HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
22/KH-HĐND
|
Hà
Giang, ngày 31 tháng 12 năm 2016
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT NĂM 2017 CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ
GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Hoạt động giám sát của Quốc
hội và Hội đồng nhân dân ngày 20 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 62/NQ-HĐND ngày
11 tháng 12 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ban hành Chương trình giám sát
năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang khóa XVII, nhiệm kỳ 2016 - 2021.
Căn cứ Nghị quyết số 65/NQ-HĐND ngày
11 tháng 12 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thành lập Đoàn giám sát chuyên
đề của Hội đồng nhân dân tỉnh năm 2017;
Thường trực HĐND tỉnh xây dựng kế hoạch
triển khai Chương trình giám sát năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích:
a) Nhằm đánh giá tình hình và kết quả
triển khai thực hiện các chỉ tiêu, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội; kết
quả thực hiện chính sách, pháp luật và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về
đầu tư công trên địa bàn tỉnh Hà Giang; việc thực hiện ngân sách nhà nước, quyết
toán ngân sách nhà nước của địa phương; công tác phòng, chống tham nhũng; thực
hành tiết kiệm, chống lãng phí; công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp
luật; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của cử tri...
b) Thông qua giám sát nhằm đánh giá
công tác chỉ đạo, điều hành và việc tuân thủ pháp luật của cáo cơ quan, chính
quyền các cấp và các đơn vị liên quan. Qua đó để có cơ sở phân tích làm rõ
nguyên nhân, trách nhiệm, đồng thời kiến nghị những giải pháp để tiếp tục nâng
cao hiệu lực hiệu quả công tác quản lý nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế -
xã hội của địa phương.
2. Yêu cầu:
a) Hoạt động giám sát phải được thực
hiện nghiêm túc, khách quan, trung thực, đúng quy định của pháp luật; phản ánh
chính xác những mặt tích cực và chỉ rõ những hạn chế, tồn tại để có kết luận và
kiến nghị thích hợp. Đoàn giám sát sau khi kết thúc hoạt động giám sát phải tổ
chức thảo luận, thống nhất và hoàn thiện nội dung báo cáo kết quả giám sát trước
khi trình Thường trực HĐND xem xét, kết luận.
b) Các đơn vị, cá nhân được giám sát
thực hiện nghiêm túc kế hoạch giám sát, bố trí địa điểm và phân công cán bộ có
trách nhiệm tham gia làm việc với đoàn giám sát; cung cấp thông tin, tài liệu
theo yêu cầu của Đoàn giám sát; thực hiện nghiêm túc các kiến nghị sau giám
sát.
II. NỘI DUNG
1. Giám sát thường
xuyên:
a) Giám sát việc tuân theo Hiến
pháp, pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân
tỉnh:
Thường trực HĐND tỉnh giao các Ban
HĐND tỉnh giám sát thường xuyên việc tuân theo Hiến pháp, pháp luật ở địa
phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh theo lĩnh vực phụ
trách của các Ban HĐND tỉnh.
b) Giám sát hoạt động của Ủy
ban nhân dân tỉnh; việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân
tỉnh và Hội đồng nhân dân các huyện, thành phố trong tỉnh:
- Thường trực HĐND tỉnh giao các Ban
HĐND tỉnh giám sát thường xuyên hoạt động của UBND tỉnh; việc ban hành các quyết
định của UBND tỉnh và các nghị quyết của HĐND cấp huyện theo lĩnh vực phụ trách
của các Ban HĐND tỉnh.
- Thường trực HĐND tỉnh giao các Ban
của HĐND tỉnh thẩm tra đề nghị về quyết định của UBND tỉnh, nghị quyết của HĐND
cấp huyện có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của
cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của HĐND tỉnh theo lĩnh vực phụ trách của
từng Ban.
c) Giám sát hoạt động của Tòa
án nhân dân tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Cục Thi hành án dân sự tỉnh và
việc thi hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo:
- Thường trực HĐND giao Ban Pháp chế
HĐND tỉnh tổ chức giám sát thường xuyên việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trên
địa bàn tỉnh. Trường hợp cần thiết báo cáo Thường trực HĐND tỉnh tổ chức Đoàn
giám sát.
- Khi phát hiện có hành vi vi phạm
pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của
tổ chức, cá nhân thì Ban Pháp chế báo cáo Thường trực HĐND xem xét việc yêu cầu
cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cần thiết để kịp
thời khắc phục và yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý, xem
xét trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm theo quy định
của pháp luật.
d) Giám sát việc giải quyết kiến
nghị của cử tri:
- Thường trực HĐND tỉnh tiến hành
giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri của các cơ quan nhà nước thông
qua việc xem xét báo cáo kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri của các cơ
quan có thẩm quyền và UBND tỉnh theo quy định.
- Thường trực HĐND chỉ đạo xây dựng
báo cáo giám sát kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri trình HĐND tỉnh vào kỳ
họp thường lệ cuối năm 2017.
