UỶ BAN NHÂN
DÂN
TỈNH BẾN TRE
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
2181/KH-UBND
|
Bến Tre, ngày
06 tháng 5 năm 2016
|
KẾ HOẠCH
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO
DỤC CỦA TỈNH BẾN TRE GIAI ĐOẠN 2016-2020
I. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NÂNG
CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC GIAI ĐOẠN 2011-2015
Sau 05 năm triển khai Kế hoạch 2180/KH-UBND ngày
01 tháng 6 năm 2011 của Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW của Ban
Bí thư về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo
dục tỉnh Bến Tre ngày càng phát triển về số lượng và chất lượng được nâng lên.
1. Kết quả đạt được
Đến năm 2015, toàn ngành có 1.161 cán bộ quản lý
và 13.265 giáo viên. So năm 2011, đội ngũ cán bộ quản lý tăng 103 người, giáo
viên tăng 824 người. Về chuyên môn có 100% cán bộ quản lý đạt chuẩn, tỷ lệ trên
chuẩn cán bộ quản lý mầm non, tiểu học, trung học cơ sở trên 90% đạt và vượt so
với chỉ tiêu kế hoạch, có 100% giáo viên đạt chuẩn và tỷ lệ trên chuẩn đều vượt
so với chỉ tiêu kế hoạch. Tỷ lệ đảng viên toàn ngành 54,31% (tăng 8,55% so năm
2011).
Hầu hết đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo
dục có ý thức chính trị, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt; tận tuỵ với nghề, cần
cù chịu khó, có tinh thần trách nhiệm cao, sáng tạo và quyết tâm tự bồi dưỡng
nâng cao năng lực để đáp ứng tốt yêu cầu đổi mới công tác quản lý và giáo dục
hiện nay. Đây là cơ sở để chất lượng giáo dục và đào tạo tỉnh nhà luôn được củng
cố ổn định và nâng lên, tích cực góp phần vào sự nghiệp nâng cao dân trí, đào tạo
nguồn nhân lực con người cho sự phát triển kinh tế-xã hội tỉnh nhà.
2. Hạn chế
Tỷ lệ cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn trên
chuẩn, trình độ lý luận chính trị và nghiệp vụ quản lý giáo dục chưa đạt chỉ
tiêu đề ra. Cụ thể:
Cán bộ quản lý trường trung học phổ thông đạt
trình độ thạc sỹ trở lên là 22,8% (chưa đạt kế hoạch 2,2%).
Cán bộ quản lý trường học được bồi dưỡng trung cấp
lý luận chính trị trở lên là 80,4% (chưa đạt kế hoạch 19,6%).
Cán bộ quản lý trường học được bồi dưỡng nghiệp
vụ quản lý giáo dục là 88,3%% (chưa đạt kế hoạch 11,7%).
Trình độ ngoại ngữ của cán bộ, công chức, viên chức
còn hạn chế, nhiều giáo viên dạy ngoại ngữ chưa đáp ứng chuẩn quy định trong điều
kiện mới.
Trước những yêu cầu của sự phát triển giáo dục
và đào tạo trong thời kỳ mới, một số cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên còn hạn
chế về năng lực và tầm nhìn, chưa tự giác học tập, nghiên cứu, chậm đổi mới
trong công tác quản lý, giảng dạy.
3. Nguyên nhân của những hạn chế
Một vài cơ sở giáo dục chưa quan tâm sâu sắc đến
công tác quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng nên chất lượng đội ngũ chưa đáp ứng yêu cầu
công tác.
Lực lượng giáo viên lớn tuổi đông nên việc học tập
nâng cao trình độ, ngoại ngữ, tin học còn khó khăn.
Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng còn hạn chế.
II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU, ĐỐI TƯỢNG
1. Mục đích
Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo
dục giai đoạn 2016-2020, tạo bước chuyển biến cơ bản trong việc nâng cao chất
lượng giáo dục và đào tạo của tỉnh đến năm 2020.
Nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Bến Tre giai đoạn 2016-2020 với những mục
tiêu phát triển mới, phải đảm bảo phù hợp với tổng thể về phát triển kinh tế-xã
hội của tỉnh và đảm bảo tính khả thi về nguồn nhân lực của ngành giáo dục và
đào tạo.
Phấn đấu trình độ phát
triển giáo dục và đào tạo của tỉnh ngang bằng chung của cả nước.
Góp phần xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
được chuẩn hoá về giáo dục một cách đồng bộ theo các mục tiêu và định hướng
chung của ngành giáo dục và đào tạo đáp ứng tốt các yêu cầu về trình độ tiêu
chuẩn của chức danh nghề nghiệp.
2. Yêu cầu
Đánh giá đầy đủ chính xác thực trạng đội ngũ ngà giáo và
cán bộ quản lý của ngành giáo dục và đào tạo giai đoạn 2011-2015 trên cơ sở đó
đề ra mục tiêu, giải pháp phù hợp giai đoạn 2016-2020.
Mục tiêu giai đoạn 2016-2020 phù hợp với quan điểm, chủ
trương đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước về kinh tế-xã hội nói chung
và về giáo dục và đào tạo nói riêng; phải hợp với quy hoạch tổng thể về phát
triển kinh tế-xã hội của tỉnh và đảm bảo tính khả thi.
Đảm bảo các điều kiện để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế của tỉnh.
3. Đối tượng
Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý ngành Giáo dục và Đào tạo.
III. KẾ HOẠCH NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC GIAI ĐOẠN 2016-2020
Căn cứ Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15 tháng 6 năm
2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc
xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục;
Căn cứ Nghị quyết số 13-NQ/ĐH ngày 14 tháng 10
năm 2015 về Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Bến Tre lần thứ X, nhiệm kỳ
2015-2020;
Căn cứ Kết luận 248-KL/TU ngày 14 tháng 7 năm
2015 của Tỉnh uỷ Bến Tre về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 20
tháng 10 năm 2011 của Tỉnh uỷ về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Bến
Tre giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020;
Căn cứ Chương trình hành động của ngành Giáo dục
thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2011-2020, Kết luận 51-KL/TW
ngày 29 tháng 10 năm 2012 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khoá XI và Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 22/01/2013;
Căn cứ Chương trình hành động số 33-CTr/TU ngày
27 tháng 01 năm 2011 của Tỉnh uỷ Bến Tre về thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của
Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục
và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;
Căn cứ Kế hoạch số 1594/KH-UBND ngày 14 tháng 4
năm 2014 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về thực hiện Chương trình hành động số
33-CTr/TU của Tỉnh uỷ Bến Tre;
Căn cứ Báo cáo số 41/BC-UBND ngày 15 tháng 02
năm 2016 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc tổng kết việc tiếp tục thực hiện Chỉ
thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương về xây dựng, nâng cao chất lượng đội
ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2011-2015.
1. Mục tiêu chung
- Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ
quản lý giáo dục giai đoạn 2016-2020 gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội,
bảo đảm an ninh quốc phòng và hội nhập quốc tế. Thực hiện chuẩn hoá đội ngũ nhà
giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo. Tiến tới, sau năm
2020, tất cả giáo viên tiểu học, trung học cơ sở phải có trình độ từ đại
học trở lên, có năng lực sư phạm.
- Tiếp tục xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục; sắp xếp,
quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý đạt chuẩn về chuyên môn,
nghiệp vụ quản lý và trình độ lý luận chính trị theo Kế hoạch.
- Bố trí đủ giáo viên các bộ môn bảo đảm đạt chuẩn
đào tạo trở lên; xây dựng lực lượng giáo viên giỏi đóng vai trò nòng cốt trong
việc duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Cán bộ quản lý giáo dục
- Đến năm 2020, tất cả trường học đều bố
trí đạt 100% cán bộ quản lý theo quy định.
- 100% cán bộ quản lý trường Mầm non và Tiểu học
đạt trình độ từ cao đẳng trở lên.
- 100% cán bộ quản lý trường Trung học cơ sở đạt
trình độ đại học.
- 25% cán bộ quản lý trường Trung học phổ thông
đạt trình độ thạc sĩ trở lên.
- 100% cán bộ quản lý trường học được bồi dưỡng trung cấp lý luận chính trị.
- 100% cán bộ quản lý trường học được bồi dưỡng
nghiệp vụ quản lý giáo dục.
- 12% cán bộ quản lý ở Sở, Phòng Giáo dục và Đào
tạo đạt trình độ thạc sĩ trở lên.
- 100% cán bộ quản lý là đảng viên.
- 100% đạt chuẩn nghề nghiệp, đến 2020 có 95% đạt
chuẩn nghề nghiệp loại khá trở lên và có chứng chỉ ngoại
ngữ, tin học đủ điều kiện để xếp hạng chức danh nghề nghiệp.
2.2. Giáo viên
- Bổ sung, điều chỉnh, sắp xếp, bố trí giáo viên
các cấp học đủ theo biên chế quy định.
- Về chuyên môn 100% đạt chuẩn, trong đó:
+ 95% giáo viên Mầm non có trình độ cao đẳng trở lên.
+ 50% giáo viên Tiểu học đạt trình độ từ đại học trở lên.
+ 90% giáo viên Trung học cơ sở đạt trình độ đại học trở lên.
+ 20% giáo viên Trung học phổ thông đạt trình độ
thạc sĩ trở lên.
- 55% là đảng viên Đảng Cộng sản
Việt Nam.
- 100% đạt chuẩn nghề nghiệp, đến 2020 có 95% đạt
chuẩn nghề nghiệp loại khá trở lên và có chứng chỉ ngoại
ngữ, tin học đủ điều kiện để xếp hạng chức danh nghề nghiệp.
3. Các giải pháp chủ yếu
3.1 Bồi dưỡng cán bộ quản
lý và đội ngũ giáo viên theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp quy định
a) Nội dung và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng
+ Nội dung đào tạo, bồi dưỡng
* Đối với cán bộ quản lý
- Đào tạo sau đại học: 128
người.
- Đào tạo lý luận chính trị:
280 người.
- Bồi dưỡng (nghiệp vụ quản lý giáo dục, tin học,
ngoại ngữ…): 281 người.
* Đối với giáo viên
- Đào tạo chuyên môn: 629 người (đại
học: 330; sau đại học: 299).
- Đào tạo lý luận chính trị:
180 người.
- Bồi dưỡng (nghiệp vụ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học…): 4.919 người.
+ Nhu cầu và tiến độ thực hiện
Nội dung
|
Năm 2016
(số lượng)
|
Năm 2017
(số lượng)
|
Năm 2018
(số lượng)
|
Năm 2019
(số lượng)
|
Năm 2020
(số lượng)
|
Giai đoạn
2016-2020
|
Bồi dưỡng quản lý giáo dục
|
100
|
|
100
|
|
|
200
|
Bồi dưỡng lý luận chính trị
|
130
|
130
|
130
|
70
|
|
460
|
Đào tạo sau Đại học
|
87
|
97
|
95
|
78
|
70
|
427
|
Đại học
|
150
|
100
|
80
|
|
|
330
|
Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ
|
1000
|
1000
|
1000
|
1000
|
1000
|
5.000
|
Tổng cộng
|
1.467
|
1.327
|
1.405
|
1.148
|
1.070
|
6.417
|
b) Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao chất
lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý
Dự báo nhu cầu kinh phí trong 5 năm (2016-2020)
Đơn vị tỷ đồng
Nội dung
|
Năm 2016
|
Năm 2017
|
Năm 2018
|
Năm 2019
|
Năm 2020
|
Bồi dưỡng quản lý giáo dục
|
0,4
|
|
0,4
|
|
|
Bồi dưỡng lý luận chính trị
|
0,5
|
0,5
|
0,5
|
0,3
|
|
Đào tạo sau Đại học
|
3,5
|
3,9
|
3,8
|
3,2
|
2,8
|
Đào tạo Đại học
|
1,2
|
0,8
|
0,7
|
|
|
Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ,…
|
0,7
|
0,7
|
0,7
|
0,7
|
0,7
|
Tổng cộng
|
6,3
|
5,9
|
6,1
|
4,2
|
3,5
|
Tổng dự báo nhu cầu kinh phí: 26 tỷ đồng (hai mươi sáu tỷ đồng).
3.2. Các giải pháp về công tác quản lý, sử dụng
* Đối với cán bộ quản lý giáo dục
Thực hiện tốt quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại
cán bộ quản lý, mạnh dạn chọn cán bộ trẻ có năng lực bố trí làm công tác lãnh đạo
quản lý ở các cơ sở giáo dục và thay thế cán bộ lãnh đạo không đáp ứng được yêu
cầu nhiệm vụ đặt ra cho sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo trong tình
hình mới.
Thực hiện tốt công tác quy
hoạch đào tạo bồi dưỡng, cán bộ đưa vào quy hoạch phải thật sự có đức, có tài
nhằm tạo nguồn cho việc đề bạt bổ nhiệm, bổ sung, thay thế cán bộ quản lý giáo
dục.
Thực hiện đúng quy trình nhận xét đánh giá cán bộ
quản lý hàng năm theo quy định nhằm tạo cơ sở bố trí cán bộ tốt hơn.
