Kế hoạch 220/KH-UBND thực hiện Đề án “Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Sơn La, giai đoạn 2019-2025”

Số hiệu 220/KH-UBND
Ngày ban hành 22/10/2019
Ngày có hiệu lực 22/10/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Sơn La
Người ký Lê Hồng Minh
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 220/KH-UBND

Sơn La, ngày 22 tháng 10 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC DÂN TỘC ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA, GIAI ĐOẠN 2019-2025”

Thực hiện Quyết định số 771/QĐ-TTg ngày 26/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2019-2025”; Hướng dẫn số 490/UBDT-HVDT ngày 17/5/2019 của Ủy ban Dân tộc Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 771/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;

Theo đề nghị của Ban Dân tộc tỉnh tại Tờ trình số 53/TTr-BDT ngày 06/9/2019, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện như sau:

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày 15/7/2010 của Chính phủ quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên.

Thông tư số 36/2018/TT-BTC ngày 30/3/2018 của Bộ Tài chính hướng dn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và thanh quyết toán dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

Nghị quyết số 88/2018/NQ-HĐND ngày 08/12/2018 của HĐND tỉnh Sơn La quy định mức chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung: Nâng cao, cập nhật kiến thức dân tộc, văn hóa dân tc thiểu số, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác dân tộc; kỹ năng sử dụng tiếng dân tộc thiu số cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tiếp xúc, làm việc trực tiếp với đồng bào dân tộc thiểu s. Góp phn thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyn, vận động đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế - xã hội theo chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.

2. Mc tiêu cthể

2.1. Về bồi dưỡng kiến thức dân tộc thiểu số

a) Đến hết năm 2020:

- 57% cán bộ, công chức thuộc nhóm đối tượng 2 và 4% nhóm đối tượng được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức dân tộc;

- 18% cán bộ, công chức, viên chức (những người được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước) thuộc nhóm đối tượng 4 cấp tỉnh, huyện và xã có tiếp xúc, làm việc trực tiếp với đồng bào dân tộc thiểu số được bồi dưỡng kiến thức dân tộc thiểu số;

- 6% các Bí thư chi bộ, Trưởng các bản (những người không được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước) được bồi dưỡng kiến thức dân tộc thiểu số.

b) Đến hết năm 2025

- 90% cán bộ, công chức thuộc nhóm đối tượng 2 và 35% nhóm đối tượng 3 được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức dân tộc;

- 74% cán bộ, công chức, viên chức (những người được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước) thuộc nhóm đối tượng 4 cấp tỉnh, huyện và xã có tiếp xúc, làm việc trực tiếp với đồng bào dân tộc thiểu số được bồi dưỡng kiến thức dân tộc thiểu số;

- 47% các Bí thư chi bộ, Trưởng các bản (những người không được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước) được bồi dưỡng kiến thức dân tộc thiểu số.

2.2. Về bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số

a) Đến hết năm 2020 ít nhất 30% tất cả các nhóm đối tượng 2,3,4 được cung cấp tài liệu về tiếng dân tộc.

b) Đến hết năm 2025 ít nhất trên 80% các nhóm đối tượng được cung cấp tài liệu về tiếng dân tộc.

III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI

1. Đối tượng

Cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp theo dõi công tác dân tộc, chuyên trách làm công tác dân tộc; cán bộ, công chức, viên chức công tác tại địa bàn có đông đồng bào dân tộc thiểu số; cán bộ cấp cơ sở tiếp xúc, làm việc trực tiếp với đồng bào dân tộc thiểu số, gồm 4 nhóm đối tượng sau:

a) Nhóm đối tượng 2

[...]