Kế hoạch 234/KH-UBND năm 2019 về đào tạo lực lượng vận động viên, huấn luyện viên thành tích cao trọng điểm thành phố Hà Nội giai đoạn 2019-2021

Số hiệu 234/KH-UBND
Ngày ban hành 30/10/2019
Ngày có hiệu lực 30/10/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Ngô Văn Quý
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 234/KH-UBND

Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

ĐÀO TẠO LỰC LƯỢNG VẬN ĐỘNG VIÊN, HUẤN LUYỆN VIÊN THÀNH TÍCH CAO TRỌNG ĐIỂM THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2019 - 2021

Tiếp tục thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ về thực hiện Nghị quyết Trung ương 08-NQ/TW ngày 01/12/2011 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mvề thể dục thể thao đến năm 2020; Chỉ thị 10-CT/TU ngày 09/7/2012 của Thành ủy Hà Nội về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục thể thao Thủ đô đến năm 2020; UBND Thành phố ban hành Kế hoạch Đào tạo lực lượng vận động viên, huấn luyện viên thành tích cao trọng điểm thành phố Hà Nội giai đoạn 2019 - 2021.

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

- Xây dựng nền thể thao trong sạch, vững mạnh, hiện đại xứng đáng với tầm vóc của Thủ đô Hà Nội, trong đó lực lượng vận động viên (VĐV), huấn luyện viên (HLV), trọng tài giữ vai trò then chốt. Đào tạo, bồi dưỡng vận động viên trọng điểm là lực lượng nòng cốt cho đội tuyển quốc gia chuẩn bị tham dự SEA Games 30 năm 2019 tại Philippines, Thế vận hội Olympic 32 tại Nhật Bản năm 2020 và đặc biệt là SEA Games 31 tổ chức tại Hà Nội - Việt Nam năm 2021.

- Phấn đấu thể thao thành tích cao Hà Nội luôn giữ vững vị trí đứng đầu cả nước và đóng góp thành tích đưa thể thao Việt Nam đứng trong tốp đầu khu vực Đông Nam Á; phấn đấu đưa thành phố Hà Nội là trung tâm đào tạo VĐV chất lượng cao, đội ngũ HLV và trọng tài đẳng cấp quốc gia và quốc tế.

2. Mục tiêu cụ thể

- Phấn đấu đóng góp từ 30% lực lượng VĐV, HLV trở lên và đạt trên 30% số lượng huy chương cho Đoàn thể thao Việt Nam tại SEA Games 30 tổ chức tại Phillipines năm 2019.

- Phấn đấu có từ 03 đến 06 VĐV các môn thể thao trọng điểm (Cử tạ, Điền kinh, Kiếm quốc tế, Thể dục dụng cụ, Vật...) đạt vé chính thức vượt qua vòng loại, giành quyền tham dự và phấn đấu có huy chương tại Thế vận hội Olympic Tokyo năm 2020.

- Năm 2021, đóng góp trên 32% trở lên trong tổng số VĐV, HLV của đoàn Việt Nam; góp phần quan trọng vào thành tích toàn đoàn, đưa thể thao Việt Nam giành vị trí Nhất toàn đoàn tại SEA Games 31 tổ chức tại Hà Nội - Việt Nam.

- Tại Đại hội Thể thao Châu Á - ASIAD Hàng Châu, Trung Quốc năm 2022: Đóng góp thành tích xứng đáng cho đoàn thể thao Việt Nam nằm trong tốp 10 trong tổng số các quốc gia tham dự.

- Tại các kỳ SEA Games tiếp theo: Phấn đấu là lực lượng nòng cốt của Đoàn thể thao Việt Nam và đóng góp khoảng trên 30% tổng số huy chương vàng cho đoàn thể thao Việt Nam để giữ vững vị trí trong tốp 3 toàn đoàn trong số các quốc gia tham dự.

- Đấu trường Thể thao quốc gia: Khẳng định và giữ vững vị trí thứ Nhất toàn đoàn tại các kỳ Đại hội Thể thao toàn quốc.

II. NHIỆM VỤ

1. Xác định các nhóm môn thể thao trọng điểm, thế mạnh của Hà Nội:

- Nhóm I: Các môn thể thao trong hệ thống Olympic gồm 13 môn: Bắn cung, Bắn súng, Boxing, Cử tạ, Điền kinh, Đua thuyền, Karate, Kiếm quốc tế, Taekwondo, Judo, Thể thao dưi nước, Thể dụng dụng cụ, Vật.

- Nhóm II: Các môn thể thao trong hệ thống ASIAD (17 môn), bao gồm 13 môn thuộc nhóm Olympic và 04 môn là: Bóng ném, Cầu mây, Pencak Silat, Wushu.

- Nhóm III: Các nhóm môn phát triển (07 môn): Bi sắt, Billiards & Snooker, Cờ, Đá cầu, Khiêu vũ thể thao, Kickboxing-Muay, Vovinam.

2. Quy hoạch địa bàn đầu tư trọng điểm các môn thể thao năng khiếu nghiệp dư cơ sở để đào tạo VĐV bổ sung cho đội tuyển Thành phố;

3. Hoàn thiện hệ thống đào tạo VĐV tuyến huyện làm nòng cốt bổ sung các tuyến của Thành phố (Năng khiếu nghiệp dư, năng khiếu trẻ, tuyển trẻ, đội tuyển).

4. Đầu tư đặc biệt những môn có VĐV mũi nhọn, đưa đi tập huấn dài hạn tại các quốc gia (nước ngoài) có trình độ phát triển về thể thao thành tích cao.

5. Cử đội ngũ HLV, trọng tài, bác sỹ thể thao đi tập huấn nước ngoài để nâng cao trình độ chuyên môn đáp ứng với yêu cầu phát triển thể thao thành tích cao của Thành phố.

III. GIẢI PHÁP

1. Về đào tạo, huấn luyện

a. Về đào tạo huấn luyện vận động viên

- Xây dựng kế hoạch tập huấn nước ngoài tại các quốc gia có trình độ phát triển mnh về thể thao thành tích cao, có cơ sở vật chất, trang thiết bị tập luyện, điều kiện dinh dưỡng, điều kiện chăm sóc, phục hồi sức khỏe VĐV đồng bộ, hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế như: Mỹ, Pháp, Đức, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,...

- Đầu tư cho các VĐV trọng điểm được tham gia đầy đủ các giải trong hệ thống giải thi đấu quốc tế chính thức của Liên đoàn các môn thể thao khu vực, châu lục và thế giới nhằm tạo điều kiện, cơ hội cho các vận động viên được thi đấu cọ xát, tích điểm xếp hạng, nâng cao trình độ chuyên môn, hoàn thiện thể lực, kỹ chiến thuật và đặc biệt là ổn định vững vàng tâm lý thi đấu.

[...]