Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 26/KH-UBND thực hiện Chương trình an toàn, vệ sinh lao động tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2017

Số hiệu 26/KH-UBND
Ngày ban hành 20/02/2017
Ngày có hiệu lực 20/02/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Đinh Khắc Đính
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 26/KH-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 20 tháng 02 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2017

Nhm phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục nhng tồn tại nêu trên, thực hiện Quyết định số 05/QĐ-TTg ngày 12/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2016 - 2020; UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình an toàn, vệ sinh lao động tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2017 như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tng quát:

Thường xuyên chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, giảm ô nhiễm môi trường lao động không ngừng nâng cao sức khỏe, phòng ngừa bệnh nghnghiệp, tai nạn lao động, sự cố cháy nổ làm thiệt hại về người và tài sản; nâng cao nhận thức trách nhiệm của người sử dụng lao động, người lao động và các cấp, các ngành đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ. Góp phn xây dựng và phát triển văn hóa an toàn trong lao động, đảm bảo phát triển kinh tế xã hội bền vững.

2. Mục tiêu cụ th:

a) Giảm 5 % tn sut tai nạn lao động, đặc biệt là các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng chết người. Đảm bảo 100% vụ tai nạn lao động xảy ra được điều tra và xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

b) Chú trọng cải thiện điều kiện lao động, bảo đảm an toàn và sức khỏe cho người lao động trên địa bàn tỉnh. Tăng 5% số cơ sở tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động, tăng 5% số người lao động được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.

c) Phn đấu 100% cán bộ quản lý, cán bộ làm công tác an toàn - vệ sinh lao động và 80% người lao động làm các công việc có yêu cu nghiêm ngặt van toàn - vệ sinh lao động được hun luyện về an toàn, vệ sinh lao động.

đ) Phấn đấu có 50 doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng hiệu quả cải thiện điều kiện lao động và áp dụng hệ thống quản lý an toàn - vệ sinh lao động.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP:

1. Tiếp tục quán triệt và thực hiện đầy đchủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác an toàn, vệ sinh lao động trong thời kỳ mới. Phối hợp với các ngành, các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội và cơ quan thông tin tuyên truyền đại chúng tăng cường công tác truyn thông, giáo dục nhm nâng cao nhận thức cho toàn xã hội về công tác an toàn - vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ,

2. Tổ chức tốt các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động. Thời gian diễn ra Tháng hành động từ ngày 01- 30/5/2017, Với chđề: “Thúc đẩy công tác huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động đ phòng nga tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp

3. Các ngành, địa phương chỉ đạo doanh nghiệp trong phạm vi quản lý xây dựng và tchức thực hiện kế hoạch công tác an toàn, vệ sinh lao động gắn với việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh. Chú trọng củng cố tổ chức, phân công trách nhiệm cho bộ máy làm công tác bảo an toàn lao động, y tế cơ sở, lực lượng phòng cháy chữa cháy, mạng lưới an toàn vệ sinh viên đủ về số lượng, mạnh v năng lực đđáp ứng yêu cu nhiệm vụ trong tình hình mới.

4. Các ngành, địa phương chỉ đạo doanh nghiệp trong phạm vi quản lý xây dựng và tchức thực hiện kế hoạch công tác an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ gn với việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh. Chú trọng việc củng cố tổ chức, phân công trách nhiệm cho bộ máy làm công tác bảo hộ lao động, y tế cơ sở, mạng lưới an toàn vệ sinh viên, mở rộng mô hình mạng lưới tình nguyện viên nông dân được trang bị các kiến thức về an toàn vệ sinh lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động không có quan hệ lao động, trong sản xuất nông nghiệp. Xây dựng lực lượng phòng cháy chửa cháy tại chỗ đủ về số lượng, mạnh về năng lực để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

5. Quản lý chặt chẽ các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, đảm bảo 100% trước khi đưa vào sử dụng được kiểm định kỹ thuật an toàn;

6. Trong lĩnh vực khai thác khoáng sản, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, xây dựng các công trình nhà cao tầng phải thực hiện việc đánh giá nguy cơ mất an toàn, vệ sinh lao động đxác lập các biện pháp phòng ngừa có hiệu quả.

7. Thường xuyên cải thiện điều kiện lao động, thực hiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn, nội quy về an toàn, vệ sinh lao động; thực hiện chế độ phụ cấp, bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm nghề nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm, trang bị đầy đủ, đảm bảo chất lượng phương tiện bảo vệ cá nhân, khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động;

8. Đẩy mạnh phong trào “Xanh - Sạch - Đẹp, đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động” tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp;

9. Tăng cường công tác thanh tra, kim tra, tự kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động, chú trọng các công việc, ngành nghề có nguy cơ cao về an toàn, vệ sinh lao động, các làng nghề và trong sản xuất nông, lâm, thủy sản;

10. Thực hiện sơ kết, tng kết về công tác an toàn, vệ sinh lao động, nghiêm túc khai báo điều tra tai nạn lao động và báo cáo định kỳ về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN:

1. Nguồn Ngân sách nhà nước, được bố trí trong dự toán ngân sách của các đơn vị theo quy định hiện hành về phân cấp ngân sách nhà nước.

2. Huy động các nguồn vn tài trợ của tchức, cá nhân trong nước, ngoài nước và các nguồn vốn hợp pháp khác.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. S Lao động - Thương binh và Xã hội:

- Xây dựng kế hoạch triển khai các nhiệm vụ hoàn thành các mục tiêu đề ra.

[...]