Kế hoạch 2555/KH-UBND năm 2019 thực hiện Kết luận 45-KL/TW về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 18-CT/TW do tỉnh Bình Dương ban hành
Số hiệu | 2555/KH-UBND |
Ngày ban hành | 31/05/2019 |
Ngày có hiệu lực | 31/05/2019 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bình Dương |
Người ký | Trần Thanh Liêm |
Lĩnh vực | Giao thông - Vận tải |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2555/KH-UBND |
Bình Dương, ngày 21 tháng 5 năm 2019 |
Thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông;
Căn cứ công văn số 1829/VPCP-CN ngày 06/3/2019 của Văn phòng Chính phủ về việc triển khai thực hiện Kết luận số 45-KL/TW của Ban Bí thư; nhằm tiếp tục thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp theo tinh thần Chỉ thị số 18-CT/TW và kéo giảm tai nạn giao thông, phấn đấu giảm số thương vong do tai nạn giao thông mỗi năm từ 5% đến 10%; khắc phục có hiệu quả tình trạng ùn tắc giao thông, lập lại trật tự, an toàn giao thông, không để xảy ra các vụ ùn tắc giao thông kéo dài trên 30 phút trên địa bàn tỉnh Bình Dương; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Kết luận số 45-KL/TW ngày 01/2/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 18-CT/TW của Ban Bí thư khóa XI với các nội dung sau:
1. Nâng cao nhận thức và trách nhiệm cấp ủy đảng, người đứng đầu chính quyền các cấp, các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội và các tầng lớp nhân dân về công tác này; thực hiện toàn diện, đồng bộ, liên tục các chủ trương, giải pháp nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; phấn đấu hằng năm kiềm chế, làm giảm từ 5% đến 10% tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và giảm ùn tắc giao thông đường bộ.
2. Huy động mọi nguồn lực xã hội và hợp tác quốc tế để bảo đảm các điều kiện phát triển về kết cấu hạ tầng giao thông, phương tiện giao thông công cộng.
3. Xây dựng lực lượng làm nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong sạch, vững mạnh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
1. Ban An toàn giao thông tỉnh:
Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Kế hoạch, đồng thời cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp vào Kế hoạch “Năm An toàn giao thông” hằng năm; Tăng cường phối hợp với các Sở, ban, ngành và chính quyền địa phương chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
Xây dựng và triển khai thực hiện chương trình phối hợp về tuyên truyền, giáo dục pháp luật về TTATGT, chống ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường với các cơ quan thành viên Ban An toàn giao thông tỉnh, các đoàn thể chính trị xã hội, các tổ chức trong và ngoài nước nhằm vận động toàn dân xây dựng văn hóa tham gia giao thông an toàn và thân thiện môi trường; thường xuyên theo dõi, đôn đốc các địa phương, đơn vị thực hiện hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ công tác bảo đảm TTATGT; tăng cường công tác theo dõi, nắm bắt diễn biến tình hình TTATGT trên địa bàn tỉnh để kịp thời đề xuất, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh các giải pháp xử lý cho phù hợp;
a) Tăng cường quản lý nhà nước về giao thông vận tải, tập trung vào các lĩnh vực: Quy hoạch phát triển, xây dựng hạ tầng giao thông, khắc phục tình trạng mất cân đối giữa các loại hình vận tải. Siết chặt công tác quản lý vận tải, trách nhiệm của chủ doanh nghiệp với người điều khiển phương tiện được chủ doanh nghiệp thuê.
b) Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe và quản lý người điều khiển phương tiện, quản lý an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với phương tiện cơ giới đường bộ, phương tiện thủy nội địa; kiên quyết đình chỉ các cơ sở đào tạo, sát hạch lái xe, trung tâm đăng kiểm vi phạm quy định về quản lý. Phối hợp chặt chẽ với Công an tỉnh về kết nối, chia sẻ, khai thác, sử dụng hiệu quả dữ liệu xử phạt vi phạm TTATGT với công tác quản lý cấp giấy phép lái xe.
c) Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về giao thông vận tải và quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông, nêu cao tinh thần trách nhiệm cao, gương mẫu khi thi hành công vụ. Chỉ đạo lực lượng Thanh tra Giao thông vận tải căn cứ chức năng tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về TTATGT; Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông. Chấn chỉnh tình trạng lấn chiếm hành lang an toàn giao thông, vỉa hè, đường phố.
d) Chủ động kiểm tra, phát hiện và khắc phục kịp thời các yếu tố gây mất an toàn trên đường giao thông và có kế hoạch xử lý những điểm đen tai nạn giao thông; thường xuyên kiểm tra, xây dựng phương án phân luồng, phân tuyến, tổ chức giao thông, rà soát, bổ sung biển báo, đèn tín hiệu giao thông phù hợp để bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn, hạn chế tình trạng ùn tắc giao thông; thường xuyên rà soát, kiểm tra các vi phạm hành lang an toàn đường bộ, đường sắt, xóa bỏ các đường ngang trái phép và đề nghị chính quyền địa phương cương quyết xử lý các trường hợp vi phạm.
đ) Tiếp tục tham mưu, triển khai thực hiện các đề án, chương trình, kế hoạch để nâng cao năng lực, chất lượng dịch vụ vận tải hành khách, phát triển vận tải hành khách công cộng; ứng dụng mạnh mẽ khoa học - kỹ thuật công nghệ trong quản lý hoạt động vận tải và tổ chức giao thông, đẩy mạnh nghiên cứu phát triển giao thông thông minh, đảm bảo kết nối, tích hợp với hệ thống điều hành chung của bộ, ngành Trung ương.
e) Phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh, các huyện, thị xã, thành phố trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa; tuyên truyền, khuyến khích các tầng lớp nhân dân, trước hết là cán bộ công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước sử dụng dịch vụ vận tải hành khách công cộng, hạn chế sử dụng phương tiện giao thông cá nhân.
a) Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông, Công an các địa phương tăng cường tuần tra kiểm soát, phối hợp với các đơn vị chức năng xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa; phòng, chống đua xe trái phép. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ trong công tác cũng như phương án sử dụng thiết bị ghi hình của các tổ chức được giao quản lý, khai thác hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông để phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn giao thông, đặc biệt là hành vi lái xe vi phạm nồng độ cồn, sử dụng ma túy hoặc các chất kích thích khác; trách nhiệm của chủ phương tiện vận tải, thiếu trách nhiệm quản lý xe để lái xe gây ra hậu quả nghiêm trọng.
b) Phối hợp với Sở Giao thông Vận tải, chính quyền địa phương khảo sát, đề xuất giải pháp khắc phục ùn tắc giao thông, giải pháp điều tiết giao thông, xử lý các “điểm đen” về tai nạn giao thông, các điểm có nguy cơ là “điểm đen” và mất an toàn giao thông.
c) Phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh, các huyện, thị xã, thành phố trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa; vận động toàn dân tham gia bảo đảm TTATGT gắn với phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
4. Ủy ban nhân dân, Ban An toàn giao thông các huyện, thị xã, thành phố
a) Căn cứ Kế hoạch này và tình hình thực tiễn của địa phương để xây dựng kế hoạch tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông.
b) Chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về TT ATGT, chú trọng xử lý những hành vi vi phạm tiềm ẩn nguy cơ cao gây tai nạn giao thông.
c) Tăng cường công tác quản lý lòng - lề đường, hành lang an toàn đường bộ, đường đô thị, đường sắt, giải tỏa lấn chiếm, tái lấn chiếm, san lấp mương dọc,..; đồng thời thực hiện cưỡng chế đối với những trường hợp trực tiếp gây mất an toàn giao thông, tái lấn chiếm...
- Chủ động kiểm tra, phát hiện và khắc phục kịp thời “điểm đen” về tai nạn giao thông, các yếu tố gây mất an toàn trên đường giao thông.