến đầu tư. Hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp nhà đầu tư trong
việc tìm hiểu cơ hội đầu tư, triển khai dự án.
- Thu hút, tạo điều kiện cho
doanh nghiệp du lịch uy tín, có thương hiệu đầu tư xây dựng, phát triển
các sản phẩm du lịch dịch vụ chất lượng hấp dẫn có lợi thế cạnh tranh
và gia tăng thu nhập từ du lịch. Khuyến khích đầu tư các dự án khách sạn,
các khu resort nghỉ dưỡng từ 3 sao - 5 sao, các nhà hàng đạt chuẩn phục
vụ khách du lịch, các dự án dịch vụ vui chơi giải trí thương mại cao cấp,
du lịch sinh thái, du lịch thể thao hỗn hợp...; tổ chức mô hình dịch vụ
du lịch cộng đồng tại các khu, điểm có tiềm năng phát triển du lịch văn
hóa, du lịch sinh thái cộng đồng, du lịch nông nghiệp, làng nghề.
4. Phát
triển sản phẩm và truyền thông, quảng bá, xúc tiến du lịch
- Phát huy các giá trị văn
hoá vật thể và phi vật thể trong đó tập trung khai thác phát huy giá trị 02
di sản văn hóa phi vật đại diện của nhân loại được UNESCO ghi danh là Hát
Xoan Phú Thọ và Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ. Mỗi địa phương
xây dựng từ 01 đến 02 sản phẩm du lịch đặc trưng, điểm đến tiêu biểu hấp
dẫn, thu hút khách du lịch.
- Xây dựng và phát triển loại
hình du lịch học đường, giáo dục lịch sử, chương trình ngoại khóa, tham
quan trải nghiệm cho học sinh, sinh viên trong và ngoài tỉnh.
- Đẩy mạnh kết nối, hỗ trợ cộng
đồng nông thôn làm du lịch nông nghiệp, nông thông qua các doanh nghiệp lữ
hành.
- Phát triển thương hiệu du
lịch về cội nguồn gắn với lịch sử truyền thống bản sắc văn hóa dân tộc
Đất Tổ Hùng Vương.
- Xây dựng các ấn phẩm
truyền thông, tuyên truyền du lịch Phú Thọ cho từng loại hình sản phẩm du
lịch đặc trưng; kết hợp ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại và mạng xã
hội; đồng thời, đa dạng hóa các hình thức truyền tải thông tin tuyên
truyền.
5. Nâng
cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực
- Tập trung, đa dạng hóa hình
thức đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao, nâng cao kỹ
năng nghề du lịch đáp ứng yêu cầu quy chuẩn tiêu chuẩn quốc gia và quốc
tế.
- Bồi dưỡng chuyên môn,
nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý trong lĩnh vực du lịch;
bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết
minh viên du lịch của tỉnh.
- Hướng dẫn các doanh nghiệp tổ
chức đào tạo tại chỗ nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đội ngũ quản
lý, nhân viên và người lao động trong lĩnh vực du lịch.
IV. TỔ
CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch
Là cơ quan thường trực Ban Chỉ
đạo phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ chủ trì, tham mưu cho Ủy ban nhân
dân tỉnh chỉ đạo, triển khai thực hiện kế hoạch. Chủ trì, phối hợp với
các sở, ngành, UBND các huyện, thành, thị, cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên
quan triển khai và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được phân công nhằm hoàn
thành mục tiêu kế hoạch đề ra; đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc triển
khai thực hiện Nghị quyết tại các cơ quan, đơn vị, địa phương; tổng hợp
đánh giá thực hiện Nghị quyết, định kỳ báo cáo Bộ Văn hoá, Thể thao và
Du lịch và Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Tham mưu thực hiện có hiệu
quả các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
Đổi mới, tạo điều kiện thuận lợi thu hút các dự án đầu tư phát triển du
lịch; đôn đốc đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư thương mại - du lịch.
Đề xuất với lãnh đạo tỉnh cân đối, phân bổ nguồn vốn ngân sách cho phát triển
du lịch hàng năm, đặc biệt là đầu tư các khu diểm du lịch trọng điểm.
3. Sở Tài chính
Căn cứ Kế hoạch được phê
duyệt và khả năng cân đối của của ngân sách tỉnh, tham mưu bố trí kinh phí
để thực hiện các nội dung theo Kế hoạch đề ra.
4. Sở Thông tin Truyền
thông, Báo Phú Thọ, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh
Đẩy nhanh thực hiện quá
trình chuyển đổi số đáp ứng yêu cầu quản lý và phát triển du lịch. Tăng cường
tuyên truyền, quảng bá phát triển du lịch; phối hợp với các cơ quan báo
chí Trung ương để tuyên truyền rộng rãi hình ảnh về miền đất, con người
Phú Thọ. Xây dựng các chuyên mục, chuyên trang, chương trình quảng bá
tiềm năng, hình ảnh du lịch Phú Thọ.
5. Khu di tích lịch sử
quốc gia Đền Hùng
Tiếp tục thực hiện đầu tư hạ
tầng giao thông, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, xây dựng sản
phẩm du lịch, dịch vụ trong phạm vi quản lý theo các nội dung kế hoạch
đề ra, chú trọng xây dựng điểm nhấn du lịch đặc trưng thu hút khách
và đầu tư xây dựng các hạng mục đảm bảo các tiêu chí phát triển Khu
du lịch quốc gia Đền Hùng.
6. Các sở, ban, ngành, đơn
vị liên quan, UBND các huyện, thành, thị
Các Sở, ban, ngành, địa
phương và các đơn vị liên quan theo chức năng, nhiệm vụ, chủ động triển
khai thực hiện, tham mưu những nội dung thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân
dân tỉnh để kịp thời triển khai thực hiện, đúng quy định.
7. Hiệp hội Du lịch, Hội
Văn hóa ẩm thực tỉnh Phú Thọ
Vận động, hướng dẫn các doanh
nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch nâng cao chất lượng sản phẩm phục vụ
khách du lịch, chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền
vững; nâng cao hiệu quả kinh doanh, đổi mới mô hình kinh doanh, tái cấu
trúc doanh nghiệp gắn với chuyển đổi số. Tích cực tham gia tổ chức các
hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch. Cập nhật thông tin kịp thời
các đề xuất, kiến nghị chính đáng của doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh
du lịch với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết những khó
khăn, vướng mắc trong việc thực hiện phát triển du lịch.
Trên đây là Kế hoạch triển
khai thực hiện Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 18/5/2023 của Chính phủ về
nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển
du lịch hiệu quả, bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Yêu cầu các sở,
ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị và các đơn vị liên quan
triển khai tổ chức thực hiện đảm bảo hiệu quả. Định kỳ hằng năm, báo
cáo kết quả (qua Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch) trước ngày 15/11 để tổng
hợp, báo cáo theo quy định./.
Nơi nhận:
- Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch;
- TTTU, TT HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Tổng cục Du lịch (Bộ VHTT&DL);
- Các cơ quan đơn vị trong kế hoạch;
- CVP, các PCVP;
- CV NCTH;
- Lưu: VT, VX6.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Hồ Đại Dũng
|