Kế hoạch 2491/KH-UBND năm 2018 thực hiện hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2018-2020

Số hiệu 2491/KH-UBND
Ngày ban hành 21/06/2018
Ngày có hiệu lực 21/06/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Thuận
Người ký Lương Văn Hải
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2491/KH-UBND

Bình Thuận, ngày 21 tháng 6 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CÁC HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 2018-2020

Thực hiện Quyết định số 1997/QĐ-TTg ngày 18 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng giai đoạn 2016-2020, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng giai đoạn 2018-2020, với các nội dung sau:

I. Mục đích, yêu cầu

1. Mục đích

- Tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng với sự phát triển ổn định, bền vững của xã hội.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật và các chính sách về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; tạo cơ sở để huy động, tập trung sự quan tâm, hưởng ứng tham gia của toàn xã hội đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

- Nâng cao trách nhiệm, công tác phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức xã hội, các doanh nghiệp và người tiêu dùng tham gia các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Góp phần xây dựng môi trường tiêu dùng lành mạnh, bảo đảm công bằng xã hội, giữ ổn định và tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.

2. Yêu cầu

- Các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng phải cụ thể, trọng tâm; hình thức đa dạng, phong phú phù hợp với thực tế tại địa phương và đảm bảo mục đích, chương trình tại Quyết định số 1997/QĐ-TTg ngày 18 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ.

- Việc triển khai các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa tỉnh phải được triển khai đồng bộ đến các cấp, các ngành; đảm bảo thiết thực hiệu quả nhằm phát huy sức mạnh, khuyến khích động viên sự tham gia tích cực của cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức xã hội, các doanh nghiệp và người tiêu dùng.

II. Các nội dung thực hiện

1. Tổ chức “Ngày quyền của người tiêu dùng Việt Nam”

- Hàng năm, căn cứ Quyết định số 1035/QĐ-TTg ngày 10 tháng 7 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về Ngày quyền của người tiêu dùng Việt Nam, các sở, ban, ngành, địa phương, các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có liên quan xây dựng kế hoạch, triển khai tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày quyền của người tiêu dùng Việt Nam theo các chủ đề do Bộ Công Thương phát động.

- Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại hưởng ứng “Ngày quyền của người tiêu dùng Việt Nam - 15 tháng 3”, nhằm nâng cao nhận thức về quyền lợi của người tiêu dùng và thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị.

2. Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách và pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

- Tăng cường sự phối hợp giữa cơ quan truyền thông với cơ quan quản lý nhà nước trong việc xem xét, xác minh tính trung thực và chính xác công năng, tác dụng của sản phẩm quảng cáo trước khi đăng tải, đưa tin; tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc cảnh báo những vi phạm về hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng quảng cáo không trung thực; thông tin đến người tiêu dùng những sản phẩm tốt, chất lượng để người tiêu dùng lựa chọn.

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách và pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thông qua các hoạt động: hội nghị, tọa đàm, hội thảo... truyền thông trên các phương tiện truyền hình, truyền thanh, báo viết, trên các trang thông tin điện tử của tỉnh, sở, ngành, bản tin địa phương, tờ rơi, băng rôn, khẩu hiệu,... để truyền tải thông tin chính sách, pháp luật và các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

- Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của các tổ chức, doanh nghiệp, hộ kinh doanh khi tham gia thị trường để các chủ thể tham gia thị trường phải nhận thức rõ nghĩa vụ của mình đối với người tiêu dùng. Tăng cường công tác thông tin, hướng dẫn, trang bị kiến thức để nâng cao khả năng tự bảo vệ của người tiêu dùng, để người tiêu dùng tự ý thức bảo vệ quyền lợi của mình trong tiêu dùng.

3. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực

Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chủ động cử cán bộ làm công tác kiêm nhiệm tại cơ quan quản lý nhà nước và các đối tượng làm công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại các tổ chức, doanh nghiệp tham gia các lớp đào tạo, lớp tập huấn ngắn ngày nhằm nâng cao chất lượng về công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

4. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng

- Các sở, ngành, địa phương nghiên cứu, xây dựng, thực hiện quy chế phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn thực hiện việc kiểm tra, đánh giá chất lượng hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng, đặc biệt là trong các lĩnh vực an toàn thực phẩm, y tế, tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, sản phẩm hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng.

- Tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị kiểm tra, đánh giá chất lượng hàng hóa, dịch vụ cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Hỗ trợ tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng độc lập khảo sát, thử nghiệm chất lượng hàng hóa, dịch vụ để cảnh báo cho người tiêu dùng.

- Theo dõi diễn biến thị trường, cung cầu hàng hóa nhất là các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn để chủ động có phương án hoặc kịp thời đề xuất biện pháp ứng phó nhằm ổn định thị trường khi cần thiết, đáp ứng nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng.

5. Triển khai Chương trình doanh nghiệp vì người tiêu dùng

- Hướng dẫn, tạo điều kiện khuyến khích các doanh nghiệp nâng cao trách nhiệm đối với người tiêu dùng, như: đưa các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vào kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp. Xây dựng, tổ chức bộ phận chuyên trách hoặc kiêm nhiệm để thực hiện công tác tư vấn, hỗ trợ và giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng liên quan đến đơn vị. Xây dựng và thực hiện quy trình tiêu chuẩn về tiếp nhận và giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng

- Các doanh nghiệp chủ động, nghiên cứu xây dựng và phát hành các tài liệu hướng dẫn việc thực hiện các nội dung của Chương trình và các ấn phẩm, tờ rơi về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khác theo chính sách của doanh nghiệp; triển khai các hoạt động đào tạo, tập huấn cho ban lãnh đạo, nhân viên và khách hàng của doanh nghiệp liên quan đến việc thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

[...]