Kế hoạch 2534/KH-UBND về hành động nâng cao tỷ lệ sử dụng dịch vụ công trực tuyến tỉnh Tây Ninh năm 2023

Số hiệu 2534/KH-UBND
Ngày ban hành 10/08/2023
Ngày có hiệu lực 10/08/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Tây Ninh
Người ký Võ Đức Trong
Lĩnh vực Công nghệ thông tin,Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TÂY NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2534/KH-UBND

Tây Ninh, ngày 10 tháng 8 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

HÀNH ĐỘNG NÂNG CAO TỶ LỆ SỬ DỤNG DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN TỈNH TÂY NINH NĂM 2023

Thực hiện Công văn số 1284/BTTTT-CĐSQG ngày 12/4/2023 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc nâng cao hiệu quả, tăng tỷ lệ sử dụng dịch vụ công trực tuyến (DVCTT), đảm bảo dễ sử dụng, thân thiện với người dùng, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện như sau:

I. HIỆN TRẠNG

UBND tỉnh Tây Ninh đã ban hành Quyết định số 35/2022/QĐ-UBND ngày 31/10/2022 ban hành quy chế hoạt động của Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh Tây Ninh làm cơ sở để các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh thực hiện đúng quy trình giải quyết thủ tục hành chính để phục vụ cho người dân và doanh nghiệp.

Hiện nay, số lượng dịch vụ công trực tuyến toàn trình trên tổng số lượng dịch vụ công của Tỉnh là 731/1.777 thủ tục hành chính. Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến phát sinh hồ sơ trực tuyến đạt 37.48% và tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến xử lý trực tuyến toàn trình đạt 34.22 %.

Nhìn chung, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến phát sinh hồ sơ trực tuyến còn thấp. Mặc dù, việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến đem lại nhiều lợi ích cho người dân và xã hội như người dân khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến sẽ giảm thời gian, chi phí đi lại cho việc gửi hồ sơ và nhận kết quả; tăng tính minh bạch của các cơ quan cung cấp dịch vụ công.

II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả cung cấp DVCTT của tỉnh trên cả 2 phương diện: Tăng tỷ lệ cung cấp DVCTT và tăng tỷ lệ hồ sơ trực tuyến thực tế phát sinh. Qua đó, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của tỉnh, xây dựng chính quyền số và xã hội số ngày càng toàn diện.

Việc triển khai các nhiệm vụ, giải pháp cần đảm bảo nguyên tắc lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ; tận dụng tối đa các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu (CSDL) của các Bộ, ngành trung ương và của tỉnh phục vụ giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) một cách hiệu quả, góp phần hiện đại hoá và đơn giản hoá TTHC.

Hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh dễ dàng thực hiện nộp hồ sơ thủ tục hành chính trực tuyến từ xa (nghĩa là người dân và doanh nghiệp không đến Trung tâm Phục vụ hành chính công và bộ phận một cửa các cấp mà thực hiện DVCTT từ xa).

2. Yêu cầu

Thủ trưởng các Sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã tập trung chỉ đạo và đề ra các giải pháp triển khai quyết liệt để đạt mục tiêu sau:

- 100% kết quả giải quyết thủ tục hành chính được số hóa; 50% người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến từ xa.

- Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến xử lý trực tuyến toàn trình đạt tối thiểu 60%.

- Tỷ lệ người dân, doanh nghiệp hài lòng khi sử dụng DVC trực tuyến đạt 90%.

II. NỘI DUNG TRỌNG TÂM THỰC HIỆN TRONG NĂM 2023

1. Rà soát 100% TTHC đủ điều kiện được triển khai dịch vụ công trực tuyến toàn trình.

Đơn vị chủ trì: Văn phòng UBND tỉnh.

Đơn vị phối hợp: Sở, ban, ngành tỉnh và các địa phương.

Thời gian: Năm 2023.

2. 100% cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, đoàn viên thanh niên chỉ thực hiện dịch vụ công trực tuyến và tuyên truyền người thân sử dụng dịch vụ công trực tuyến, hạn chế nộp hồ sơ trực tiếp.

Đơn vị thực hiện: Sở, ban, ngành; UBND cấp huyện, cấp xã.

Thời gian: Năm 2023.

3. 100% bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả các cấp trên địa bàn tỉnh có bộ phận hỗ trợ, hướng dẫn người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến và các tiện ích trực tuyến.

Đơn vị chủ trì: Văn phòng UBND tỉnh, UBND cấp huyện, cấp xã.

Đơn vị phối hợp: Sở, ban, ngành tỉnh và các địa phương.

[...]