Kế hoạch 24/KH-UBND năm 2023 về đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực du lịch trên địa bàn tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2023-2027

Số hiệu 24/KH-UBND
Ngày ban hành 16/01/2023
Ngày có hiệu lực 16/01/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đắk Nông
Người ký Tôn Thị Ngọc Hạnh
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐK NÔNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 24/KH-UBND

Đắk Nông, ngày 16 tháng 01 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

ĐÀO TẠO, TẬP HUẤN, BỒI DƯỠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG GIAI ĐOẠN 2023-2027

Triển khai Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 16/11/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; Triển khai Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đắk Nông lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020-2025 và Chương trình hành động số 20-CTr/TU ngày 07/8/2017 của Tỉnh ủy Đắk Nông về việc thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/11/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn;

Đtừng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch tỉnh, đưa du lịch trở thành một trong ba trụ cột về kinh tế của tỉnh, góp phần xây dựng hình ảnh du lịch Đắk Nông thân thiện, mến khách và chuyên nghiệp; Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông ban hành Kế hoạch Đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực du lịch trên địa bàn tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2023-2027 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch, chuyên nghiệp hóa và năng lực cạnh tranh của ngành du lịch, góp phần nhanh chóng đưa du lịch tỉnh Đắk Nông phục hồi và phát triển sau dịch bệnh Covid-19, sớm đạt được mục tiêu trthành một trong ba trụ cột về kinh tế của tỉnh.

Xây dựng đội ngũ nguồn nhân lực du lịch của tnh có quy mô, cơ cấu, chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình mới, hình thành lực lượng lao động có trình độ, k năng, kỹ thuật ngày càng cao, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

Giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, giúp các doanh nghiệp du lịch nâng cao chất lượng dịch vụ, tính chuyên nghiệp, tăng khả năng cạnh tranh, phát triển du lịch bền vững.

2. Yêu cầu

Nội dung đào tạo, bồi dưỡng sát với yêu cầu vị trí việc làm, đảm bảo người lao động sau khi tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn có thể ứng dụng kiến thức vào công việc thực tế tại cơ sở.

Các Sở, Ban, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Gia Nghĩa, các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư tại các điểm du lịch có sự phối hợp chặt chẽ đthực hiện các nội dung của Kế hoạch.

II. ĐỐI TƯỢNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG, TẬP HUẤN

- Lãnh đạo, quản lý, nhân viên đang làm việc tại các đơn vị kinh doanh du lịch: lữ hành, lưu trú du lịch, các khu, điểm du lịch, các đơn vị kinh doanh vận chuyển khách du lịch, cơ sở kinh doanh ăn uống, mua sắm phục vụ khách du lịch; các hộ kinh doanh các điểm du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn, du lịch nông nghiệp, du lịch nông trại và các dịch vụ liên quan đến lĩnh vực du lịch... trên địa bàn tỉnh.

- Các học sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở, Trung học phổ thông và các cá nhân có nguyện vọng theo học ngành du lịch trên địa bàn tỉnh.

- Cán bộ, công chức quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực du lịch ở các huyện, thành phố Gia Nghĩa; cán bộ văn hóa xã, phường, thị trấn; cán bộ các thôn, buôn, bản trên địa bàn toàn tỉnh.

III. CÁC NỘI DUNG, HÌNH THỨC, THỜI GIAN VÀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG, TẬP HUẤN

Chi tiết tại Phụ lục đính kèm.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Kinh phí thực hiện Kế hoạch này được bố trí từ ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách và định mức chi hiện hành và các nguồn huy động hp pháp khác theo quy định của pháp luật. Ưu tiên thực hiện lồng ghép nhiệm vụ với các Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình, Đề án và Kế hoạch khác có liên quan đang triển khai trên địa bàn tỉnh.

Hàng năm, căn cứ vào nhiệm vụ đã được phân công, các đơn vị xây dựng kinh phí thuộc nhiệm vụ ngân sách nhà nước gửi Sở Tài chính tổng hợp trình cấp thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

V. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Thực hiện đa dạng hóa hình thức tập huấn, bồi dưỡng

Thực hiện đa dạng các hình thức bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch. Ký kết hợp đồng đào tạo, bồi dưỡng với các trường chuyên đào tạo về du lịch có uy tín trong nước để tổ chức thực hiện các chương trình bi dưỡng. Mời các giảng viên, chuyên gia trong từng lĩnh vực nghiệp vụ về bi dưỡng, tập hun nhằm trang bị kiến thức, nâng cao knăng cho lực lượng lao động, đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ hội nhập quốc tế.

Khuyến khích, tạo điều kiện cho cán bộ quản lý, công chức, viên chức hoạt động trong lĩnh vực du lịch tự nâng cao trình độ chuyên môn và tham gia các khóa học nâng cao trình độ nghiệp vụ và ngoại ng.

2. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về chất lượng lao động kinh doanh du lịch

Tăng cường công tác quản lý, phối hợp với các Sở, Ban, ngành có liên quan kiểm tra các cơ sở kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực du lịch trong việc thực hiện các quy định về tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ quản lý, nhân viên phục vụ ở các đơn vị kinh doanh du lịch.

3. Xã hội hóa trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch

[...]