Kế hoạch 229/KH-UBND năm 2020 tuyên truyền về phòng, chống thiên tai, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu từ cộng đồng trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2021-2025

Số hiệu 229/KH-UBND
Ngày ban hành 23/09/2020
Ngày có hiệu lực 23/09/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hải Phòng
Người ký Nguyễn Đình Chuyến
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 229/KH-UBND

Hải Phòng, ngày 23 tháng 9 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

TUYÊN TRUYỀN VỀ PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI - CHỦ ĐỘNG THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỪ CỘNG ĐỒNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

Thực hiện Quyết định số 1329/QĐ-BTTTT ngày 03/8/2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Kế hoạch truyền thông về phòng, chống thiên tai - Chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu từ cộng đồng, Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng ban hành Kế hoạch tuyên truyền về phòng, chống thiên tai - Chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu từ cộng đồng trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2021-2025, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Về mục đích:

a) Tuyên truyền nhằm nâng cao năng lực xử lý tình huống, sự cố trong việc phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai của các cơ quan, đơn vị, chính quyền các cấp và người dân.

b) Tăng cường thông tin, tuyên truyền, cảnh báo, hướng dẫn các biện pháp phòng, tránh ứng phó thiên tai kịp thời đến cộng đồng dân cư.

c) Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng để phát huy ý thức tự giác, chủ động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai của toàn dân.

d) Tuyên truyền về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai bằng nhiều hình thức truyền thông phong phú, đa dạng, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương, đơn vị.

2. Về yêu cầu:

a) Phát huy vai trò của các cơ quan truyền thông, báo chí trong việc truyền tải chính xác, kịp thời về cách đề phòng, xử lý tình huống, sự cố trong việc phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai của các cơ quan, đơn vị, chính quyền các cấp và Nhân dân.

b) Đảm bảo bám sát các nội dung Quyết định số 1329/QĐ-BTTTT ngày 03/8/2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Kế hoạch truyền thông về phòng, chống thiên tai - Chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu từ cộng đồng của Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành.

c) Các đơn vị triển khai công tác tuyên truyền cần bám sát kế hoạch này và lựa chọn hình thức tuyên truyền phù hợp hiệu quả, phù hợp với chức năng của đơn vị chọn hình thức tuyên truyền phù hợp hiệu quả, phù hợp với chức năng của đơn vị.

II. NỘI DUNG, HÌNH THỨC TUYÊN TRUYỀN

1. Về nội dung:

a) Tuyên truyền về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, Chính phủ về công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.

b) Tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức cho cơ quan, đơn vị, chính quyền các cấp, người dân và cộng đồng trong công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.

c) Tuyên truyền cho người dân các kỹ năng ứng phó trước các tình huống của thiên tai, giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản, chủ động phối hợp với chính quyền về công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.

d) Thông tin việc triển khai các giải pháp thực hiện phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai ở các địa phương như: đảm bảo an toàn cho hệ thống đê điều, hồ đập, khắc phục sạt lở bờ sông, bờ biển khu vực trọng yếu, khẩn cấp di dời dân cư ra khỏi vùng có nguy cơ cao xảy ra sạt lở, lũ quét,...

đ) Thông tin việc huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực cho công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.

e) Thông tin việc ứng dụng khoa học, công nghệ trong quan trắc, giám sát, dự báo, cảnh báo thiên tai; hệ thống dự báo khí tượng thủy văn, hệ thống theo dõi, giám sát thiên tai chuyên dùng chuẩn hóa, hiện đại.

f) Thông tin kinh nghiệm của các tổ chức quốc tế, cơ quan chuyên môn nước ngoài trong việc phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.

2. Về hình thức:

a) Tuyên truyền trên báo chí: Các cơ quan báo chí của thành phố xây dựng các chuyên trang, chuyên mục, chương trình truyền hình...để tuyên truyền về công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai bằng các tin, bài, các ký sự, phóng sự chuyên đề, các chương trình phỏng vấn, tọa đàm, các thông điệp...

b) Tuyên truyền trên mạng xã hội: Xây dựng các nội dung tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai trên mạng xã hội có số lượng thành viên đông đảo, được nhiều người quan tâm và theo dõi.

c) Tuyên truyền trên hệ thống thông tin cơ sở: Thông qua các chương trình phát thanh trên hệ thống cơ sở truyền thanh - truyền hình cấp huyện, hệ thống đài truyền thanh cấp xã; thông tin trên các bảng tin, cụm pano cổ động của địa phương; các băng - rôn treo trên các tuyến đường, nơi tụ điểm sinh hoạt văn hóa, sinh hoạt cộng đồng của người dân; các tài liệu tuyên truyền về công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai đặt tại các tủ sách pháp luật của xã, phường, thị trấn, điểm bưu điện - văn hóa xã; xây dựng nội dung thông tin, in ấn tờ rơi, tờ gấp cung cấp cho tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình; tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền lưu động ở cơ sở; tuyên truyền, vận động thông qua các báo cáo viên, tuyên truyền viên ở cơ sở.

d) Truyền thông thông qua các hội nghị, hội thảo, cuộc thi, tập huấn chuyên đề về công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.

III. NHIỆM VỤ CỤ THỂ

[...]