ỦY BAN NHÂN
DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
256/KH-UBND
|
Cần Thơ,
ngày 24 tháng 12 năm 2021
|
KẾ HOẠCH
THỰC
HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 2282/QĐ-TTG NGÀY 31 THÁNG 12 NĂM 2020 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH “TĂNG CƯỜNG SỰ THAM GIA BÌNH ĐẲNG CỦA PHỤ NỮ TRONG CÁC VỊ
TRÍ LÃNH ĐẠO VÀ QUẢN LÝ Ở CÁC CẤP HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH GIAI ĐOẠN 2021 - 2030
Thực hiện Quyết định số 2282/QĐ-TTg ngày 31
tháng 12 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình “Tăng cường sự
tham gia bình đẳng của phụ nữ trong các vị trí lãnh đạo và quản lý ở các cấp hoạch
định chính sách giai đoạn 2021 - 2030”, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế
hoạch thực hiện Quyết định số 2282/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Chương trình “Tăng cường sự tham gia bình đẳng của phụ nữ
trong các vị trí lãnh đạo và quản lý ở các cấp hoạch định chính sách giai đoạn
2021 - 2030, như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Tuyên truyền sâu rộng, tạo sự thống nhất về
nhận thức và hành động thực hiện có hiệu quả Quyết định số 2282/QĐ-TTg ngày 31
tháng 12 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình “Tăng cường sự
tham gia bình đẳng của phụ nữ trong các vị trí lãnh đạo và quản lý ở các cấp hoạch
định chính sách giai đoạn 2021 - 2030” (sau đây gọi chung là Chương trình), tạo
sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, hành động của cấp ủy đảng, chính quyền các
cấp và của toàn thể đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đối với
việc thực hiện Chương trình.
2. Khắc phục những hạn chế, tồn tại trong việc
thực hiện các nội dung có liên quan đến sự tham gia bình đẳng của phụ nữ trong
các vị trí lãnh đạo và quản lý, góp phần tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào
các vị trí lãnh đạo và quản lý ở các cấp.
II. MỤC TIÊU
Trên cơ sở các mục tiêu tại Quyết định số
2282/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương
trình “Tăng cường sự tham gia bình đẳng của phụ nữ trong các vị trí lãnh đạo và
quản lý ở các cấp hoạch định chính sách giai đoạn 2021 - 2030”, Ủy ban nhân dân
thành phố phấn đấu thực hiện các mục tiêu cụ thể như sau:
1. Đến năm 2025 đạt 60% và đến năm 2030 đạt
75%, các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương các cấp có lãnh đạo
chủ chốt là nữ. Đối với một số ngành, lĩnh vực đặc thù có tỷ lệ nữ cán bộ, công
chức, viên chức, người lao động thấp dưới 30% có thể điều chỉnh mục tiêu cho
phù hợp với thực tiễn cơ quan, đơn vị.
2. Phấn đấu đạt tỷ lệ cán bộ nữ trong diện
quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý các cấp đạt ít nhất 40% vào năm 2025
và đạt 50% vào năm 2030.
3. Tỷ lệ cán bộ nữ được quy hoạch các chức
danh lãnh đạo, quản lý các cấp được đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực đạt
75% vào năm 2025 và đạt 90% vào năm 2030.
4. Ở những địa bàn có đồng bào dân tộc thiểu số, phải có cán
bộ lãnh đạo là người dân tộc thiểu số phù hợp với cơ cấu dân cư.
III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI
PHÁP
1. Tăng cường sự lãnh
đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp đối với công tác cán bộ nữ.
Đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong việc triển khai thực hiện
chính sách, pháp luật và các quy định về cán bộ nữ và công tác cán bộ nữ. Rà soát,
tham mưu, kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoàn thiện quy định, hướng dẫn thuộc thẩm
quyền của địa phương về cán bộ nữ và công tác cán bộ nữ.
2. Tăng cường công tác
đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nữ gắn với quy hoạch, tạo nguồn cán bộ lãnh đạo,
quản lý ở các cấp.
a) Đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ nữ để
phục vụ cho việc xây dựng chính sách và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch,
sử dụng cán bộ;
b) Nghiên cứu đề xuất nội dung, chương trình
đào tạo, bồi dưỡng nữ cán bộ, công chức lãnh đạo quản lý phù hợp;
c) Tạo nguồn nữ cán bộ dân tộc thiểu số, hỗ
trợ nâng cao năng lực để cán bộ nữ dân tộc thiểu số tham gia vị trí lãnh đạo,
quản lý ở các cơ quan của Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập;
d) Triển khai các mô hình vườn ươm lãnh đạo nữ
trẻ cho cán bộ, công chức và sinh viên các cơ sở đào tạo để tạo nguồn lãnh đạo
nữ;
đ) Xây dựng mạng lưới, nhóm phụ nữ trong các
vị trí lãnh đạo, quản lý và tổ chức các hoạt động kết nối nhằm chia sẻ kinh
nghiệm và nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của cán bộ nữ.
3. Truyền thông, nâng
cao nhận thức về bình đẳng giới và vai trò, vị trí, tiềm năng của phụ nữ trong
thời kỳ mới.
a) Tăng cường truyền thông về trách nhiệm của
cấp ủy, lãnh đạo cơ quan, đơn vị, nhất là người đứng đầu trong việc thực hiện
chính sách, pháp luật về bình đẳng giới và công tác cán bộ nữ; đổi mới nội dung,
hình thức, phương pháp và nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền
trên các phương tiện thông tin đại chúng;
b) Xây dựng và thực hiện chương trình hợp tác
với các tổ chức để triển khai các hoạt động truyền thông liên quan đến công tác
bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ;
c) Tổ chức các hoạt động tôn vinh tấm gương tốt,
điển hình về lãnh đạo nữ thành công ở cả khu vực công và khu vực tư nhân nhằm tạo
dư luận xã hội ủng hộ phụ nữ tham gia lãnh đạo.
