Kế hoạch 25/KH-HĐND năm 2022 về nâng cao chất lượng công tác thẩm tra của Hội đồng nhân dân huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh khóa XI, nhiệm kỳ 2021-2026
Số hiệu | 25/KH-HĐND |
Ngày ban hành | 03/03/2022 |
Ngày có hiệu lực | 03/03/2022 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Huyện Cần Giờ |
Người ký | Nguyễn Văn Nho |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 25/KH-HĐND |
Cần Giờ, ngày 03 tháng 3 năm 2022 |
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THẨM TRA CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN HUYỆN KHÓA XI, NHIỆM KỲ 2021 - 2026
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân ngày 20 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 31/NQ-HĐND ngày 14 tháng 10 năm 2021 của Hội đồng nhân dân huyện về Chương trình hoạt động toàn khóa của Hội đồng nhân dân huyện khóa XI, nhiệm kỳ 2021 - 2026;
Thường trực Hội đồng nhân dân huyện xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng công tác thẩm tra của Hội đồng nhân dân huyện khóa XI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 như sau:
1. Mục đích
Nhằm đánh giá chính xác về tính khoa học, hợp lý, hợp pháp, tính khả thi và sự phù hợp của báo cáo, tờ trình, đề án với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phù hợp với tình hình và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; đồng thời, làm cơ sở giúp đại biểu có thêm thông tin để thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng góp phần đảm bảo cho Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện được triển khai thực hiện đạt hiệu quả.
2. Yêu cầu
Công tác thẩm tra phải đảm bảo đúng trình tự theo quy định; đảm bảo công khai, dân chủ góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thẩm tra trong suốt nhiệm kỳ.
1. Công tác chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc của Thường trực Hội đồng nhân dân huyện:
- Thường trực Hội đồng nhân dân huyện tập trung chỉ đạo phân công nhiệm vụ thẩm tra cho các Ban Hội đồng nhân dân huyện sau khi quyết định chương trình xây dựng nghị quyết, chương trình hoạt động giám sát, hội nghị chuyên đề. Trên cơ sở đó, lãnh đạo các Ban xây dựng kế hoạch tổ chức công tác thẩm tra với nội dung và thời gian thực hiện cụ thể, phân công thành viên phụ trách từng lĩnh vực.
- Hàng quý, Thường trực Hội đồng nhân dân huyện nghe các Ban báo cáo kết quả, tiến độ và đề xuất những vấn đề phát sinh trong công tác thẩm tra.
- Hàng năm, Thường trực Hội đồng nhân dân huyện tổ chức mở các lớp bồi dưỡng kỹ năng hoạt động thẩm tra cho thành viên các Ban Hội đồng nhân dân huyện, xã, thị trấn; giao ban chuyên đề và tạo điều kiện cho đại biểu Hội đồng nhân dân huyện và Thường trực Hội đồng nhân dân các xã, thị trấn tham gia giao lưu, học tập, trao đổi kinh nghiệm với Hội đồng nhân dân các địa phương khác; đồng thời thường xuyên cung cấp tài liệu (sách luật, các văn bản quy phạm pháp luật...) nhằm nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn của đại biểu và thành viên các Ban Hội đồng nhân dân.
2. Đối với các Ban Hội đồng nhân dân huyện:
- Đảm bảo hoạt động thẩm tra đúng thời gian, tuân thủ nghiêm túc theo trình tự được quy định (ban hành quy trình đính kèm).
- Trên cơ sở nội dung các báo cáo, đề án, dự thảo nghị quyết của các cơ quan trình thẩm tra, các Ban định hướng, lựa chọn các vấn đề ưu tiên để thẩm tra, phân bổ thời gian thích hợp để phân công thành viên nghiên cứu tài liệu, chủ động thẩm tra, kết hợp giữa thẩm tra qua báo cáo với thẩm tra thông qua hoạt động thực tiễn. Đồng thời tổ chức các hoạt động khảo sát để nắm tình hình địa phương, đơn vị về những nội dung liên quan đến thẩm tra; tăng cường tổ chức lấy ý kiến các chuyên gia, những người có kinh nghiệm chuyên sâu và các đơn vị có liên quan cùng tham dự.
- Tăng cường thu thập thông tin thông qua các hoạt động khảo sát, giám sát, tiếp xúc cử tri, tiếp công dân của Hội đồng nhân dân và trong phối hợp tham gia giám sát và phản biện xã hội của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội huyện, làm cơ sở để các Ban đánh giá, phân tích sự phù hợp của các báo cáo, đề án, tờ trình với tình hình thực tế của địa phương. Đồng thời, có sự phân công hợp lý và phát huy vai trò của từng thành viên Ban trong việc nghiên cứu, thu thập thông tin phục vụ công tác thẩm tra.
- Các báo cáo thẩm tra trình tại kỳ họp phải đảm bảo chất lượng, có tính phản biện cao, tính hợp pháp, thống nhất; kết luận thẩm tra phải rõ ràng, cụ thể, có trọng tâm, đề xuất được phương hướng, biện pháp giải quyết.
- Sau thẩm tra, các Ban tổ chức họp rút kinh nghiệm để thống nhất những vấn đề có ý kiến khác nhau và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thẩm tra.
3. Đối với Ủy ban nhân dân huyện, các cơ quan trình dự thảo thẩm tra:
- Thực hiện hiệu quả kế hoạch nâng cao chất lượng hoạt động thẩm tra và quy trình thực hiện các bước thẩm tra của Hội đồng nhân dân huyện nhiệm kỳ 2021-2026.
- Các báo cáo, đề án, tờ trình, dự thảo nghị quyết phải gửi đến Thường trực Hội đồng nhân dân huyện, các Ban Hội đồng nhân dân huyện đúng thời gian quy định để các Ban có đủ thời gian nghiên cứu, xem xét, thu thập thông tin và sắp xếp thời gian tiến hành khảo sát thực tế, thăm dò ý kiến, kiến nghị của nhân dân định hướng vào nội dung, vấn đề cần thẩm tra (lưu ý các dự thảo trình thẩm tra cần phải lấy ý kiến góp ý của các ngành, các cấp, tổng hợp trước khi hoàn chỉnh dự thảo trình Ủy ban nhân dân huyện xem xét, cho ý kiến, nhằm đảm bảo sự thống nhất, thông suốt, giảm thời gian thảo luận, tranh luận khi tổ chức họp thẩm tra).
- Chủ động mời Thường trực, lãnh đạo các Ban Hội đồng nhân dân huyện tham gia các cuộc họp bàn về các nội dung dự thảo trình kỳ họp và phục vụ thẩm tra để Thường trực và lãnh đạo Ban có quá trình theo dõi xuyên suốt.
4. Đối với Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện: