Kế hoạch 2334/KH-BNN-TCCB kiểm tra việc thực hiện Quy chế dân chủ ở các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trực thuộc Bộ năm 2013 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Số hiệu | 2334/KH-BNN-TCCB |
Ngày ban hành | 15/07/2013 |
Ngày có hiệu lực | 15/07/2013 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Người ký | Nguyễn Thị Xuân Thu |
Lĩnh vực | Doanh nghiệp,Bộ máy hành chính,Văn hóa - Xã hội |
BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2334/KH-BNN-TCCB |
Hà Nội, ngày 15 tháng 07 năm 2013 |
KIỂM TRA VIỆC THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ, DOANH NGHIỆP TRỰC THUỘC BỘ NĂM 2013
Thực hiện Kế hoạch số 31-KH/BCĐTW ngày 26/6/2013 của Ban Chỉ đạo Trung ương về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở về Kiểm tra việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở của thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở năm 2013. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Kế hoạch Kiểm tra việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trực thuộc Bộ năm 2013, cụ thể như sau:
1. Mục đích:
- Đánh giá quá trình triển khai, tổ chức thực hiện các văn bản của Đảng, Nhà nước về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Qua đó, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động;
- Qua kiểm tra, giúp Ban Chỉ đạo các cấp nắm bắt tình hình thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; Đồng thời đánh giá vai trò lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền về chỉ đạo, tổ chức thực hiện và sự chuyển biến nhận thức, năng lực thừa hành dân chủ ở cơ sở;
- Kịp thời phát hiện những đơn vị làm tốt, có phương pháp hay; Đồng thời phát hiện và chỉ ra những hạn chế, yếu kém, nguyên nhân; Đề xuất những chủ trương, giải pháp khắc phục, tiếp tục thực hiện có hiệu quả việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trong giai đoạn mới.
2. Yêu cầu:
- Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trực thuộc Bộ cần chủ động xây dựng kế hoạch kiểm tra, đồng thời tiến hành kiểm tra các đơn vị trực thuộc;
- Việc kiểm tra phải được thực hiện đầy đủ, tránh hình thức, chiếu lệ;
- Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở của Bộ trực tiếp kiểm tra tại một số cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trực thuộc Bộ (có danh sách, thời gian cụ thể).
1. Những nội dung chính cần tập trung kiểm tra, đánh giá:
a) Đánh giá nhận thức của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể ở các cấp, nhất là nhận thức của đảng viên, cán bộ cơ sở trong việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở;
b) Vai trò của cấp ủy Đảng, chính quyền trong việc tổ chức quán triệt và ban hành văn bản chỉ đạo việc triển khai thực hiện Kết luận số 65-KL/TW ngày 04/3/2010 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khóa X) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW của Bộ Chính trị (Khóa VIII) về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở;
c) Trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền trong việc tuyên truyền, phổ biến và đánh giá những chuyển biến về nhận thức, trách nhiệm thực hành dân chủ của cán bộ, đảng viên về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở;
d) Việc xây dựng và ban hành các nội quy, quy chế, quy định nhằm cụ thể hóa chủ trương thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trong đơn vị.
đ) Việc thành lập (kiện toàn) và hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ các cấp; công tác kiểm tra của cấp ủy, chính quyền, của Ban chỉ đạo về thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở; việc sơ kết, tổng kết định kỳ tại đơn vị;
e) Đánh giá việc xây dựng và thực hiện Quy chế phối hợp công tác giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị;
g) Đánh giá những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân và các biện pháp khắc phục trong thời gian tới; những kiến nghị với Trung ương, Ban Cán sự Đảng Bộ về những nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.
2. Nội dung cụ thể:
a) Đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp
Các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp căn cứ vào những nội dung cơ bản được quy định tại Nghị định số 71/1998/NĐ-CP ngày 08/9/1998 của Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; Tập trung kiểm điểm, đánh giá những nội dung cụ thể:
- Việc xây dựng kế hoạch và tổ chức Hội nghị cán bộ công chức hàng năm của đơn vị;
- Việc xây dựng và thực hiện Quy chế phối hợp của Thủ trưởng đơn vị với cấp ủy, công đoàn đồng cấp;
- Việc xây dựng, hướng dẫn và tổ chức thi hành Quy chế thực hiện dân chủ ở đơn vị; Xây dựng, bổ sung và hiệu chỉnh Quy chế làm việc của đơn vị; Việc thực hiện công khai, dân chủ trong hoạt động của cơ quan, đơn vị; Thực hiện Quy chế tuyển dụng cán bộ, công chức; Xây dựng và thực hiện các quy chế nội bộ cơ quan, nội quy cơ quan; Quy định về sử dụng tài sản công; quy chế chi tiêu nội bộ; Kết quả tiếp nhận và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động;
- Kế hoạch tự kiểm tra, sơ kết, tổng kết, báo cáo năm với Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ quan, đơn vị và cấp trên.