Kế hoạch 2490/KH-UBND năm 2021 triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi tại tỉnh Quảng Bình
Số hiệu | 2490/KH-UBND |
Ngày ban hành | 08/11/2021 |
Ngày có hiệu lực | 08/11/2021 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Quảng Bình |
Người ký | Hồ An Phong |
Lĩnh vực | Thể thao - Y tế |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2490/KH-UBND |
Quảng Bình, ngày 08 tháng 11 năm 2021 |
TRIỂN KHAI CHIẾN DỊCH TIÊM CHỦNG VẮC XIN PHÒNG COVID-19 CHO TRẺ TỪ 12 - 17 TUỔI TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH
- Căn cứ Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm số 03/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007;
- Căn cứ Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng;
- Căn cứ Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế;
- Căn cứ Thông tư số 34/2018/TT-BYT ngày 12/11/2018 của Bộ Y tế quy định chi tiết một số điều của Nghị định 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng;
- Căn cứ Thông tư số 38/2017/TT-BYT ngày 17/10/2017 của Bộ Y tế ban hành danh mục bệnh truyền nhiễm, phạm vi và đối tượng phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc;
- Căn cứ Quyết định số 3659/QĐ-BYT ngày 21/8/2020 của Bộ Y tế ban hành hướng dẫn về nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng, đăng ký lưu hành, sử dụng vắc xin phòng COVID-19;
- Căn cứ Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26/02/2021 của Chính phủ về việc mua và sử dụng vắc xin phòng COVID-19;
- Căn cứ Quyết định số 5002/QĐ-BYT ngày 29/10/2021 của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Hướng dẫn Khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 đối với trẻ em;
- Căn cứ Kế hoạch số 1363/KH-UBND ngày 23/7/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về Kế hoạch tiêm vắc xin phòng COVID-19 tỉnh Quảng Bình năm 2021-2022;
Thực hiện Công văn số 8688/BYT-DP ngày 14/10/2021 của Bộ Y tế về việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em từ 12-17 tuổi, căn cứ tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh và số lượng vắc xin được Bộ Y tế phân bổ, để kịp thời triển khai tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho nhóm đối tượng này, nhanh chóng tăng tỷ lệ bao phủ vắc xin, UBND tỉnh Quảng Bình xây dựng kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 12 - 17 tuổi tại tỉnh Quảng Bình như sau:
1. Mục tiêu chung
Thực hiện tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi đảm bảo an toàn, hiệu quả, đúng tiến độ và thời gian.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Đạt tiến độ tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 nhanh nhất cho trẻ từ 12-17 tuổi khi nhận đủ vắc xin.
b) Đạt tỷ lệ trên 90% đối tượng trẻ từ 12-17 tuổi trên địa bàn toàn tỉnh được tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 đã được Bộ Y tế phê duyệt sử dụng cho lứa tuổi này, theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và Bộ Y tế. Tổ chức triển khai tiêm trước cho lứa tuổi từ 16-17 tuổi và hạ dần độ tuổi theo tiến độ cung ứng vắc xin và tình hình dịch tại địa phương.
c) Đảm bảo sử dụng hiệu quả vắc xin và an toàn tiêm chủng; đúng đối tượng tham gia tiêm chủng và các điều kiện về phòng chống dịch COVID-19 trong quá trình triển khai kế hoạch tiêm chủng.
III. NGUYÊN TẮC, ĐỐI TƯỢNG, HÌNH THỨC, THỜI GIAN TRIỂN KHAI
1. Nguyên tắc
a) Huy động tối đa các nguồn lực (ngành y tế, ngành giáo dục và đào tạo, các ban, ngành, lực lượng liên quan) để thực hiện công tác tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho nhóm đối tượng trẻ từ 12-17 tuổi trên địa bàn toàn tỉnh.
b) Tổ chức triển khai tiêm chủng ngay sau khi tiếp nhận vắc xin phòng COVID-19 đã được Bộ Y tế phê duyệt sử dụng cho lứa tuổi trẻ từ 12-17 tuổi.
c) Đảm bảo tỷ lệ bao phủ cao, đúng đối tượng và an toàn tiêm chủng.
2. Đối tượng được tiêm chủng theo phụ lục 1 (đính kèm)
- Tất cả trẻ từ 12-17 tuổi sinh sống và học tập trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, lộ trình tổ chức tiêm chủng trước cho lứa tuổi trẻ từ 16-17 tuổi, sau đó hạ dần độ tuổi.
- Dự kiến tổng số đối tượng trẻ từ 12-17 tuổi đang sinh sống và học tập tại tỉnh Quảng Bình: 84.194 trẻ
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2490/KH-UBND |
Quảng Bình, ngày 08 tháng 11 năm 2021 |
TRIỂN KHAI CHIẾN DỊCH TIÊM CHỦNG VẮC XIN PHÒNG COVID-19 CHO TRẺ TỪ 12 - 17 TUỔI TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH
- Căn cứ Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm số 03/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007;
- Căn cứ Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng;
- Căn cứ Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế;
- Căn cứ Thông tư số 34/2018/TT-BYT ngày 12/11/2018 của Bộ Y tế quy định chi tiết một số điều của Nghị định 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng;
- Căn cứ Thông tư số 38/2017/TT-BYT ngày 17/10/2017 của Bộ Y tế ban hành danh mục bệnh truyền nhiễm, phạm vi và đối tượng phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc;
- Căn cứ Quyết định số 3659/QĐ-BYT ngày 21/8/2020 của Bộ Y tế ban hành hướng dẫn về nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng, đăng ký lưu hành, sử dụng vắc xin phòng COVID-19;
- Căn cứ Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26/02/2021 của Chính phủ về việc mua và sử dụng vắc xin phòng COVID-19;
- Căn cứ Quyết định số 5002/QĐ-BYT ngày 29/10/2021 của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Hướng dẫn Khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 đối với trẻ em;
- Căn cứ Kế hoạch số 1363/KH-UBND ngày 23/7/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về Kế hoạch tiêm vắc xin phòng COVID-19 tỉnh Quảng Bình năm 2021-2022;
Thực hiện Công văn số 8688/BYT-DP ngày 14/10/2021 của Bộ Y tế về việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em từ 12-17 tuổi, căn cứ tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh và số lượng vắc xin được Bộ Y tế phân bổ, để kịp thời triển khai tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho nhóm đối tượng này, nhanh chóng tăng tỷ lệ bao phủ vắc xin, UBND tỉnh Quảng Bình xây dựng kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 12 - 17 tuổi tại tỉnh Quảng Bình như sau:
1. Mục tiêu chung
Thực hiện tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi đảm bảo an toàn, hiệu quả, đúng tiến độ và thời gian.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Đạt tiến độ tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 nhanh nhất cho trẻ từ 12-17 tuổi khi nhận đủ vắc xin.
b) Đạt tỷ lệ trên 90% đối tượng trẻ từ 12-17 tuổi trên địa bàn toàn tỉnh được tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 đã được Bộ Y tế phê duyệt sử dụng cho lứa tuổi này, theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và Bộ Y tế. Tổ chức triển khai tiêm trước cho lứa tuổi từ 16-17 tuổi và hạ dần độ tuổi theo tiến độ cung ứng vắc xin và tình hình dịch tại địa phương.
c) Đảm bảo sử dụng hiệu quả vắc xin và an toàn tiêm chủng; đúng đối tượng tham gia tiêm chủng và các điều kiện về phòng chống dịch COVID-19 trong quá trình triển khai kế hoạch tiêm chủng.
III. NGUYÊN TẮC, ĐỐI TƯỢNG, HÌNH THỨC, THỜI GIAN TRIỂN KHAI
1. Nguyên tắc
a) Huy động tối đa các nguồn lực (ngành y tế, ngành giáo dục và đào tạo, các ban, ngành, lực lượng liên quan) để thực hiện công tác tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho nhóm đối tượng trẻ từ 12-17 tuổi trên địa bàn toàn tỉnh.
b) Tổ chức triển khai tiêm chủng ngay sau khi tiếp nhận vắc xin phòng COVID-19 đã được Bộ Y tế phê duyệt sử dụng cho lứa tuổi trẻ từ 12-17 tuổi.
c) Đảm bảo tỷ lệ bao phủ cao, đúng đối tượng và an toàn tiêm chủng.
2. Đối tượng được tiêm chủng theo phụ lục 1 (đính kèm)
- Tất cả trẻ từ 12-17 tuổi sinh sống và học tập trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, lộ trình tổ chức tiêm chủng trước cho lứa tuổi trẻ từ 16-17 tuổi, sau đó hạ dần độ tuổi.
- Dự kiến tổng số đối tượng trẻ từ 12-17 tuổi đang sinh sống và học tập tại tỉnh Quảng Bình: 84.194 trẻ
3. Phạm vi, hình thức triển khai
a) Phạm vi triển khai:
Triển khai đồng thời cả 8/8 huyện/thị xã/thành phố.
b) Hình thức triển khai:
Tổ chức chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi, cuốn chiếu mở rộng đối tượng tiêm theo lộ trình từ lứa tuổi cao đến thấp (tổ chức tiêm trước cho lứa tuổi từ 16-17 tuổi và hạ dần độ tuổi).
