Kế hoạch 23/KH-UBND về công tác tư pháp năm 2016 do tỉnh Hậu Giang ban hành

Số hiệu 23/KH-UBND
Ngày ban hành 31/03/2016
Ngày có hiệu lực 31/03/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hậu Giang
Người ký Đồng Văn Thanh
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HẬU GIANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 23/KH-UBND

Hậu Giang, ngày 31 tháng 3 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

CÔNG TÁC TƯ PHÁP NĂM 2016

Thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020; Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2016; Chương trình hành động của ngành Tư pháp triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2016; Nghị quyết số 12/2015/NQ-HĐND ngày 03 tháng 12 năm 2015 về tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2015 và mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2016. Để công tác tư pháp năm 2016 của tỉnh có những bước chuyển biến toàn diện, tích cực hơn, góp phần cho việc đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp, thực hiện các chính sách, thực thi pháp luật và chỉ đạo, điều hành chung của tỉnh

Nay, UBND tỉnh Hậu Giang ban hành Kế hoạch công tác tư pháp năm 2016 với các nội dung như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Tập trung tham mưu giúp Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh xây dựng và hoàn thiện thể chế; tổ chức triển khai và thực hiện tốt công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2016 theo đúng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Chương trình của tỉnh đề ra.

2. Tăng cường hiệu quả công tác thực thi pháp luật, bảo đảm gắn kết chặt chẽ công tác theo dõi thi hành pháp luật với công tác xây dựng, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (QPPL), kiểm soát thủ tục hành chính (TTHC); triển khai thực hiện tốt các luật, pháp lệnh có hiệu lực trong năm 2016.

3. Tiếp tục thực hiện các nghị quyết của Chính phủ về đơn giản hóa TTHC, kiểm soát chặt chẽ các TTHC.

4. Nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong các lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan tư pháp và pháp chế, trong đó tập trung vào những lĩnh vực như hộ tịch, chứng thực, lý lịch tư pháp, bồi thường nhà nước, xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật.

5. Đẩy mạnh xã hội hóa việc cung cấp các dịch vụ công và nâng cao chất lượng các hoạt động bổ trợ tư pháp như luật sư, công chứng, bán đấu giá tài sản, chứng thực, trợ giúp pháp lý.

6. Đẩy mạnh các phong trào thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII thành công tốt đẹp; kỷ niệm 86 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2016); 71 năm Ngày truyền thống ngành Tư pháp Việt Nam (28/8/1945 - 28/8/2016). Phát động phong trào thi đua gắn kết chặt chẽ với việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của từng đơn vị, cá nhân.

II. NHIỆM VỤ

1. Nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp năm 2016

- Tiếp tục triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành về công tác tư pháp, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết của HĐND tỉnh Hậu Giang về mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2016 trên địa bàn tỉnh.

- Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác góp ý, thẩm định văn bản QPPL, gắn kết với công tác kiểm soát thủ tục hành chính, kiểm tra văn bản QPPL và theo dõi thi hành pháp luật, trong đó chú trọng việc đánh giá tác động của các chính sách, đảm bảo kiểm soát chặt chẽ tính thống nhất, đồng bộ, khả thi của văn bản QPPL. Tăng cường theo dõi, đôn đốc, giám sát việc thực hiện Chương trình ban hành văn bản QPPL năm 2016 và bảo đảm thực hiện tốt những quy định mới của Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015.

- Đổi mới phương thức và tăng cường hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhất là các luật mới được Quốc hội thông qua. Chủ động thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách mới, các vấn đề dư luận quan tâm trong quá trình xây dựng dự thảo văn bản QPPL. Tiếp tục thực hiện tốt các chương trình, đề án phổ biến pháp luật cho các đối tượng đồng bào vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn gắn với việc thực hiện các chương trình giảm nghèo và việc thực hiện chính sách dân tộc phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội.

- Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Luật Xử lý vi phạm hành chính, Nghị quyết số 77/2014/QH13 của Quốc hội liên quan đến việc đưa người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định vào các cơ sở cai nghiện bắt buộc; tập trung theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện thống nhất, đồng bộ các quy định của pháp luật liên quan đến các biện pháp xử lý vi phạm hành chính. Tăng cường công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật gắn với kiểm tra văn bản QPPL, trong đó tập trung vào lĩnh vực nhà ở xã hội, người có công.

- Đổi mới mạnh mẽ việc giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức theo hướng tập trung, trực tiếp giải quyết công việc, có sự giám sát chặt chẽ của cấp có thẩm quyền, sự phối hợp, chia sẽ thông tin giữa các cơ quan, tổ chức có liên quan; thực hiện đánh giá mức độ hài lòng của người dân đối với cán bộ, công chức trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính. Thực hiện việc tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức qua dịch vụ bưu điện tạo thuận lợi, tiết kiệm chi phí và giảm thời gian đi lại cho người dân.

- Nâng cao chất lượng cung cấp các dịch vụ công và chất lượng các hoạt động bổ trợ tư pháp; tiếp tục đẩy mạnh công tác trợ giúp pháp lý bằng nhiều hình thức.

- Tăng cường đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác tư pháp và pháp luật, nhất là cán bộ tư pháp cấp huyện và cán bộ, công chức làm công tác hộ tịch, đảm bảo đáp ứng yêu cầu công việc được giao.

2. Nhiệm vụ công tác tư pháp trong các lĩnh vực cụ thể

2.1. Công tác chỉ đạo, điều hành

- Lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành công tác tư pháp bám sát sự chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tư pháp và địa phương để triển khai thực hiện có trọng tâm, trọng điểm.

- Tăng cường kỷ cương hành chính, kỷ luật lao động; phát huy tinh thần trách nhiệm của lãnh đạo các đơn vị trong việc duy trì kỷ cương, kỷ luật, đảm bảo chất lượng và tiến độ công việc.

2.2. Công tác xây dựng, thẩm định, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL

- Thực hiện có hiệu quả Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015; chú trọng những điểm mới của Luật, nhất là quy định đột phá trong khâu thẩm định. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định văn bản QPPL.

- Tăng cường công tác kiểm tra văn bản QPPL, đôn đốc xử lý những văn bản qua kiểm tra phát hiện có dấu hiệu vi phạm; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản.

- Tổ chức thực hiện rà soát thường xuyên văn bản QPPLtheo một số chuyên đề, lĩnh vực phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước của địa phương.

[...]