Kế hoạch 117/KH-UBND năm 2018 triển khai hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2019-2020

Số hiệu 117/KH-UBND
Ngày ban hành 28/08/2018
Ngày có hiệu lực 28/08/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hòa Bình
Người ký Bùi Văn Khánh
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÒA BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 117/KH-UBND

Hòa Bình, ngày 28 tháng 8 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CÁC HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG TỈNH HÒA BÌNH GIAI ĐOẠN 2019- 2020

Thực hiện Quyết định số 1997/QĐ-TTg ngày 18/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển các hoạt động bảo vệ quyn lợi người tiêu dùng giai đoạn 2016-2020.

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2019 - 2020 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, như sau:

I. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU

1. Mục đích

- Khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng với sự phát triển ổn định, bền vững của toàn xã hội.

- Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật và các chính sách bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; huy động sự quan tâm, hưởng ứng tham gia của toàn xã hội đi với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách, giải pháp hỗ trợ công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình; nâng cao trách nhiệm, công tác phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức xã hội, các doanh nghiệp và người tiêu dùng tham gia các hoạt động bảo vệ quyn lợi người tiêu dùng. Góp phần xây dựng môi trường tiêu dùng lành mạnh, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội.

2. Yêu cầu

- Các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng phải cụ thể, trọng tâm, trọng điểm; hình thức thực hiện đa dạng, phong phú, đảm bảo mục đích, yêu cầu tại Quyết định số 1997/QĐ-TTg ngày 18/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ.

- Việc triển khai các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh phải được triển khai đồng bộ đến các cấp, các ngành; đảm bảo thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm nhằm phát huy sức mạnh, khuyến khích, động viên sự tham gia tích cực của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức xã hội, doanh nghiệp và người tiêu dùng.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Xây dựng kế hoạch và tổ chức Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam

- Hàng năm, căn cứ Quyết định số 1035/QĐ-TTg ngày 10/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ, Sở Công Thương triển khai các hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam; đồng thời hướng dẫn các Sở, Ban, Ngành, các tổ chức xã hội, cộng đồng doanh nghiệp xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam theo các chủ đdo Bộ Công Thương phát động.

- Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại trong dịp 15 tháng 3 hàng năm, nhằm nâng cao nhận thức về quyn lợi của người tiêu dùng và thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.

- Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh Hòa Bình công khai số điện thoại đường dây nóng trên các phương tiện truyền thông, để tiếp nhận ý kiến, phản ánh của người tiêu dùng.

2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách và pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

- Đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Đổi mới nội dung, hình thức tổ chức tuyên truyền thông qua các hội nghị, hội thảo, tọa đàm; truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng; xây dựng bài viết, phóng sự truyền hình, tờ rơi; treo băng zôn, khẩu hiệu đtruyền tải thông tin chính sách, pháp luật và các hoạt động bảo vệ quyn lợi người tiêu dùng.

- Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan truyền thông với các cơ quan quản lý nhà nước trong việc xem xét, xác minh tính trung thực và chính xác về công năng, tác dụng của sản phẩm quảng cáo trước khi đăng tải, đưa tin; tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc cảnh báo những vi phạm về quảng cáo không trung thực, hàng giả, hàng kém chất lượng, gian lận thương mại.

- Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của các chủ thể sản xuất, kinh doanh; nhận thức rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của mình đối với người tiêu dùng; về những hậu quả pháp lý phải gánh chịu nếu xảy ra vi phạm.

- Tăng cường thông tin, hướng dẫn, trang bị kiến thức nhằm nâng cao khả năng tự bảo vệ của người tiêu dùng, để mỗi người tiêu dùng tự ý thức bảo vệ quyền lợi của mình trước các thủ đoạn lừa đảo, gian lận từ phía nhà sản xuất, kinh doanh hàng hóa và cung cấp dịch vụ.

- Hàng năm Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tổ chức hội nghị, hội thảo, phổ biến pháp luật và kiến thức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, siêu thị và trung tâm thương mại, để có nhận thức chung về công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, từ đó nâng cao trách nhiệm với người tiêu dùng khi kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

3. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực bảo vệ quyền li người tiêu dùng

- Hàng năm, Sở Công Thương tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn để nâng cao trình độ, nhận thức cho đội ngũ cán bộ CCVC liên quan về công tác bảo vệ quyn lợi người tiêu dùng.

- Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chủ động trang bị tài liệu, cập nhật kiến thức pháp luật về quyền lợi người tiêu dùng cho cán bộ, người lao động; cử cán bộ tham gia các lớp đào tạo, lớp tập huấn ngắn ngày do địa phương, trung ương tổ chức nhằm nâng cao năng lực, trình độ về công tác bảo vệ quyn lợi người tiêu dùng.

4. Hoạt động tư vấn, hỗ trợ, giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng

- Xây dựng đường dây nóng tiếp nhận phản ánh, khiếu nại, tố cáo của người tiêu dùng.

[...]