Thứ 6, Ngày 25/10/2024

Kế hoạch 232/KH-UBND năm 2022 về công tác xây dựng, ban hành, kiểm tra, rà soát và hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật năm 2023 trên địa bàn tỉnh Cà Mau

Số hiệu 232/KH-UBND
Ngày ban hành 30/12/2022
Ngày có hiệu lực 30/12/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Cà Mau
Người ký Nguyễn Minh Luân
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 232/KH-UBND

Cà Mau, ngày 30 tháng 12 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

CÔNG TÁC XÂY DỰNG, BAN HÀNH, KIỂM TRA, RÀ SOÁT VÀ HỆ THỐNG HÓA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT NĂM 2023 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2020; Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch về công tác xây dựng, ban hành, kiểm tra, rà soát và hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật năm 2023 trên địa bàn tỉnh Cà Mau như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo tuân thủ các quy định về trình tự, thủ tục và thời gian thực hiện; tăng cường vai trò, trách nhiệm của sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau (Ủy ban nhân dân cấp huyện) trong việc đề xuất, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trước khi trình Ủy ban nhân dân tỉnh, góp phần nâng cao Chỉ số Cải cách hành chính của tỉnh.

- Tổ chức thực hiện tốt công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật, nhằm phát hiện những nội dung văn bản trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội để kịp thời đình chỉ việc thi hành; bãi bỏ, thay thế, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành văn bản mới; bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước của ngành, lĩnh vực và địa phương.

- Tăng cường vai trò, trách nhiệm của các sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (Ủy ban nhân dân cấp xã) trong công tác xây dựng, kiểm tra, rà soát và hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật.

2. Yêu cầu

- Công tác soạn thảo và ban hành văn bản quy phạm pháp luật phải được tiến hành khn trương, kịp thời, đảm bảo tiến độ; đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất và tính khả thi trong quá trình triển khai thực hiện.

- Phát huy tính chủ động, tích cực và vai trò tham mưu kịp thời của các sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện trong đề nghị xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

- Công tác kiểm tra, rà soát và hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật phải được tiến hành thường xuyên, toàn diện, kịp thời, khách quan, công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.

- Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, người có thẩm quyền trong quá trình thực hiện kiểm tra, rà soát và hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật.

II. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

1. Đề xuất ban hành văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh

Từng cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm rà soát, xác định, đề xuất ban hành văn bản quy phạm pháp luật mới theo quy định tại Điều 27, Điều 28, Điều 111 và Điều 127 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 32 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2020. Đối với văn bản cần sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ phải thực hiện trên cơ sở quy trình rà soát văn bản quy phạm pháp luật.

- Cơ quan chủ trì: Sở, ban, ngành tỉnh.

- Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

2. Nâng cao chất lượng soạn thảo, góp ý dự thảo văn bản quy phạm pháp luật

Thành lập Tsoạn thảo văn bản quy phạm pháp luật phải do lãnh đạo đơn vị trực tiếp tham gia làm Ttrưởng, các thành viên là những người có chuyên môn thuộc lĩnh vực liên quan đến nội dung dự thảo văn bản. Đối với những dự thảo văn bản có tính chất phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực thì mời thêm các ngành có liên quan tham gia Tổ soạn thảo.

Thực hiện nghiêm túc, hiệu quả việc lấy ý kiến đóng góp dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, tránh tình trạng góp ý mang tính hình thức.

- Cơ quan chủ trì: Sở, ban, ngành tỉnh.

- Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

3. Tiếp thu, giải trình nội dung góp ý, thẩm định và hoàn thiện dự thảo văn bản

Nghiên cứu tiếp thu ý kiến của đối tượng tác động; ý kiến góp ý, hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương; báo cáo thẩm định, thm tra; ý kiến Thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh và các cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền có liên quan để hoàn thiện nội dung, nâng cao chất lượng dự thảo văn bản.

Việc tiếp thu ý kiến góp ý, thẩm định, thẩm tra phải thực hiện nghiêm túc từng nội dung và mức độ hoàn thiện, tránh tình trạng tiếp thu chung chung. Những nội dung không tiếp thu phải có giải trình, xác định cụ thể lý do. Hoàn thiện dự thảo văn bản phải trên cơ sở nội dung ý kiến góp ý, văn bản thẩm định, thẩm tra tránh tình trạng báo cáo tiếp thu, giải trình xác định đã tiếp thu nhưng dự thảo văn bản không thể hiện và chưa được chỉnh sửa, hoàn thiện.

[...]