2. Tổ chức chất vấn
và giải trình tại phiên họp của Thường trực HĐND:
- Thường trực HĐND tỉnh tổ chức phiên
giải trình, chất vấn tại phiên họp hàng tháng của Thường trực HĐND (nếu xét
thấy cần thiết).
- Trên cơ sở ý kiến, kiến nghị của cử
tri, vấn đề xã hội quan tâm, đề nghị của các Ban HĐND, đại biểu HĐND, trước 10
ngày tổ chức phiên họp, Thường trực HĐND quyết định và thông báo nhóm vấn đề cần
giải trình, chất vấn, người bị chất vấn tại phiên họp. Đồng thời yêu cầu thành
viên của UBND, Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh
giải trình và thủ trưởng các sở, ngành có liên quan tham gia giải trình, chất vấn
các vấn đề mà Thường trực HĐND quan tâm.
- Hoạt động giải trình, chất vấn tại
phiên họp của Thường trực HĐND có thể được truyền hình trực tiếp trên Đài phát
thanh truyền hình tỉnh.
3. Giám sát
chuyên đề:
a) Kết quả thực hiện chính sách,
pháp luật và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về đầu tư công trên địa bàn
tỉnh Hà Giang:
- Đối tượng giám sát:
+ Giám sát trực tiếp: Ủy ban nhân dân
tỉnh; các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Giao thông vận tải và
UBND huyện Bắc Quang, Yên Minh, Hoàng Su Phì.
+ Giám sát qua báo cáo đối với các sở,
ngành tương đương của cấp tỉnh và UBND các huyện, thành phố còn lại.
- Thời gian thực hiện:
+ Xây dựng Kế hoạch cụ thể; thông báo
nội dung, thời gian thực hiện giám sát cụ thể của Đoàn giám sát đến các đơn vị,
địa phương được giám sát hoàn thành trước ngày 10/5/2017.
+ Từ ngày 20/5/2017 đến ngày
25/5/2017, các đơn vị, địa phương được giám sát gửi tài liệu, báo cáo về Đoàn
giám sát.
+ Từ ngày 25/5/2017 đến ngày
30/5/2017 Đoàn giám sát thực hiện giám sát, nghe báo cáo và khảo sát thực tế tại
các đơn vị, địa phương được giám sát.
+ Từ ngày 10/6/2017 đến ngày
15/6/2017: Thường trực HĐND tỉnh nghe Báo cáo kết quả Giám sát của các Đoàn
giám sát.
b) Giám sát chuyên đề: Kết quả thực
hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc
phòng - an ninh năm 2017:
- Đối tượng giám sát:
+ Giám sát trực tiếp: Ủy ban nhân dân
tỉnh; UBND huyện thành phố, Xín Mần, Quản Bạ.
+ Giám sát qua báo cáo đối với các sở,
ngành tương đương của cấp tỉnh và UBND các huyện còn lại.
- Thời gian thực hiện:
Xây dựng kế hoạch cụ thể; thông báo nội
dung, thời gian thực hiện giám sát cụ thể của Đoàn giám sát đến các đơn vị, địa
phương được giám sát hoàn thành trước ngày 17/10/2017.
+ Từ ngày 25/10/2017 đến ngày
30/10/2017, các đơn vị, địa phương được giám sát gửi tài liệu, báo cáo về Đoàn
giám sát.
+ Từ ngày 01/11/2017 đến ngày
10/11/2017 Đoàn giám sát thực hiện giám sát, nghe báo cáo và khảo sát thực tế tại
các đơn vị, địa phương được giám sát.
+ Từ ngày 20/11/2017 đến ngày
30/11/2017: Thường trực HĐND tỉnh nghe Báo cáo kết quả Giám sát của các Đoàn
giám sát.
c) Phương pháp tiến hành giám sát:
- Đối với các sở, ngành và các huyện,
thành phố giám sát trực tiếp, Đoàn sẽ tiến hành theo các bước sau:
+ Tại các huyện giám sát trực tiếp
Đoàn sẽ tiến hành khảo sát tại 02 xã, thị trấn nghe UBND cấp xã báo cáo kết hợp
với kiểm tra thực tế. Sau khảo sát tại các xã, thị trấn Đoàn giám sát tiến hành
làm việc với UBND huyện để nghe và xem xét báo cáo của UBND huyện.
+ Tại các Sở, ngành: Đoàn giám sát trực
tiếp nghe báo cáo bằng văn bản tại trụ sở cơ quan.
- Đối với các Sở, ban, ngành và các
huyện còn lại giám sát qua báo cáo: các đơn vị xây dựng báo cáo theo đề cương.
- Khi thực hiện giám sát xong tại cấp
huyện và các sở, ngành, Đoàn giám sát tiến hành làm việc với UBND tỉnh để nghe
UBND tỉnh báo cáo về kết quả thực hiện.
- Kết thúc đợt giám sát đoàn sẽ có kết
luận bằng văn bản gửi đến đơn vị được giám sát và các đơn vị có liên quan.
III. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Phân công
nhiệm vụ trong Thường trực HĐND tỉnh:
a) Ông Thào Hồng Sơn, Chủ tịch HĐND tỉnh:
Chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo hoạt động giám sát của HĐND tỉnh.
b) Bà Chúng Thị Chiên, Phó Chủ tịch
HĐND tỉnh: Phụ trách triển khai giám sát chuyên đề Kết quả thực hiện Nghị quyết
của HĐND tỉnh về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm
2017 và phụ trách việc xem xét các quyết định của UBND tỉnh; các nghị quyết của
HĐND cấp huyện có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan nhà nước
cấp trên, nghị quyết của HĐND tỉnh.
c) Ông Hoàng Văn Vịnh, Phó Chủ tịch
HĐND tỉnh: Phụ trách triển khai giám sát chuyên đề Kết quả thực hiện chính
sách, pháp luật và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về đầu tư công trên địa
bàn tỉnh Hà Giang và tổ chức chỉ đạo trực tiếp các hoạt động giải trình, chất vấn
tại phiên họp của Thường trực HĐND.
d) Ông Hoàng Đình Phới, ủy viên Thưởng trực HĐND tỉnh, Trưởng
Ban Pháp chế HĐND tỉnh phụ trách việc giám sát hoạt động của Tòa án nhân dân tỉnh,
Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Cục Thi hành án dân sự tỉnh và việc thi hành pháp
luật về khiếu nại, tố cáo.
đ) Ông Đỗ Anh Tuấn, ủy viên Thường trực HĐND tỉnh, Trưởng
Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh: Phụ trách xây dựng dự thảo kế hoạch triển
khai hoạt động giám sát chuyên đề Kết quả thực hiện chính sách, pháp luật và
Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về đầu tư công trên địa bàn tỉnh Hà
Giang; giám sát thực hiện những nội dung phát sinh giữa các kỳ họp HĐND tỉnh.
e) Bà Phạm Thị Hồng Yên, Ủy viên Thường
trực HĐND tỉnh, Chánh Văn phòng HĐND tỉnh: Phụ trách xây dựng dự thảo kế hoạch
triển khai hoạt động giám sát chuyên đề Kết quả thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh
về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2017.
g) Ông Bùi Quang Trí, ủy viên Thường trực HĐND tỉnh, Trưởng
ban Dân tộc: Phụ trách giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri của các cơ
quan nhà nước.
h) Ông Hoàng Văn Kiên, ủy viên Thường trực HĐND tỉnh, Trường
ban VHXH: Phối hợp thực hiện các nội dung hoạt động giám sát của HĐND tỉnh
trong năm 2017.
2. Các ban HĐND
tỉnh:
Trên cơ sở Kế hoạch triển khai chương
trình giám sát của Thường trực HĐND tỉnh, các Ban HĐND tỉnh chủ động thực hiện
nhiệm vụ theo sự phân công của Thường trực HĐND tỉnh.
3. Văn phòng
HĐND tỉnh:
- Chịu trách nhiệm đảm bảo về kinh
phí và các điều kiện phục vụ khác theo quy định, phục vụ các Đoàn giám sát thực
hiện tốt nhiệm vụ theo kế hoạch đề ra.
- Chỉ đạo phòng chuyên môn tham mưu
thực hiện các công việc sau:
+ Tham mưu cho Thường trực HĐND và
Đoàn giám sát tổ chức triển khai thực hiện các nội dung giám sát theo quy định
của pháp luật, chuẩn bị hồ sơ, tài liệu liên quan cho các thành viên đoàn giám
sát.
+ Đôn đốc các cơ quan, đơn vị gửi tài
liệu, báo cáo đảm bảo thời gian theo yêu cầu. Tham mưu xây dựng dự thảo đề
cương, báo cáo kết quả giám sát của Đoàn giám sát theo quy định.
4. Các cơ quan,
đơn vị có liên quan:
Xây dựng và gửi báo cáo giám sát đảm
bảo nội dung và thời gian theo yêu cầu của Thường trực HĐND và của Đoàn giám
sát; chuẩn bị địa điểm và bố trí thành phần trong buổi làm việc với Đoàn giám
sát.
Trên đây là Kế hoạch của Thường trực
HĐND tỉnh triển khai Chương trình giám sát năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh./.
Nơi nhận:
- Thường trực Tỉnh ủy (để
báo cáo);
- Chủ tịch, PCT HĐND, UBND tỉnh;
- Lãnh dạo các Ban HĐND tỉnh;
- Các Sở, ngành cấp tỉnh;
- TTr. HĐND, UBND các huyện, thành phố;
- LĐVP HĐND-UBND các huyện, thành phố;
- LĐ VP HĐND tỉnh;
- Lưu: VT.
|
TM. THƯỜNG TRỰC HĐND TỈNH
CHỦ TỊCH
Thào Hồng Sơn
|