- Đối với trẻ đi học: Tổ chức tiêm chủng tại trường học hoặc điểm tiêm được cơ sở y tế có thẩm quyền lựa chọn phù hợp đảm bảo an toàn tiêm chủng và phòng, chống dịch bệnh.
- Đối với trẻ không đi học: Tổ chức tiêm chủng tại điểm tiêm cố định hoặc lưu động trên địa bàn do Ủy ban nhân dân huyện/thị xã/thành phố lựa chọn.
- Đối với những trẻ có bệnh nền: Tổng hợp danh sách, tổ chức tiêm tại các bệnh viện đa khoa trên địa bàn tỉnh.
- Đối với những trẻ đang điều trị nội trú tại các bệnh viện trên địa bàn tỉnh: Tổng hợp danh sách trẻ từ 12-17 tuổi tại thời điểm tiêm chủng (kể cả trẻ đó có địa chỉ lưu trú tại tỉnh, thành phố khác) để tổ chức tiêm chủng theo quy định hiện hành của Bộ Y tế.
4. Thời gian triển khai
- Thực hiện tiêm theo thứ tự lứa tuổi giảm dần: ưu tiên tiêm trước cho lứa tuổi trẻ từ 16-17 tuổi, theo tiến độ cung ứng vắc xin và tình hình dịch bệnh tại các địa phương.
- Triển khai tiêm mũi 1 từ tháng 11/2021.
- Tổ chức triển khai tiêm mũi 1 trong 07 ngày, dự kiến bắt đầu ngay khi có cung ứng vắc xin của Bộ Y tế và tiêm vét trong vòng 02 ngày.
- Tiêm trả mũi 2 trong vòng 09 ngày, sau khi đối tượng trên đã đủ thời gian khoảng cách giữa 2 mũi tiêm theo hướng dẫn của Bộ Y tế và nhà sản xuất đối với từng loại vắc xin.
5. Loại vắc xin sử dụng
- Vắc xin Comirnaty của Pfizer-BioNtech được Tổ chức Y tế thế giới phê duyệt, khuyến cáo sử dụng cho trẻ từ 12 tuổi trở lên.
- Vắc xin Comirnaty của Pfizer-BioNtech và Spikevax của Moderna đã được Bộ Y tế phê duyệt có chỉ định tiêm cho đối tượng từ 12-17 tuổi.
- Trước mắt sẽ tổ chức tiêm cho trẻ vắc xin Pfizer-BioNtech sử dụng cho trẻ từ 12-17 tuổi cùng loại vắc xin sử dụng cho người lớn cùng hàm lượng, liều lượng, đường dùng.
1. Điều tra, lập danh sách đối tượng
- Điều tra, lập danh sách trẻ đi học: Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện/thị xã/thành phố lập danh sách các trường học trên địa bàn bao gồm cả Trại giáo dưỡng, Trung tâm bảo trợ xã hội có trẻ trong độ tuổi từ 12-17 tuổi. Chỉ đạo các trường học lập danh sách đối tượng theo lớp bao gồm tất cả các học sinh trong lớp.
- Điều tra, lập danh sách trẻ không đi học: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện/thị xã/thành phố và lực lượng y tế lập danh sách tiêm cho nhóm trẻ có độ tuổi từ 12-17 tuổi không đi học hoặc các học sinh đang học, đang nuôi dưỡng tại các trường, trung tâm thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý.
- Các đơn vị lập danh sách đối tượng là trẻ em độ tuổi từ 12-17 tuổi theo mẫu quy định của Bộ Y tế.
2. Đảm bảo nguồn cung ứng vắc xin, phân phối và quản lý sử dụng vắc xin
- Đề xuất với Bộ Y tế nhu cầu vắc xin phòng COVID-19 để bao phủ 02 liều vắc xin cơ bản cho trẻ từ 12-17 tuổi trên địa bàn tỉnh.
- Tiếp nhận nguồn vắc xin phòng COVID-19 do Bộ Y tế cấp cho tỉnh; Sở Y tế (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh) phân phối, cấp phát vắc xin, vật tư tiêm chủng cho các Trung tâm Y tế huyện/thị xã/thành phố và các cơ sở tiêm chủng để thực hiện tiêm chủng đầy đủ số trẻ theo danh sách của Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các bệnh viện, đúng thời gian theo lịch trình tổ chức tiêm.
- Tổ chức quản lý chặt chẽ việc sử dụng vắc xin tại các điểm tiêm trên địa bàn tỉnh; thống kê báo cáo đầy đủ theo quy định.
3. Vận chuyển, bảo quản vắc xin
- Các đơn vị y tế được phân công tiếp nhận vắc xin phải sử dụng kho lạnh/thiết bị dây chuyền lạnh đủ điều kiện để bảo quản vắc xin theo đúng yêu cầu về nhiệt độ bảo quản tại tuyến tỉnh, tuyến huyện.
- Các địa phương tổ chức điểm tiêm trong cộng đồng phối hợp Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh rà soát, bố trí đầy đủ thiết bị dây chuyền lạnh bảo quản vắc xin tại các điểm tiêm, đảm bảo đúng yêu cầu về nhiệt độ bảo quản tại điểm tiêm chủng.
- Trung tâm Y tế tuyến huyện sử dụng phương tiện vận chuyển phù hợp để tiếp nhận vắc xin phân phối từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh; bố trí đầy đủ phương tiện và sắp xếp thời gian hợp lý để vận chuyển vắc xin từ kho bảo quản đến từng địa điểm tiêm hàng ngày, đảm bảo đúng tiến độ tổ chức tiêm.
- Tổ chức tập huấn và kiểm tra giám sát quy trình vận chuyển, bảo quản vắc xin tại các đơn vị, đảm bảo tối đa chất lượng bảo quản theo quy định.
4. Tổ chức chiến dịch tiêm chủng
- Tổ chức tiêm tại trường học, cộng đồng và các bệnh viện đa khoa trên địa bàn (trẻ có bệnh nền).
- Ngành y tế huy động lực lượng nhân viên y tế đã được tập huấn về tiêm vắc xin phòng COVID-19 bao gồm cả y tế nhà nước và tư nhân để tổ chức các đội tiêm phục vụ các điểm tiêm vắc xin phòng COVID-19 trên địa bàn.
- Ngành Giáo dục và Đào tạo bổ sung lực lượng hỗ trợ tiếp đón, hậu cần, nhập liệu,... tại các điểm tiêm, mỗi điểm tiêm tối thiểu 04 nhân sự để đón tiếp, hướng dẫn khai báo y tế, đo thân nhiệt, cân đo trẻ (nếu cần thiết); hỗ trợ nhập liệu thông tin người tiêm vào Hệ thống tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.
- Bộ phận chuyên môn: tại 01 địa điểm tiêm có thể có nhiều bàn tiêm, mỗi bàn tiêm có tối thiểu 03 nhân sự:
+ 01 bác sĩ thực hiện sàng lọc (kiểm tra thông tin trên Phiếu sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19, kết luận đủ điều kiện tiêm hoặc tạm hoãn hoặc chống chỉ định); thực hiện xử trí tại chỗ phản ứng sau tiêm.
+ 01 điều dưỡng thực hiện tiêm;
+ 01 điều dưỡng theo dõi sau tiêm;
- Các đơn vị y tế phân công nhân sự cụ thể của đội tiêm để phụ trách từng điểm tiêm, lập danh sách (có thông tin liên hệ) và nhập lên phần mềm quản lý tiêm vắc xin để các đơn vị phụ trách cùng nắm và phối hợp theo dõi; đồng thời chủ động xử lý các tình huống cần điều động nhân sự.
- Sắp xếp khu vực để tiêm chủng phải đủ rộng, đảm bảo giãn cách, trang bị đủ phương tiện cấp cứu và bố trí thêm khu vực ngồi chờ cho phụ huynh học sinh.
- Đội tiêm chủ yếu là các y, bác sĩ và điều dưỡng của bệnh viện đa khoa tuyến huyện, trung tâm y tế và trạm y tế trên địa bàn; tùy theo tình hình nguồn lực tại địa phương và số lượng trẻ dự kiến tiêm chủng tại các trường, Sở Y tế chủ động huy động thêm các đội tiêm từ các cơ sở công lập, ngoài công lập và phòng khám đa khoa để hỗ trợ y tế địa phương.
5. Đảm bảo an toàn tiêm chủng và an toàn phòng chống dịch COVID-19
- Các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh tham gia Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 theo phân công của Sở Y tế và huy động của chính quyền địa phương, đảm bảo các yêu cầu chuyên môn về tiêm chủng.
- Tổ chức tiêm chủng phải tuân thủ các biện pháp phòng và kiểm soát lây nhiễm SARS-CoV-2 theo quy định như: đảm bảo khoảng cách giữa các khâu trong 01 dây chuyền tiêm và giữa các dây chuyền tiêm tại 01 địa điểm; đảm bảo an toàn giãn cách đúng quy định, chia nhiều buổi tiêm, mỗi buổi với số lượng phù hợp.
