Kế hoạch 238/KH-UBND thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2021 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
Số hiệu | 238/KH-UBND |
Ngày ban hành | 26/01/2021 |
Ngày có hiệu lực | 26/01/2021 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Tây Ninh |
Người ký | Trần Văn Chiến |
Lĩnh vực | Doanh nghiệp |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 238/KH-UBND |
Tây Ninh, ngày 26 tháng 01 năm 2021 |
THỰC HIỆN CÔNG TÁC HỖ TRỢ PHÁP LÝ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA NĂM 2021 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH
Thực hiện Nghị định số 55/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2019 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (viết tắt là Nghị định số 55/2019/NĐ-CP); Quyết định số 1754/QĐ-UBND ngày 14 tháng 8 năm 2020 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2020-2025 (viết tắt là Quyết định số 1754/QĐ-UBND). Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh ban hành Kế hoạch thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2021 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh như sau:
1. Mục đích
a) Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (viết tắt là DNNVV) trên địa bàn tỉnh được tiếp cận, sử dụng thông tin đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh, được giải đáp pháp luật, cung cấp văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý của Nhà nước;
b) Xác định chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành trong công tác hỗ trợ pháp lý cho DNNVV đồng thời nâng cao năng lực của các cơ quan, tổ chức thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp;
c) Đảm bảo chủ động, thống nhất trong công tác chỉ đạo, điều hành, triển khai và phối hợp thực hiện có hiệu quả các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho DNNVV; tạo chuyển biến cơ bản về nhận thức pháp luật, ý thức tìm hiểu, tuân thủ pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, chủ động phòng chống rủi ro pháp lý cho DNNVV.
2. Yêu cầu
a) Công tác hỗ trợ pháp lý DNNVV phải được thực hiện đúng theo quy định của Nghị định số 55/2019/NĐ-CP và Quyết định số 1754/QĐ-UBND;
b) Khắc phục cơ bản tình trạng DNNVV gặp khó khăn trong việc tiếp cận với thông tin pháp luật;
c) Các doanh nghiệp chủ động tìm hiểu pháp luật, chủ động phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức có liên quan thực hiện có hiệu quả các nội dung tại Kế hoạch này.
Duy trì, cập nhật cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành để đăng tải trên Cổng thông tin điện tử tỉnh Tây Ninh, trừ văn bản thuộc danh mục bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Văn phòng UBND tỉnh.
2. Tiếp nhận kiến nghị của doanh nghiệp và hoàn thiện pháp luật
a) Nghiên cứu, đề xuất, kiến nghị cấp có thẩm quyền hoàn thiện các hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến doanh nghiệp để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong quá trình sản xuất, kinh doanh và hội nhập của doanh nghiệp.
- Cơ quan chủ trì: Sở, ngành tỉnh và đơn vị có liên quan.
- Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp.
b) Tổ chức việc tiếp nhận, tổng hợp kiến nghị của doanh nghiệp liên quan đến các quy định pháp luật để tham mưu đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật.
- Cơ quan chủ trì: Sở, ban, ngành tỉnh và đơn vị có liên quan; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố (viết tắt là Ủy ban nhân dân cấp huyện).
- Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp.
3. Giải đáp pháp luật cho doanh nghiệp
Thực hiện giải đáp pháp luật theo yêu cầu của doanh nghiệp với các hình thức như bằng văn bản, thông qua mạng điện tử, giải đáp trực tiếp, thông qua điện thoại và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
- Cơ quan chủ trì: Các sở, ban, ngành thực hiện giải đáp pháp luật trong phạm vi ngành, lĩnh vực do mình quản lý có liên quan đến hoạt động hỗ trợ pháp lý cho DNNVV.
- Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp.