Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 2408/KH-UBND năm 2016 phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn giai đoạn 2016-2020 do tỉnh Lai Châu ban hành

Số hiệu 2408/KH-UBND
Ngày ban hành 29/11/2016
Ngày có hiệu lực 29/11/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lai Châu
Người ký Lê Trọng Quảng
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
LAI CHÂU

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2408/KH-UBND

Lai Châu, ngày 29 tháng 11 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN TỈNH LAI CHÂU GIAI ĐOẠN 2016-2020

Thực hiện Luật Phòng chống thiên tai đã được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 19/6/2014; Nghị định số 66/2014/NĐ-CP ngày 04/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai. Nhằm chủ động trong công tác phòng, chống, ứng phó kịp thời, hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra; đảm bảo sự thống nhất trong tchức, chỉ huy ứng phó khc phục hậu quả thiên tai; góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế - xã hội của tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu xây dựng Kế hoạch phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn giai đoạn 2016 - 2020 cụ thể như sau:

A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

Công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn phải được tiến hành chủ động và thường xuyên, đồng thời ứng phó kịp thời để giảm thiu thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra.

Luôn quán triệt và thực hiện có hiệu quả phương châm “bốn tại chỗ” (chỉ huy tại chlực lượng tại ch; vật tư, phương tiện và kinh phí tại ch; hậu cần tại ch) và nguyên tắc phòng ngừa, chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khn trương có hiệu quả.

Nâng cao năng lực xử lý tình huống, sự cố, chỉ huy, điều hành tại chỗ để ứng phó thiên tai đạt hiệu quả của các cấp, các ngành.

Tăng cường thông tin, tuyên truyền, cảnh báo, hưng dẫn các biện pháp phòng, tránh ứng phó thiên tai kịp thời đến cộng đồng dân cư.

Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng để phát huy ý thức tự giác, chủ động phòng, tránh thiên tai của toàn dân trên địa bàn tỉnh.

B. NỘI DUNG CỦA KẾ HOẠCH PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI

I. Tình hình dân sinh, kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng tỉnh Lai Châu

Lai Châu là tỉnh biên giới phía Tây Bắc của Tổ quc; phía Tây giáp tỉnh Điện Biên phía Đông và Đông Nam giáp hai tỉnh Lào Cai và Yên Bái, phía Nam giáp tỉnh Sơn La, phía Bắc và Tây Bc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) với 265,095 km đường biên giới; có diện tích đất tự nhiên 9.068,78 km2 gồm 01 thành phvà 7 huyện với tổng số 108 xã, phường, thị trấn; dân số toàn tỉnh đến hết năm 2015 có 431.951 người, trong đó dân số nông thôn là chủ yếu (357.276 người, chiếm 83%), với 20 dân tộc cùng sinh sống trên 1.160 thôn bản với 86.318 hộ.

Là tỉnh có khí hậu điển hình nhiệt đới gió mùa, hàng năm phân 2 mùa rõ rệt (mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, mùa này khô và lạnh; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9, nóng ẩm và mưa nhiều (năm 2015, lượng mưa toàn mùa từ 1613 - 2255 mm); có địa hình phức tạp, chia cắt do được tạo lên bởi các dãy núi cao và dốc, xen kẽ là các khe suối, thung lũng sâu và hẹp, địa chất kém ổn định nên Lai Châu thường bị chịu tác động của một số loại hình thiên tai đin hình như mưa đá, gió lốc, lũ quét, sạt lở đất, rét đậm rét hại.

Hệ thống sông suối của tỉnh tương đối dày đặc, có 4 sông chính: Sông Đà, sông Nậm Na, sông Nậm Mu, sông Nậm Mạ và rt nhiu các chi lưu nhỏ.

Hệ thống giao thông chủ yếu là đường bộ, Toàn tỉnh có 05 tuyến quốc lộ chạy qua tỉnh (quốc lộ 12, 4D, 279, 32, 100); 04 tuyến đường tỉnh (tỉnh lộ 127, 128, 129, 132) và nhiều tuyến đường huyện, xã, đảm bảo có đường ô tô đến tận trung tâm tất cả các xã, thị trấn trong tỉnh; có tuyến đường biên giới giáp với Trung Quốc, có cửa khẩu Ma Lù Thàng và tuyến đường thủy sông Đà nối với các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình.

II. Nhiệm vụ trọng tâm, kế hoạch thực hiện trong phòng, chống thiên tai

1. Xây dựng chương trình, kế hoạch, văn bản chỉ đạo, điều hành

Tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm công tác PCTT và TKCN năm trước và triển khai kế hoạch công tác năm tiếp theo, đặc biệt trong công tác chỉ đạo, điều hành, xử lý tình huống thiên tai.

Triển khai, phổ biến Luật Phòng, chống thiên tai và các văn bản hướng dẫn thi hành. Rà soát, sửa đổi, bổ sung và xây dựng mới các văn bản có liên quan đến công tác PCTT và ứng phó với biến đổi khí hậu phù hợp với quy định hiện hành.

Ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành; tổ chức thực hiện tt các văn bản chỉ đạo của tỉnh, của Trung ương về công tác phòng, chống thiên tai và TKCN.

Xây dựng, cập nhật, bổ sung hoàn chỉnh kế hoạch, các phương án phòng, chống, ứng phó thiên tai.

2. Kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy

Thành lập và kiện toàn bộ máy chỉ huy PCTT và TKCN các cấp, các ngành để thống nhất công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ PCTT và TKCN.

Rà soát, bổ sung hoàn thiện chức năng nhiệm vụ, quy chế hoạt động, cơ chế phối hợp của Ban Chỉ huy PCTT & TKCN các cấp, các ngành.

3. Công tác dự báo, cảnh báo thiên tai và thông tin tuyên truyn

Phát hành các bản tin dự báo về tình hình khí tượng, thủy văn hàng ngày, tuần, tháng, mùa; các cảnh báo lũ; các hiện tượng thời tiết nguy hiểm. Lắp đặt hệ thống cảnh báo, trang thiết bị nhằm từng bước nâng cao năng lực công tác dự báo thời tiết, cảnh báo thiên tai để chủ động phòng, tránh giảm thiu thiệt hại do thiên tai có thể gây ra.

Tăng cường công tác truyền tin, phổ biến kịp thời các thông tin dự báo thời tiết, các chủ trương, chỉ thị, mệnh lệnh về công tác PCTT. Đng thời phổ biến cho Nhân dân các kiến thức, kinh nghiệm trong việc chủ động phòng, chống thiên tai trên các phương tiện thông tin đại chúng, đài truyền thanh, truyền hình và các hình thức khác.

Bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt phục vụ PCTT và TKCN đặc biệt vào thời gian trong và sau thiên tai.

[...]