- Tổ chức buổi tiêm chủng theo quy định tại Quyết định số 3588/QĐ-BYT ngày 26 tháng 7 năm 2021 của Bộ Y tế về Hướng dẫn tổ chức buổi tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19; Công văn số 5488/BYT-KCB ngày 09 tháng 7 năm 2021 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn đảm bảo an toàn tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19; lưu ý kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo phân luồng 01 chiều đối với trẻ đến tiêm từ bước tiếp đón đến bước cấp giấy xác nhận, kể cả đối với trẻ hoãn tiêm hoặc chống chỉ định; đảm bảo nhập liệu đầy đủ thông tin và kết quả của trẻ đến tiêm trên Hệ thống tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.
- Tư vấn cho phụ huynh hoặc người giám hộ về tác dụng, lợi ích của việc sử dụng vắc xin và giải thích những phản ứng thông thường có thể gặp sau tiêm chủng; thông báo cho trẻ tiêm chủng, người giám hộ về hiệu quả, liều lượng của loại vắc xin phòng COVID-19 được tiêm chủng; tư vấn các thông tin về theo dõi sau tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.
- Cha mẹ, người giám hộ thực hiện ký phiếu đồng ý tiêm chủng (nếu đồng ý tiêm chủng cho trẻ).
- Thực hiện khám sàng lọc cho trẻ đầy đủ trước khi tiêm chủng theo Quyết định số 5002/QĐ-BYT ngày 29/10/2021 của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Hướng dẫn Khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 đối với trẻ em, kịp thời phát hiện những trường hợp chống chỉ định hoặc tạm hoãn.
- Sau khi trẻ được tiêm chủng sẽ được cấp giấy xác nhận đã tiêm vắc xin phòng COVID-19.
- Bố trí các đội cấp cứu lưu động hoặc có đội cấp cứu sẵn sàng hỗ trợ khi có thông báo sự cố tại các điểm tiêm chủng để xử lý kịp thời các trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng nếu có.
- Thu gom và xử lý bơm kim tiêm, rác thải y tế tại điểm tiêm theo Công văn số 102/MT-YT ngày 04 tháng 3 năm 2021 về hướng dẫn quản lý chất thải y tế trong tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 và Công văn số 5679/BYT-MT ngày 16/7/2021 của Bộ Y tế về việc tiếp tục quản lý xử lý vỏ lọ vắc xin phòng COVID-19.
- Trong thời gian triển khai, thực hiện giám sát và báo cáo nhanh các trường hợp phản ứng nặng, cụm phản ứng sau tiêm chủng theo quy định.
- Tại tất cả các điểm tiêm chủng chuẩn bị sẵn sàng, đầy đủ hộp thuốc cấp cứu phản vệ và trang thiết bị cấp cứu.
- Xây dựng phương án, quy trình phối hợp giữa điểm tiêm và cơ sở khám chữa bệnh gần nhất để đảm bảo xử trí cấp cứu cho các trường hợp sự cố sau tiêm trong buổi tiêm chủng.
6. Giám sát, xử trí sự cố bất lợi sau tiêm chủng
- Các địa phương phối hợp ngành y tế tổ chức thực hiện các phương án đáp ứng xử trí, cấp cứu sự cố bất lợi sau tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 theo Công văn số 5488/BYT-KCB ngày 09 tháng 7 năm 2021 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn đảm bảo an toàn tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19:
+ Tại tất cả các điểm tiêm chủng, đội tiêm đảm bảo sẵn sàng, đầy đủ nhân lực và trang thiết bị cấp cứu phản ứng phản vệ.
+ Các điểm tiêm bố trí đội cấp cứu cùng với xe cấp cứu để sẵn sàng xử trí tại chỗ và vận chuyển người bị tai biến nặng sau tiêm chủng về bệnh viện.
+ Sở Y tế phân công các bệnh viện theo địa bàn sẵn sàng tiếp nhận cấp cứu cho người có tai biến nặng sau tiêm vắc xin.
+ Sở Y tế xây dựng, triển khai phương án, quy trình xử trí sự cố bất lợi sau tiêm bao gồm nội dung xử trí tại chỗ của đội tiêm, nội dung phối hợp giữa điểm tiêm với đội cấp cứu ngoại viện với bệnh viện trên địa bàn để hỗ trợ cấp cứu nâng cao và tiếp nhận điều trị cho các trường hợp tai biến nặng.
- Các điểm tiêm thực hiện giám sát sự cố bất lợi sau tiêm vắc xin phòng COVID-19 theo Công văn số 3886/BYT-DP ngày 11 tháng 5 năm 2021 của Bộ Y tế về việc Hướng dẫn giám sát sự cố bất lợi sau tiêm vắc xin phòng COVID-19 để chủ động phát hiện và xử trí kịp thời các sự cố bất lợi sau tiêm, đặc biệt là tai biến nặng.
- Cấp đầy đủ giấy xác nhận đã tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho người được tiêm.