Về bổ sung số lượng cán bộ quản lý: Trên
cơ sở quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng đánh giá cán bộ, bổ sung đủ đội ngũ cán bộ
quản lý ở các đơn vị còn thiếu.
Tiếp tục bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục và
trung cấp lý luận chính trị cho cán bộ quản lý trường mầm non, tiểu học, trung
học cơ sở, trung học phổ thông tại Trường Chính trị tỉnh.
Hàng năm Sở Giáo dục và Đào tạo căn cứ theo nhu
cầu, liên hệ với các cơ sở đào tạo để ký kết hợp đồng đào tạo, bồi dưỡng.
* Đối với giáo
viên
Bố trí sử dụng đội ngũ giáo viên đúng theo
chuyên môn nghiệp vụ và năng lực thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả
trong công tác giảng dạy.
Thực hiện việc tuyển dụng giáo viên hàng năm
đúng quy định, đảm bảo thực hiện đầy đủ kịp thời các chế độ chính sách của Nhà
nước.
Về bổ sung số lượng tuyển dụng giáo viên đến năm
2020
+ Mầm non: 1.665 người (trong đó tuyển thay thế
nghỉ hưu đúng tuổi là 221 người, tuyển theo quy định tại Thông tư số
06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV là 1.444 người).
+ Khối phổ thông chỉ tuyển dụng giáo viên thay
thế giáo viên nghỉ hưu đúng tuổi như Tiểu học 676 người, Trung học cơ sở 270
người, Trung học phổ thông 181 người.
Đối với giáo viên mầm non và tiểu học, đào tạo
trình độ cao đẳng chính quy tại Trường Cao đẳng Bến Tre, theo kế hoạch
thống nhất giữa Sở Giáo dục và Đào tạo và Trường Cao đẳng Bến Tre. Dự kiến mỗi
năm tuyển sinh đào tạo 100 giáo viên tiểu học và 150 giáo viên mầm non (có điều
chỉnh kế hoạch hàng năm). Ngoài ra nguồn giáo viên do các Trường
Đại học Sư phạm đào tạo tốt nghiệp hàng năm dao động khoảng
80 giáo viên.
Đối với giáo viên trung học
phổ thông và trung học cơ sở, được đào tạo trình độ đại học
từ các Trường Đại học Sư phạm theo chỉ tiêu chung của Bộ
Giáo dục và Đào tạo. Sở Giáo dục và Đào tạo hàng năm cung cấp thông tin về nhu
cầu giáo viên các môn học còn thiếu để định hướng cho học sinh đăng ký dự thi
vào các trường.
Thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng, tạo
điều kiện để giáo viên nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học nhằm ứng dụng tốt
công nghệ thông tin trong giảng dạy. Tiếp tục đào tạo nâng chuẩn cử giáo viên đi
học các lớp đào tạo theo hình thức vừa làm vừa học, đào tạo từ xa do các trường
đại học liên kết với các cơ sở đào tạo tại địa phương, để giáo viên vừa đi học
vừa đảm bảo được nhiệm vụ giảng dạy. Đối với giáo viên các cấp học, Sở Giáo dục
và Đào tạo chỉ đạo các đơn vị xây dựng quy hoạch đào tạo, hàng năm cử giáo viên
dự thi tuyển cao học tại các trường đại học theo chỉ tiêu chung của các trường.
Dự kiến đào tạo giáo dục quốc phòng (văn bằng
2): 50 người.
Thực hiện phương thức đa dạng hoá các phương thức
bồi dưỡng, trong đó coi trọng việc tự bồi dưỡng tại tổ chuyên môn. Có thể bồi
dưỡng ngay tại trường, bồi dưỡng theo cụm trường, bồi dưỡng bằng các hoạt động
có tính xã hội; ứng dụng công nghệ thông tin trong bồi dưỡng. Đồng thời Sở Giáo
dục và Đào tạo phối hợp ký kết hợp đồng với các trường Sư phạm để tập trung bồi
dưỡng những nội dung quan trọng, cần thiết.
3.3. Các giải pháp về tài chính và cơ chế, chính
sách
Về cơ chế, chính sách: Hỗ trợ cho cán bộ, công
chức, viên chức tham gia các khoá đào tạo, bồi dưỡng theo quy định.
Nguồn kinh phí kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng từ
nguồn kinh phí sự nghiệp đào tạo tỉnh phân bổ ngành giáo dục hàng năm.
Nguồn kính phí chi đào tạo đại học từ nguồn kinh
phí xã hội hoá.
3.4. Các giải pháp về tăng cường kiểm tra, đánh
giá
Tổ chức đánh giá chất lượng giáo dục, thực hiện
tốt phối hợp đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học.
Thực hiện tốt việc kiểm định chất lượng các cơ sở
giáo dục, xây dựng phương thức kiểm tra, đánh giá phù hợp với các loại hình
giáo dục cộng đồng.
Thực hiện tốt các hoạt động bồi dưỡng, kiểm tra
chuyên môn và nhận xét đánh giá cán bộ quản lý, giáo viên hàng năm theo quy định.
Thực hiện bồi dưỡng thường xuyên theo định hướng chuẩn nghề nghiệp bao gồm bồi
dưỡng: Về phẩm chất chính trị, đạo đức người thầy; năng lực chuyên môn, nghiệp
vụ sư phạm; năng lực tiếp cận hoạt động chính trị, xã hội; năng lực phát triển
nghề nghiệp; bồi dưỡng những kiến thức kỹ năng cần thiết để đáp ứng được yêu cầu
của từng cấp học, năm học, giai đoạn.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Giáo dục và Đào tạo
Chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan
triển khai thực hiện Kế hoạch này.
Hướng dẫn, đôn đốc các cơ quan, đơn vị trực thuộc
Sở thực hiện tốt
kế hoạch.
Hàng năm phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Tài chính,
các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ
nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục theo từng cấp học, năm học trình Uỷ ban
nhân dân tỉnh phê duyệt cụ thể thực hiện.
Theo dõi, kiểm tra, giám sát việc triển khai, tổ
chức thực hiện Kế hoạch.
Quản lý và sử dụng nguồn kinh phí đã được phân bổ
cho đơn vị và thực hiện chế độ, chính sách trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ, công chức, viên chức của ngành giáo dục và đào tạo.
Thực hiện báo cáo hàng năm, sơ kết, tổng kết
(theo định kỳ 03 năm sơ kết, 05 năm tổng kết).
2. Sở Tài chính
Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các cơ
quan có liên quan tổng hợp dự toán trình Uỷ ban nhân dân tỉnh đề xuất phân bổ
ngân sách cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh
hàng năm trình Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt.
Hướng dẫn kiểm tra, giám sát việc triển khai, tổ
chức thực hiện quản lý và sử dụng nguồn kinh phí đã được phân bổ cho cơ quan,
đơn vị trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức hàng
năm. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng đối
với cán bộ, công chức, viên chức.
Quản lý và cấp phát kinh phí kịp thời; theo dõi,
quyết toán kinh phí theo đúng quy định.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Phối hợp với các cơ quan có liên quan tổng hợp kế
hoạch và báo cáo định kỳ tình hình thực hiện Kế hoạch nâng cao chất lượng đội
ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục của tỉnh Bến Tre giai đoạn 2016-2020
vào trong Kế hoạch nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Bến Tre giai đoạn
2016-2020, nhằm tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU của Tỉnh uỷ về nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Bến Tre giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến
năm 2020.
Phối hợp với các sở, ngành, huyện, thành phố huy
động các nguồn lực và tham mưu phân bổ kinh phí để thực hiện đầu tư nâng cấp, mở
rộng hệ thống các trường giáo dục công lập của tỉnh.
4. Sở Nội vụ
Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng và
trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà
giáo và cán bộ quản lý giáo dục hàng năm.
Thẩm định hồ sơ cử đi đào tạo và trình quyết định
theo phân cấp.
Phối hợp thực hiện chế độ, chính sách đào tạo, bồi
dưỡng đối với cán bộ công chức, viên chức.
Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo trong công tác
quản lý và sử dụng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý ngành giáo dục và đào tạo.
5. Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố
Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và chỉ đạo
Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố quy hoạch, xây dựng kế hoạch đào
tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giai đoạn 2016-2020 hàng năm
do địa phương quản lý.
Trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch nếu
có gì khó khăn, vướng mắc của các sở, ban ngành tỉnh, Uỷ ban nhân dân các huyện,
thành phố, Uỷ ban nhân dân tỉnh giao Sở Giáo dục và Đào tạo tổng hợp để nghiên
cứu đề xuất Uỷ ban nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung cho kịp thời./.
|
TM. UỶ BAN
NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Hữu Phước
|