Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 217/KH-UBND năm 2020 thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành

Số hiệu 217/KH-UBND
Ngày ban hành 05/10/2020
Ngày có hiệu lực 05/10/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Nguyễn Văn Phương
Lĩnh vực Tài chính nhà nước

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 217/KH-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 05 tháng 10 năm 2020

 

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN QUỐC GIA ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Thực hiện Quyết định số 149/QĐ-TTg ngày 22/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Kế hoạch hành động với các nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Kế hoạch hành động nhằm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp xác định trong Chiến lược tài chính toàn diện để đạt được mục tiêu và theo đúng quan điểm đã đề ra tại Chiến lược tài chính toàn diện.

Kế hoạch hành động là căn cứ để tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá và rút kinh nghiệm trong việc tổ chức thực hiện.

2. Yêu cầu

Quán triệt đầy đủ, sâu sắc quan điểm cũng như mục tiêu mà Chiến lược tài chính toàn diện đã đề ra.

Cụ thể hóa yêu cầu trong việc tổ chức thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện; thể hiện tính chủ động, sáng tạo của từng đơn vị trong việc thực hiện nhiệm vụ, giải pháp và việc đạt được mục tiêu đề ra tại Chiến lược tài chính toàn diện.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Mọi người dân và doanh nghiệp đều được tiếp cận và sử dụng an toàn, thuận tiện các sản phẩm, dịch vụ tài chính phù hp nhu cầu, với chi phí hợp lý, do các tổ chức được cấp phép cung ứng một cách có trách nhiệm và bền vững.

2. Mục tiêu cụ thể

- Phát triển đa dạng các tổ chức cung ứng, kênh phân phối, sản phẩm, dịch vụ tài chính do các tổ chức được cấp phép cung ứng để nâng cao khả năng tiếp cận và sử dụng của nhng người chưa được tiếp cận hoặc ít được tiếp cận với các sản phẩm, dịch vụ tài chính.

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, tăng cường đổi mới sáng tạo trong thiết kế và phân phối sản phẩm dịch vụ tài chính theo hướng đơn giản, tiện lợi, dễ sử dụng, giảm chi phí, phù hợp với nhu cầu và khả năng chi trả của mọi người dân, doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, dân cư nông thôn, vùng sâu, vùng xa, người có thu nhập thp, người yếu thế.

- Phát triển hệ thống các tổ chức, chương trình, dự án tài chính vi mô hoạt động an toàn, hiệu quả, bền vững với các sản phẩm, dịch vụ tài chính đa dạng, linh hoạt, phù hợp.

- Nâng cao hiểu biết tài chính của người dân và doanh nghiệp, đảm bảo mọi người dân và doanh nghiệp có kiến thức, kỹ năng, thái độ, hành vi ứng xử phù hợp trong sự lựa chọn và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính.

3. Một số chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2025

Phấn đấu đến cuối năm 2025 đạt được một số chỉ tiêu cụ thể sau:

- Ít nhất 70% người trưởng thành có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc tổ chức được phép khác; tiến tới mục tiêu mỗi người trưởng thành có ít nhất một tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác vào năm 2030;

- Ít nhất 20 chi nhánh, phòng giao dịch của ngân hàng thương mại (NHTM) trên 100.000 người trưởng thành;

- Ít nhất 50% tổng số xã có điểm cung ứng dịch vụ tài chính (chi nhánh, phòng giao dịch của tổ chức tín dụng và đại lý ngân hàng; ngoại trừ điểm cung ng dịch vụ tài chính của Ngân hàng Chính sách xã hội);

- Ít nhất 25-30% người trưởng thành gửi tiết kiệm tại tổ chức tín dụng;

- Số lượng giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt đạt tốc độ tăng từ 20% đến 25% hàng năm;

- Ít nhất 2.800 doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) có dư nợ tại các tổ chức tín dụng;

- Dư nợ tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn trên tổng dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế đạt 25%.

III. CÁC NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

[...]