Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 2209/KH-UBND năm 2021 về trồng 50 triệu cây xanh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2021-2025

Số hiệu 2209/KH-UBND
Ngày ban hành 12/04/2021
Ngày có hiệu lực 12/04/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lâm Đồng
Người ký Trần Văn Hiệp
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2209/KH-UBND

Lâm Đồng, ngày 12 tháng 4 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TRỒNG 50 TRIỆU CÂY XANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2021-2025

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 45/CT-TTg ngày 31/12/2020 về tổ chức phong trào “Tết trồng cây” và tăng cường công tác bảo vệ, phát triển rừng ngay từ đầu năm 2021 (Chỉ thị số 45/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ); Quyết định số 524/QĐ-TTg ngày 01/4/2021 phê duyệt Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” và Văn bản số 50/BNN-TCLN ngày 06/01/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc thực hiện Chỉ thị số 45/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ; chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy tại Thông báo số 69-TB/TU ngày 06/4/2021.

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch trồng 50 triệu cây xanh giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh để hưởng ứng và thực hiện Chương trình trồng 01 tỷ cây xanh theo Chỉ thị số 45/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, như sau:

I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU

1. Mục đích:

1.1. Triển khai thực hiện chương trình kế hoạch trồng 50 triệu cây xanh nhằm góp phần tăng tỷ lệ che phủ rừng toàn tỉnh từ 55% trở lên, đạt được các mục tiêu kép trong phát triển bền vững, như: nâng cao tác dụng phòng hộ khu vực đầu nguồn, giảm sự tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, giảm xói mòn rửa trôi đất trong canh tác nông lâm nghiệp, tạo thêm cảnh quan môi trường và phòng hộ sản xuất nông nghiệp, giảm nhẹ thiên tai và thực hiện tốt công tác quốc phòng, an ninh, đóng góp cho tăng trưởng kinh tế của địa phương và hướng tới nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân ở đô thị và nông thôn, xây dựng nông thôn mới, phát triển bền vững.

1.2. Thông qua việc thực hiện chương trình trồng 50 triệu cây xanh, góp phần thay đi tư duy, nhận thức, tạo sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân về vai trò, tầm quan trọng của cây xanh đối với cuộc sống cũng như toàn xã hội; từ đó tạo thói quen, ý thức tự giác trong việc trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh từ mỗi người dân, hộ gia đình, cơ quan, doanh nghiệp và trở thành phong trào trồng cây xanh hàng năm, làm đẹp cảnh quan, môi trường trong mỗi cơ quan, đơn vị, tổ chức, tạo nguồn lực to lớn trong toàn dân, hướng tới mục tiêu phủ xanh quỹ đất trống bằng các loài cây trồng phù hợp, góp phần hoàn thành mục tiêu trồng 01 tỷ cây xanh trên toàn quốc theo Chỉ thị số 45/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

1.3. Khơi dậy, huy động các nguồn lực của toàn xã hội phục vụ công tác trồng cây xanh ngay từ năm 2021 và các năm về sau phục vụ phát triển bền vững mà mọi người đều hưởng lợi và có trách nhiệm.

2. Yêu cầu:

2.1. Xác định cụ thể chỉ tiêu, kế hoạch trồng rừng, trồng cây xanh trong cả giai đoạn và từng năm đến từng huyện, thành phố làm cơ sở xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai thực hiện trên phạm vi của địa phương đến từng gia đình, cơ quan, doanh nghiệp và vùng sản xuất tại từng thôn, buôn ở từng xã, phường, thị trấn.

2.2. Huy động cả hệ thống chính trị; các cơ quan, đơn vị; toàn thcán bộ, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân từ tỉnh đến cơ sở tham gia trồng rừng, trồng cây xanh; tập trung công tác chỉ đạo, điều hành, chủ động giải quyết những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai thực hiện.

2.3. Việc tổ chức trồng rừng, trồng cây xanh phải đúng thời vụ, lựa chọn cây trồng phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng... của từng vùng, từng địa phương để thực hiện.

2.4. Sau khi trồng rừng, trồng cây xanh phải gắn trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong công tác chăm sóc, quản lý bảo vệ đđảm bảo: trng cây nào sống tốt cây đó; cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, được bảo vệ không đxâm hại,... đem lại hiệu quả thiết thực về kinh tế - xã hội, môi trường, cảnh quan.

2.5. Việc tổ chức thực hiện phải đảm bảo chủ động (về: hiện trường, cây giống, kịp thời vụ), thiết thực, hiệu quả, không phô trương, hình thức; tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để mọi tổ chức, cá nhân, cơ quan, đơn vị và người dân tham gia hoạt động trồng rừng, trồng cây xanh trên địa bàn.

2.6. Sau khi tổ chức trồng cây, các địa phương, cơ quan, đơn vị phải tiến hành kiểm tra, nghiệm thu, đánh giá, rút kinh nghiệm, kịp thời biểu dương, khen thưởng đối với những tổ chức, cá nhân điển hình làm tốt; hàng tháng tổng hợp, báo cáo kết quả về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Kế hoạch trồng cây xanh theo quỹ đất:

1.1. Trồng cây trên diện tích đất ngoài lâm nghiệp:

a) Số lượng: khoảng 42 triệu cây xanh.

b) Đối tượng:

(1) Trồng cây cảnh quan đô thị, nông thôn:

- Số lượng: khoảng 10,438 triệu cây xanh.

- Khu vực trồng:

+ Trồng khoảng 1,263 triệu cây xanh dọc hai bên các tuyến đường giao thông (trồng bổ sung cây xanh đối với 165 km đường quốc lộ, tỉnh lộ và khoảng 6.150 km đường liên huyện, xã, liên thôn, đường nội đồng). Ưu tiên lựa chọn cây xanh thích hợp với từng tiểu vùng sinh thái, có sức chống chịu gió bão, có hình thái về chiu cao, thân, tán và bộ rễ phù hợp để đảm bảo an toàn giao thông và không làm hư hỏng hoặc ảnh hưởng các công trình.

+ Trồng khoảng 1,5 triệu cây xanh cảnh quan đô thị: trên các tuyến đường phố mới mở rộng, mới hình thành; trồng thay thế, trồng bổ sung trên các tuyến phố, công viên, vườn hoa, quảng trường, các khu vực công cộng đ hình thành các tuyến đường phố kiểu mẫu (xanh, sạch, đẹp). Ưu tiên lựa chọn các loài cây xanh bản địa có chức năng trang trí, tạo cảnh quan, bộ rễ ít ảnh hưởng đến công trình,...

+ Phát động phong trào trồng khoảng 7,6756 triệu cây xanh tại các khu dân cư, đất nhà ở, sân vườn của người dân (bình quân 5 năm, trồng: 30 cây xanh/01 hộ gia đình ở nông thôn và 02 cây xanh/01 hộ gia đình ở đô thị). Ưu tiên các loại cây cảnh quan, che bóng, cây ăn quả.

(2) Trồng cây xanh tại khuôn viên các công sở, nhà máy, công trình công cộng, công trình chuyên dụng:

[...]