Kế hoạch 235/KH-UBND năm 2023 về thúc đẩy ứng dụng Quản lý sức khoẻ cây trồng tổng hợp (IPHM) trên các cây trồng chủ lực, cây trồng có giá trị kinh tế cao trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2023-2030

Số hiệu 235/KH-UBND
Ngày ban hành 18/10/2023
Ngày có hiệu lực 18/10/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Tuyên Quang
Người ký Nguyễn Thế Giang
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 235/KH-UBND

Tuyên Quang, ngày 18 tháng 10 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

THÚC ĐẨY ỨNG DỤNG QUẢN LÝ SỨC KHOẺ CÂY TRỒNG TỔNG HỢP (IPHM) TRÊN CÁC CÂY TRỒNG CHỦ LỰC, CÂY TRỒNG CÓ GIÁ TRỊ KINH TẾ CAO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG GIAI ĐOẠN 2023-2030

Căn cứ Quyết định số 3592/QĐ-BNN- BVTV ngày 23/9/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Kế hoạch hành động thúc đẩy ứng dụng Quản lý sức khoẻ cây trồng tổng hợp (IPHM) trên các cây trồng chủ lực ở Việt Nam, giai đoạn 2022-2030;

Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang ban hành Kế hoạch thúc đẩy ứng dụng Quản lý sức khoẻ cây trồng tổng hợp (IPHM) trên các cây trồng chủ lực, cây trồng có giá trị kinh tế cao trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2023-2030, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Đẩy mạnh ứng dụng Quản lý sức khoẻ cây trồng tổng hợp (sau đây gọi tắt là IPHM) trên các cây trồng chủ lực, cây trồng có giá trị kinh tế cao trên địa bàn tỉnh nhằm gia tăng giá trị sản phẩm, tăng hiệu quả sản xuất, bảo vệ sức khoẻ con người, bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.

2. Yêu cầu

Nội dung, nhiệm vụ và giải pháp phải bám sát mục tiêu, nhiệm vụ phát triển cây trồng theo Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản hàng hóa, tập trung vào các sản phẩm chủ lực, đặc sản theo chuỗi liên kết bảo đảm chất lượng, giá trị gia tăng cao gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; phù hợp với Kế hoạch hành động thúc đẩy ứng dụng Quản lý sức khoẻ cây trồng tổng hợp (IPHM) trên các cây trồng chủ lực ở Việt Nam, giai đoạn 2022-2030. Đồng thời phải cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm, tính khả thi cao và đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành trong quá trình tổ chức thực hiện.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Đẩy mạnh ứng dụng IPHM nhằm chủ động giảm thiểu những tác động gây bất lợi trong sản xuất, phát huy các yếu tố nội tại của cây trồng, ngăn chặn sự bùng phát của sinh vật gây hại từ đó giảm chi phí đầu tư, giảm sử dụng hóa chất độc hại, giảm phát thải khí nhà kính; tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất; đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2030

- Trên 80% số xã có đội ngũ nông dân nòng cốt có hiểu biết, kỹ năng và ứng dụng hiệu quả IPHM, có khả năng hướng dẫn nông dân khác ứng dụng IPHM, đánh giá hiệu quả và phổ biến kết quả cho cộng đồng.

- Đào tạo giảng viên, hướng dẫn viên:

+ Có ít nhất 05 giảng viên IPHM Quốc gia; 25 giảng viên IPHM cấp tỉnh.

+ Mỗi xã có ít nhất 02 hướng dẫn viên IPHM cộng đồng và 05 nông dân IPHM nòng cốt.

- Phấn đấu có 90% diện tích lúa, rau, màu, cây ăn quả (cam, bưởi, nhãn,…); 70% diện tích cây ngô; 70% diện tích cây chè ứng dụng IPHM, qua đó giảm 30% lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) và 30% lượng phân bón hóa học.

- 100% số xã, phường, thị trấn có sản xuất nông nghiệp thực hiện thu gom bao gói thuốc BVTV sau sử dụng đúng theo quy định.

III. NHIỆM VỤ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về IPHM

- Xây dựng các tin, bài, phóng sự, chuyên mục khuyến nông để phổ biến các tiến bộ kỹ thuật mới, tuyên truyền các mô hình ứng dụng: Chương trình ứng dụng IPHM; thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP), hữu cơ; kỹ thuật thâm canh lúa cải tiến SRI, 3 giảm 3 tăng,…; quy trình tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn; thu gom bao bì thuốc BVTV sau sử dụng,… để phổ biến rộng rãi đến người sản xuất.

- Xây dựng và phổ biến các mô hình sinh hoạt cộng đồng phù hợp để người sản xuất chia sẻ kinh nghiệm, tương tác với các chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp,… nhằm nâng cao nhận thức, kỹ năng ứng dụng IPHM và khả năng tiếp cận thị trường.

- Xây dựng, in ấn tờ rơi, porter IPHM trên các cây trồng: Lúa, ngô, cam, chè, bưởi, rau, na, hồng, lê,… để tuyên truyền, phổ biến đến mọi người dân.

- Ứng dụng công nghệ số trong công tác truyền thông, nâng cao nhận thức và trách nhiệm cho các cấp, các ngành và cộng đồng về IPHM.

2. Đào tạo, tập huấn, phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực IPHM

2.1. Đào tạo giảng viên

- Giảng viên Quốc gia: Hàng năm rà soát, cử cán bộ chuyên môn tham gia lớp đào tạo giảng viên IPHM Quốc gia do Cục Bảo vệ thực vật tổ chức, tạo nguồn giảng viên phục vụ đào tạo giảng viên IPHM (TOT-IPHM) cấp tỉnh cho cán bộ đang công tác tại các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện và tập huấn IPHM cho người sản xuất.

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