- Thực hiện theo dõi người được tiêm chủng ít nhất 30 phút sau tiêm chủng và hướng dẫn gia đình hoặc đối tượng tiêm chủng để tiếp tục theo dõi ít nhất 7 ngày sau tiêm chủng, cung cấp số điện thoại của Trung tâm Y tế hoặc Trạm Y tế để người được tiêm chủng liên hệ khi cần.
- Các trường có tổ chức tiêm (nếu có) hoặc điểm tiêm chủng phân công nhân sự phụ trách tiếp nhận thông tin sự cố bất lợi sau tiêm chủng, báo cáo ngay về trung tâm y tế để tổng hợp báo cáo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh theo quy định.
7. Công tác truyền thông, vận động người dân đưa trẻ đi tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19
- Đẩy mạnh và thực hiện công tác tuyên truyền, vận động người dân ủng hộ Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi trên địa bàn tỉnh theo tinh thần “Tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 là quyền lợi đối với trẻ, là trách nhiệm đối với cộng đồng”; vận động người dân đưa trẻ đi tiêm chủng khi đến lượt và đảm bảo quy tắc 5K của Bộ Y tế trong quá trình tiêm chủng.
- Truyền thông Kế hoạch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi trên toàn tỉnh; lợi ích và hiệu quả của vắc xin trong phòng, chống dịch COVID-19; các khuyến cáo về tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi an toàn, theo dõi và xử trí phản ứng sau tiêm chủng.
1. Nguồn kinh phí: Nguồn kinh phí Trung ương, địa phương và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định.
2. Nội dung và mức chi: Thực hiện theo các quy định tài chính hiện hành của Nhà nước.
- Chủ trì, phối hợp các đơn vị triển khai kế hoạch, theo dõi, kiểm tra tình hình; tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết các vấn đề phát sinh (nếu có); báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Y tế.
- Căn cứ số lượng trẻ được tiêm chủng tại các trường để phân công và đảm bảo lực lượng nhân viên y tế tham gia đội tiêm tại các điểm tiêm địa phương và tại các trường (nếu cần).
- Thường xuyên theo dõi tiến độ tiêm, quản lý chặt chẽ việc điều phối, cấp phát, sử dụng vắc xin phòng COVID-19 cho các đơn vị.
- Chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh:
+ Tập huấn về tổ chức tiêm chủng cho toàn bộ người thực hiện tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.
+ Phổ biến biểu mẫu và hướng dẫn quy trình tiêm chủng cho trẻ em 12-17 tuổi để Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội lập danh sách trẻ đăng ký tiêm vắc xin phòng COVID-19.
+ Tổ chức truyền thông, phổ biến về Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi trên địa bàn tỉnh.
+ Thực hiện phân bổ, quản lý vắc xin cho trung tâm y tế huyện/thị xã/thành phố; cung ứng hậu cần vắc xin, thiết bị dây chuyền lạnh bảo quản vắc xin và vật tư y tế cho các đơn vị tổ chức tiêm theo đúng quy định, hướng dẫn chuyên môn.
+ Báo cáo kết quả thực hiện hàng ngày và tổng hợp kết quả thực hiện Chiến dịch về Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh và Sở Y tế.
+ Thực hiện giám sát chuyên môn trong chiến dịch; giám sát sự cố bất lợi sau tiêm theo quy định của Bộ Y tế.
- Chỉ đạo Trung tâm y tế huyện/thị xã/thành phố:
+ Tiếp nhận, vận chuyển và bảo quản vắc xin theo đúng quy trình của Bộ Y tế; quản lý chặt chẽ việc sử dụng vắc xin được cấp phát, hạn chế tối đa hao phí vắc xin trong quá trình tổ chức tiêm; hoàn trả ngay vắc xin không sử dụng về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật.
+ Phối hợp ngành Giáo dục và Đào tạo, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội và các đơn vị liên quan tổ chức điểm tiêm, buổi tiêm đảm bảo các quy định chuyên môn; đặc biệt đảm bảo yêu cầu an toàn phòng dịch; đảm bảo sẵn sàng xử trí sự cố bất lợi sau tiêm chủng.
+ Sử dụng Hệ thống tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 để tổ chức quản lý người được tiêm vắc xin trên địa bàn.
+ Thực hiện báo cáo đầy đủ, đúng thời hạn về tình hình tiếp nhận, sử dụng vắc xin, kết quả thực hiện tiêm hằng ngày và khi kết thúc đợt tiêm về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh và Sở Y tế.
- Chỉ đạo các đơn vị thực hiện tiêm vắc xin:
+ Chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn, chất lượng về chuyên môn tiêm chủng theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế.
+ Cấp giấy xác nhận tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ ngay tại điểm tiêm.
