Kế hoạch 23/KH-UBND năm 2017 thực hiện Nghị quyết 52/NQ-CP về “đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Số hiệu 23/KH-UBND
Ngày ban hành 16/08/2017
Ngày có hiệu lực 16/08/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Ninh
Người ký Vũ Thị Thu Thuỷ
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 23/KH-UBND

Quảng Ninh, ngày 16 tháng 08 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 52/NQ-CP NGÀY 15/6/2016 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ “ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH

Thực hiện Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 15/6/2016 của Chính phủ về “đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2030” (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 52/NQ-CP) và Văn bản số 284/UBDT-CSDT ngày 30/3/2017 của Ủy ban Dân tộc, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện cụ thể sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

- Cụ thể hóa Nghị quyết số 52/NQ-CP gắn với thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020 của Chính phủ, Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 29/5/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về công tác dân tộc trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững gắn với bảo vệ vững chắc quốc phòng, an ninh tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XIV, nhiệm kỳ 2015 - 2020.

- Tạo sự chuyển biến căn bản trong việc phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh, toàn diện, bền vững về kinh tế, văn hóa, xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng vùng dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh.

2. Yêu cầu:

Việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 52/NQ-CP phải phù hợp với thực tiễn tỉnh Quảng Ninh, với các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cụ thể. Xác định rõ và tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành trong lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp, tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết; đảm bảo thiết thực, hiệu quả.

II. MỤC TIÊU CHUNG VÀ CÁC CHỈ TIÊU CỤ THỂ

1. Mục tiêu chung:

Nâng cao và từng bước phát triển toàn diện nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh về thể lực, trí lực và tác phong, kỷ luật, kỹ năng nghề nghiệp, cơ cấu hợp lý, đtừng bước thu hẹp khoảng cách với trình độ chung của tỉnh, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của đất nước, của tỉnh và nhu cầu thị trường lao động; trong đó quan tâm ưu tiên các dân tộc thiểu số có nguồn nhân lực còn hạn chế. Xây dựng đội ngũ trí thức, doanh nhân, cán bộ người dân tộc thiểu số và lao động trực tiếp có chất lượng nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh của tỉnh.

2. Các chỉ tiêu cụ thể

2.1. Nâng cao thể lực

- Tăng cường sức khỏe người dân tộc thiểu số: Giảm tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi người dân tộc thiểu số đến 2020 xuống dưới 15%, năm 2030 xuống dưới 10%. Phấn đấu đến năm 2020 nâng tuổi thọ bình quân của người dân tộc thiểu số lên 73 tuổi, năm 2030 lên 75 tui.

- Nâng thể trạng, tầm vóc của người dân tộc thiểu số: Giảm tỷ lệ trẻ em dân tộc thiểu số dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi đến năm 2020 xuống dưới 23%, đến năm 2030 xuống dưới 19%.

2.2. Phát triển trí lực

- Đến năm 2020, có 25% trở lên trẻ người dân tộc thiểu số trong độ tuổi nhà trẻ và 75% trở lên trẻ trong độ tuổi mẫu giáo được chăm sóc, giáo dục tại các cơ sở giáo dục mầm non; đến năm 2030 nâng tỷ lệ này lên tương ứng từ 26,5% trở lên và 90,2% trở lên.

- Đến năm 2020, tỷ lệ học sinh người dân tộc thiểu số đi học đúng độ tuổi ở bậc tiểu học là 97%, ở bậc trung học cơ sở là 93% và 50% thanh niên dân tộc thiểu số trong độ tuổi đạt trình độ giáo dục trung học phổ thông và tương đương; đến năm 2030, phấn đấu tỷ lệ học sinh người dân tộc thiểu số đi học đúng độ tuổi ở bậc tiểu học là 100%, ở bậc trung học cơ sở là 95%.

- Phấn đấu đến năm 2020, số sinh viên người dân tộc thiểu số ở tất cả các hệ đào tạo đạt từ 130 đến 150 sinh viên/vạn dân (người dân tộc thiểu số); năm 2030 đạt từ 200 đến 250 sinh viên/vạn dân (người dân tộc thiểu số).

- Đào tạo sau đại học cho người dân tộc thiểu số, phấn đấu đến năm 2020 đạt tỷ lệ khoảng 0,4%; năm 2030 là 0,7% trong tổng số lao động dân tộc thiểu số đã qua đào tạo.

- Tỷ lệ người dân tộc thiểu số trong độ tuổi lao động được đào tạo các chương trình giáo dục nghề nghiệp đến năm 2020 đạt trên 35%; phấn đấu đến năm 2030 đạt trên 55%.

2.3. Nâng cao kiến thức xã hội, kỹ năng sống, kỹ năng lao động và thông tin thị trường

- 100% các trường học, cơ sở đào tạo nghề có nội dung, hoạt động phù hợp để nâng cao chất lượng giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, ngoại ngữ và tin học, rèn luyện kỹ năng sống, kiến thức về hội nhập quốc tế cho học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số.

- Đến năm 2020, phấn đấu có 60%, năm 2030 có 75% số lao động người dân tộc thiểu số trong độ tuổi từ 18 đến 35 tuổi được cung cấp thông tin thị trường lao động, việc làm.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Lĩnh vực giáo dục và đào tạo

- Tiếp tục giữ vững và duy trì kết quả đã đạt được, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở; quan tâm đầu tư, xây dựng trường mm non, tiểu học, trung học cơ sở chuẩn quốc gia; thực hiện các chính sách đặc thù của tỉnh đối với trẻ em, học sinh dân tộc thiểu số học bán trú, nội trú. Phòng chống mù chữ cho đồng bào dân tộc thiểu số.

[...]