Kế hoạch 24/KH-UBND về trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2021

Số hiệu 24/KH-UBND
Ngày ban hành 16/01/2021
Ngày có hiệu lực 16/01/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Nghệ An
Người ký Lê Hồng Vinh
Lĩnh vực Dịch vụ pháp lý

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 24/KH-UBND

Nghệ An, ngày 16 tháng 01 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TRỢ GIÚP PHÁP LÝ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN NĂM 2021

Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Luật Trợ giúp pháp lý (TGPL) ngày 20/6/2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Trợ giúp pháp lý, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành Kế hoạch Trợ giúp pháp lý năm 2021 trên địa bàn tỉnh với các nội dung cụ th sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

a) Nhằm thực hiện có hiệu quả chính sách trợ giúp pháp lý miễn phí, bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật của các đối tượng được TGPL;

b) Tăng cường sự phối hợp của các ngành, các cấp, các tổ chức, đoàn thđể hoạt động TGPL được triển khai sâu rộng, đáp ứng nhu cầu của người được hưởng chính sách ưu đãi của nhà nước về trợ giúp pháp lý trong năm 2021;

c) Xác định cụ thể các nội dung công việc, thời gian thực hiện và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc trin khai công tác TGPL; đảm bảo cung cấp dịch vụ pháp lý kịp thời, có chất lượng theo quy định của Luật TGPL năm 2017 và các văn bản pháp luật có liên quan.

2. Yêu cầu

a) Việc thực hiện trợ giúp pháp lý phải đúng phạm vi, đối tượng, nội dung theo quy định của Luật TGPL và các văn bản liên quan;

b) Công tác trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh năm 2021 phải đáp ứng yêu cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương;

c) Sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả nguồn kinh phí được cấp; vụ việc TGPL phải đảm bảo chất lượng, đúng quy định của pháp luật.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Đảm bảo việc cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý đáp ứng đầy đủ yêu cầu trợ giúp pháp lý của đối tượng thụ hưởng

Thực hiện đồng bộ các hình thức trợ giúp pháp lý, trong đó chú trọng thực hiện có hiệu quả hình thức tư vấn pháp luật tại trụ sở, tư vấn tiền tố tụng, đặc biệt là hình thức tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng; đảm bảo 100% đối tượng được trợ giúp pháp lý khi có yêu cầu. Cụ thể:

a) Tư vấn pháp luật: Tăng số lượng và chất lượng các vụ việc TGPL thực hiện bằng hình thức tư vấn pháp luật; đẩy mạnh hoạt động tư vấn tiền tố tụng đảm bảo quyền trợ giúp pháp lý của người được trợ giúp pháp lý.

b) Tham gia tố tụng: Tập trung khai thác, thực hiện vụ việc TGPL bằng hình thức tham gia tố tụng, đặc biệt là trong lĩnh vực tố tụng hình sự, dân sự và hôn nhân và gia đình; ưu tiên hỗ trợ đối tượng đặc thù là người dưới 18 tuổi, người khuyết tật có khó khăn về tài chính, nạn nhân của nạn mua bán người……

c) Đại diện ngoài tố tụng: Theo yêu cầu của đối tượng được TGPL, Trung tâm cử người thực hiện TGPL làm đại diện ngoài tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được TGPL.

d) Duy trì đường dây nóng về TGPL để tiếp nhận các thông tin về yêu cầu trợ giúp pháp lý.

Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp chủ trì, chỉ đạo Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh và các tổ chức thực hiện TGPL.

Đơn vị phối hợp: các cơ quan tố tụng, các Sở, Ban, Ngành và y ban nhân dân các cấp.

Thời gian thực hiện: Thường xuyên trong năm 2021.

2. Nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn pháp luật ngoài trụ sở

Thực hiện khảo sát nhu cầu TGPL tại các huyện, thị xã để định hướng nội dung tư vấn pháp luật một cách thiết thực, hiệu quả; đảm bảo triển khai được 15-20 đợt tư vấn pháp luật ngoài trụ sở theo ngân sách địa phương; Xử lý kịp thời, có hiệu quả các vụ việc TGPL đã tiếp nhận, hoàn thiện hồ sơ nghiệp vụ theo đúng quy định.

Đơn vị chủ trì: Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh.

Đơn vị phối hợp: UBND các huyện, UBND các xã trên địa bàn tỉnh.

Thời gian thực hiện: Thường xuyên trong năm 2021.

1. Triển khai các hoạt động truyền thông về TGPL

[...]