+ Cung cấp số điện thoại hướng dẫn, giải đáp cho người dân nếu có vấn đề sau tiêm vắc xin.
- Chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh sẵn sàng hướng dẫn hoặc tiếp nhận xử trí kịp thời khi có trường hợp phản ứng sau tiêm vắc xin liên hệ hoặc trực tiếp đến cơ sở; báo cáo đầy đủ thông tin tình hình tiếp nhận, xử trí các trường hợp sự cố bất lợi sau tiêm tại cơ sở theo quy định.
- Phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế tuyên truyền về tầm quan trọng, lợi ích của hoạt động tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi đến đội ngũ cán bộ, giáo viên, vận động phụ huynh cho con em tham gia tiêm vắc xin phòng COVID-19.
- Chịu trách nhiệm rà soát học sinh trong độ tuổi quy định theo lộ trình tiêm chủng của ngành y tế không phân biệt công lập và ngoài công lập; đồng thời phối hợp với Ủy ban nhân dân và Trung tâm Y tế tuyến huyện rà soát, lựa chọn điểm tiêm phù hợp, đảm bảo đủ diện tích để bố trí các khu vực theo quy định. Yêu cầu các điểm được chọn đảm bảo giãn cách, đủ chỗ ngồi; đủ diện tích bố trí các khu vực tiêm chủng; ngoài ra bố trí thêm khu vực ngồi chờ cho phụ huynh học sinh.
- Thống kê, lập danh sách đối tượng theo thứ tự ưu tiên tiêm chủng (tiêm trước cho trẻ từ 16-17 tuổi và hạ dần độ tuổi); thống kê số liệu đồng thuận theo trường học tại mỗi xã/phường/thị trấn của từng huyện/thị xã/thành phố bao gồm thông tin: tổng số trường cấp 2, cấp 2-3, cấp 3,... tổng số lớp học, tổng số học sinh, độ tuổi, số đồng thuận, số không đồng thuận, số trẻ bệnh nền theo độ tuổi; danh sách các trường có thể thực hiện tiêm và địa điểm thay thế nếu trường đó không thực hiện được. Toàn bộ thông tin này cung cấp về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh trước ngày 08 tháng 11 năm 2021.
- Chỉ đạo các trường lấy ý kiến đồng thuận của phụ huynh hoặc người giám hộ và hướng dẫn phụ huynh mang theo phiếu đồng thuận khi đến tiêm nộp lại cho Thầy/Cô lưu giữ.
- Huy động giáo viên, nhân viên của các trường tham gia hỗ trợ công tác tổ chức tiêm chủng tại trường:
+ Rà soát, lập danh sách và quản lý thông tin theo từng lớp học.
+ Truyền thông, vận động phụ huynh đồng thuận cho trẻ tiêm chủng.
+ Hỗ trợ công tác tổ chức tại điểm tiêm: tiếp nhận, điều phối đảm bảo khoảng cách, mời trẻ và phụ huynh đến tiêm theo khung giờ tránh tập trung vào cùng một thời điểm, nhập liệu tiêm chủng, ghi nhận các sự cố bất lợi sau tiêm của trẻ, thống kê kết quả tiêm chủng và báo cáo về Trung tâm Y tế trên địa bàn tổng hợp.
- Phối hợp tổ chức kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại các điểm tiêm.
- Chỉ đạo các Phòng Giáo dục và Đào tạo, trường học phối hợp với ngành y tế và chính quyền địa phương tổ chức triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 đảm bảo an toàn, hiệu quả.
- Thực hiện báo cáo đầy đủ, đúng thời hạn về kết quả thực hiện tiêm hàng ngày và khi kết thúc đợt tiêm về Sở Y tế.
- Phổ biến đầy đủ đến các phụ huynh và trẻ được tiêm trên địa bàn về những nội dung cần thực hiện khi đến tiêm vắc xin phòng COVID-19 theo hướng dẫn của ngành y tế.
3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế tuyên truyền về tầm quan trọng, lợi ích của hoạt động tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi đến đội ngũ nhân viên, giáo viên các trường nghề, trung tâm bảo trợ xã hội, trung tâm giáo dục thường xuyên, vận động phụ huynh hoặc người giám hộ đồng ý cho trẻ tham gia tiêm vắc xin phòng COVID-19.
- Chịu trách nhiệm rà soát học sinh trong độ tuổi quy định theo lộ trình tiêm chủng của ngành y tế thuộc Sở quản lý.
- Thống kê, lập danh sách đối tượng theo thứ tự ưu tiên tiêm chủng (tiêm trước cho lứa tuổi từ 16-17 tuổi và hạ dần độ tuổi); thống kê số liệu đồng thuận theo trường học tại mỗi xã/phường/thị trấn bao gồm thông tin: tổng số trường, tổng số lớp học, tổng số học sinh, độ tuổi, số đồng thuận, số không đồng thuận, số trẻ bệnh nền theo độ tuổi.
- Phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện/thị xã/thành phố rà soát, lập danh sách trẻ không đi học tại địa bàn để mời tiêm chủng, tổ chức lấy ý kiến đồng thuận với cha mẹ/người giám hộ của trẻ; cung cấp cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật danh sách chi tiết bao gồm số trẻ đồng thuận và không đồng thuận theo từng phường, xã, thị trấn trước ngày 08 tháng 11 năm 2021.
- Hỗ trợ việc điều tra, lập danh sách, tổ chức tiêm chủng cho trẻ từ 12-17 tuổi trên địa bàn; phối hợp tổ chức kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ tại các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp với ngành y tế trong triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi.
- Phổ biến đầy đủ đến các phụ huynh và trẻ được tiêm trên địa bàn về những nội dung cần thực hiện khi đến tiêm vắc xin phòng COVID-19 theo hướng dẫn của ngành y tế.
4. Sở Thông tin và Truyền thông
- Phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế thực hiện công tác tuyên truyền Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo các cơ quan báo đài trên địa bàn tỉnh thông tin tuyên truyền về ý nghĩa, lợi ích của hoạt động tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi trên địa bàn tỉnh, thời gian và địa điểm triển khai để người dân biết và đồng thuận cho trẻ tiêm chủng.
- Theo dõi việc điều chỉnh các tính năng để đáp ứng hoạt động nhập liệu trên hệ thống thông tin tiêm chủng COVID-19 đối với hoạt động tiêm chủng cho trẻ 12-17 tuổi.
Phối hợp Sở Y tế tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí nguồn ngân sách đảm bảo đáp ứng nhu cầu kinh phí cho các hoạt động tổ chức tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi tại tỉnh.
6. Sở Tài nguyên và Môi trường
Phối hợp Ủy ban nhân dân huyện/thị xã/thành phố tổ chức việc thu gom và xử lý bơm kim tiêm, rác thải y tế tại các điểm tiêm theo đúng quy định của Bộ Y tế.
7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Bình
- Phối hợp, hỗ trợ các sở, ban, ngành, chính quyền các cấp thực hiện công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội đối với việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi.
- Phát huy vai trò các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện giám sát việc triển khai Kế hoạch này.
8. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Chủ trì, chỉ đạo phòng Giáo dục và Đào tạo phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế, rà soát trẻ học từ lớp 6 đến lớp 12 trên địa bàn và tổ chức tiêm vắc xin phòng COVID-19 theo quy định.
- Chủ trì, chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế, rà soát trẻ từ 12-17 tuổi không đi học cư trú trên địa bàn hoặc các học sinh đang học, đang nuôi dưỡng tại các trường, trung tâm thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý và tổ chức tiêm vắc xin phòng COVID-19 theo quy định.
- Huy động nhân lực của các đơn vị trực thuộc, trang thiết bị và phương tiện tham gia phục vụ công tác hậu cần, an ninh, tổ chức chiến dịch theo hướng dẫn của ngành Y tế.
- Chỉ đạo bộ phận Công nghệ thông tin phối hợp với Trung tâm Y tế huyện/thị xã/thành phố tổ chức tập huấn cho giáo viên nhập liệu trẻ được tiêm trên Hệ thống tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.
- Chỉ đạo phòng y tế phối hợp trung tâm y tế giám sát buổi tiêm phải tuân thủ yêu cầu chuyên môn tại các địa điểm, đảm bảo các yêu cầu khác về phòng, chống dịch.
- Chủ động quản lý, điều phối lịch tiêm dựa trên số lượng trẻ được tiêm, địa điểm tiêm, đội tiêm, đội cấp cứu đã phân công cho địa phương và thực tế tình hình dịch bệnh.
- Báo cáo hàng ngày kịp thời, đầy đủ kết quả thực hiện của địa phương và ngay khi kết thúc chiến dịch về Sở Y tế và Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Phổ biến đầy đủ đến các phụ huynh và trẻ được tiêm trên địa bàn về những nội dung cần thực hiện khi đến tiêm vắc xin phòng COVID-19 theo hướng dẫn của ngành y tế.
Trên đây là Kế hoạch tổ chức tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Đề nghị các đơn vị nghiêm túc, khẩn trương triển khai thực hiện. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, kiến nghị đề xuất gửi về Sở Y tế (cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID - 19 tỉnh) để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh./.
|
KT. CHỦ TỊCH |