4. Tăng cường hợp tác
quốc tế về sự tham gia bình đẳng của phụ nữ trong các vị trí lãnh đạo và quản lý
thông qua trao đổi, học tập kinh nghiệm; huy động nguồn viện trợ và các nguồn tài
chính hợp pháp để thực hiện Chương trình.
5. Tăng cường công tác
thanh tra, kiểm tra, giám sát định kỳ hàng năm hoặc đột xuất tại các ngành và địa
phương đối với việc thực hiện biện pháp bảo đảm bình đẳng giới và các chính sách
về công tác cán bộ nữ; thực hiện thống kê theo cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ,
công chức, viên chức.
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Sử dụng nguồn ngân sách nhà nước bố trí từ
dự toán hàng năm cho các đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân thành phố, Ủy ban nhân
dân quận, huyện; các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, đề án
liên quan khác để phối hợp thực hiện Chương trình; các nguồn đóng góp, hỗ trợ của
tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
2. Sở, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp trực thuộc
Ủy ban nhân dân thành phố, Ủy ban nhân dân các quận, huyện lập dự toán ngân
sách hàng năm để thực hiện kế hoạch và quản lý, sử dụng kinh phí theo quy định
của pháp luật.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nội vụ
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội, các cơ quan, đơn vị có liên quan theo dõi, kiểm tra hoạt động
triển khai và tổng hợp tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố báo cáo kết quả thực
hiện Chương trình về Bộ Nội vụ theo định kỳ hoặc khi có yêu cầu;
b) Phối hợp cùng với cơ quan có liên quan đề
xuất lồng ghép nội dung về bình đẳng giới và công tác cán bộ nữ vào chương
trình đào tạo, bồi dưỡng; nghiên cứu đề xuất cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ
sung hoặc ban hành mới các chính sách đối với nữ cán bộ, công chức, viên chức,
người lao động trên địa bàn.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan
rà soát, tổng hợp, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành
các chính sách có liên quan đến công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ
nữ trên địa bàn thành phố. Hướng dẫn, tổ chức triển khai các hoạt động truyền
thông, nâng cao năng lực thực hiện công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của
phụ nữ cho đội ngũ cán bộ làm công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ
nữ các cấp.
3. Sở Tư pháp
a) Thực hiện các giải pháp về xây dựng, hoàn
thiện chính sách, văn bản quy phạm pháp luật; thẩm định việc lồng ghép vấn đề
bình đẳng giới trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật (nếu có);
b) Phối hợp cùng các cơ quan, đơn vị có liên
quan xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật
thực hiện chính sách đối với phụ nữ và công tác cán bộ nữ trên địa bàn thành phố.
4. Sở Tài chính
Phối hợp với sở, ngành liên quan tham mưu
trình Ủy ban nhân dân thành phố bố trí kinh phí từ nguồn chi thường xuyên ngân
sách hàng năm theo phân cấp cho các đơn vị để thực hiện nhiệm vụ được giao
trong Kế hoạch.
5. Sở, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp trực
thuộc Ủy ban nhân dân thành phố, Ủy ban nhân dân quận, huyện
a) Căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp thực
hiện trong kế hoạch này, xây dựng kế hoạch lồng ghép các chỉ tiêu thực hiện
công tác cán bộ nữ giai đoạn và hàng năm, góp phần thực hiện có hiệu quả các mục
tiêu Chương trình đến năm 2030;
b) Báo cáo kết quả thực hiện (lồng ghép nội
dung báo cáo nhiệm vụ) của cơ quan, đơn vị hằng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu
của cấp có thẩm quyền.
7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam thành phố Cần Thơ và các tổ chức chính trị - xã hội
a) Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được
giao, phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ đạo và lồng ghép các
hoạt động trong các chương trình, kế hoạch của ngành để thực hiện Chương trình;
b) Thực hiện phản biện xã hội đối với dự thảo
chính sách, pháp luật và tăng cường giám sát theo chuyên đề, giám sát văn bản
trong quá trình xây dựng, tổ chức thực hiện luật pháp, chính sách liên quan đến
công tác cán bộ nữ.
8. Đề nghị Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt
Nam thành phố Cần Thơ
Thực hiện công tác vận động xã hội và các cấp,
các ngành thực hiện bình đẳng giới và giám sát, phản biện xã hội một số mục
tiêu cũng như việc thực hiện luật pháp chính sách về bình đẳng giới nói chung,
cũng như tăng cường sự tham gia lãnh đạo, quản lý của phụ nữ nói riêng; phối hợp
với các cơ quan, đơn vị có liên quan đề xuất bổ sung, hoàn thiện quy định về
công tác cán bộ nữ.
Trên đây Kế hoạch thực hiện Quyết định số
2282/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn
thành phố Cần Thơ. Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh khó khăn vướng mắc cần
bổ sung, điều chỉnh, cơ quan, đơn vị chủ động phản ánh về Sở Nội vụ để tổng hợp,
báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, điều chỉnh./.
Nơi nhận:
-
TT TU, TT. HĐNDTP;
- Bộ Nội vụ;
- Ban Tổ chức Thành ủy;
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP;
- Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam TP;
- Sở, ban, ngành TP;
- UBND quận, huyện;
- VPUBND TP (4.3CE);
- Cổng TTĐT TP;
- Lưu: VT, LhT.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Dương Tấn Hiển
|