ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH BẮC KẠN
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 216/KH-UBND
|
Bắc Kạn, ngày
08 tháng 7 năm 2016
|
KẾ HOẠCH
TRUYỀN THÔNG VỀ BẢO HIỂM Y TẾ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
Căn cứ Quyết định số 538/QĐ - TTg, ngày
29/3/2013 phê duyệt Đề án thực hiện lộ trình tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân
giai đoạn 2012 - 2015 và 2020;
Căn cứ Quyết định 1584/QĐ – TTg, ngày
14/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao chỉ tiêu thực hiện BHYT giai đoạn
2015-2020;
Thực hiện Chương trình hành động số
04-CTr/TU, ngày 15/01/2016 của Tỉnh ủy Bắc Kạn về việc triển khai thực hiện Nghị
quyết Đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2015-2020;
Để nâng cao ý thức, trách nhiệm và hành động
của các cấp các ngành và người dân, góp phần tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế
(BHYT), tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn xây dựng
kế hoạch truyền thông về BHYT giai đoạn 2016-2020, gồm các nội dung sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích:
- Đẩy mạnh công tác truyền thông nhằm thực hiện
hiệu quả đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của nhà nước về BHYT.
- Tạo sự chuyển biến về trách nhiệm, hành động của
cấp ủy, chính quyền các cấp và đội ngũ cán bộ, đảng viên trong việc thực hiện
BHYT.
- Nâng cao kiến thức, ý thức chấp hành pháp luật
về BHYT của người dân và đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác BHYT, góp phần
hoàn thành chỉ tiêu thực hiện bao phủ BHYT được giao giai đoạn 2015-2020, tiến
tới BHYT toàn dân, tạo nguồn tài chính nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và đảm
bảo quyền lợi của người tham gia BHYT.
2. Yêu cầu:
- Công tác truyền thông về BHYT là nhiệm vụ
chung của hệ thống chính trị, trước hết là sở, ngành trực tiếp triển khai công
tác BHYT và cơ quan thông tin đại chúng địa phương.
- Nội dung, thông điệp truyền thông ngắn gọn, dễ
nghe, dễ hiểu, dễ thực hiện. Hình thức truyền thông phù hợp với từng nhóm đối
tượng đảm bảo các đối tượng nắm được chính xác, đầy đủ thông tin, từ đó giúp
cho người dân tự giác, tự nguyện tham gia BHYT.
- Tập trung truyền thông cho các nhóm đối tượng
có tỷ lệ tham gia BHYT đạt thấp như: BHYT theo hộ gia đình, học sinh, sinh
viên, người lao động ở các doanh nghiệp...
II. NỘI DUNG, HÌNH THỨC TRUYỀN
THÔNG
1. Nội dung truyền thông
1.1. Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về
BHYT:
- Chỉ thị số 38-CT/TW ngày 07/9/2009 của Ban Bí
thư Trung ương Đảng về “Đẩy mạnh công tác BHYT trong tình hình mới”;
- Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ
Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai
đoạn 2012 - 2020”;
- Đề án thực hiện lộ trình tiến tới BHYT toàn
dân giai đoạn 2012 - 2015 và 2020 được ban hành kèm theo Quyết định số
538-QĐ/TTg ngày 29/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ;
- Nghị quyết số 68/2013/QH13 ngày 29/11/2013 của
Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 6 về “Đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật
BHYT, tiến tới BHYT toàn dân”;
- Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 02/4/2015 của Thủ tướng
Chính phủ về tăng cường thực hiện chính sách Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế;
- Các văn bản hiện hành khác của Đảng, Nhà nước
và địa phương về BHYT.
1.2. Luật BHYT năm 2008 và Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật BHYT năm 2013.
1.3. Ý nghĩa, lợi ích, sự cần thiết của BHYT,
các chế độ, chính sách cơ bản của người tham gia BHYT, các loại hình dịch vụ được
BHYT chi trả; trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, cơ quan Nhà nước
trong việc thực hiện chính sách BHYT.
2. Hình thức truyền thông
2.1. Truyền thông qua hệ thống báo chí, thông
tin cơ sở:
- Sóng phát thanh, sóng truyền hình Đài Phát
thanh và Truyền hình tỉnh, báo Bắc Kạn, Đài phát thanh - truyền hình các huyện,
thành phố, Cổng Thông tin điện tử tỉnh và các huyện, thành phố, Trang Thông tin
điện tử các ngành liên quan (Sở Y tế, BHXH tỉnh, Đài Phát thanh và Truyền hình
tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông…).
- Truyền thông qua hệ thống thông tin cơ sở (loa
các xã, phường, thị trấn).
2.2. Truyền thông trực tiếp với các hình thức:
- Tổ chức tập huấn, hội thảo, mít tinh, hội thi,
tư vấn, nói chuyện, truyền thông lưu động,..
- Phát tờ rơi, treo, dán áp phích, dựng pa nô và
các tài liệu khác.
III. KINH PHÍ
1. Nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước.
2. Kinh phí BHXH Việt Nam cấp.
3. Nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của
pháp luật.
IV. THỜI GIAN: Từ
năm 2016 đến năm 2020.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Y tế
- Là cơ quan thường trực thực hiện kế hoạch.
- Chủ trì xây dựng quy chế phối hợp công tác
truyền thông về BHYT với cơ quan BHXH, Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát
thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Bắc Kạn.
- Phối hợp với cơ quan Bảo hiểm xã hội tổ chức
biên soạn các tài liệu, hướng dẫn nội dung truyền thông, phù hợp với từng nhóm
đối tượng.
- Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở khám, chữa bệnh,
các đơn vị trong ngành thành lập bộ phận hoặc phân công cán bộ phụ trách truyền
thông BHYT tại các cơ sở khám, chữa bệnh; tích cực tuyên truyền về BHYT bằng
hình thức lồng ghép truyền thông với các chương trình y tế khác, tư vấn khi bệnh
nhân và người nhà đến khám, chữa bệnh, tổ chức mở các đợt, lớp truyền thông cao
điểm về BHYT.
- Chỉ đạo, hướng dẫn Trung tâm Y tế, phòng Y tế
các huyện, thành phố phối hợp với cơ quan BHXH, phòng Văn hóa – Thông tin tham
mưu cho UBND huyện xây dựng kế hoạch truyền thông hàng năm.
- Hàng năm, tổng hợp báo cáo số liệu cho UBND tỉnh,
tham mưu cho UBND tỉnh sơ, tổng kết việc thực hiện kế hoạch.
2. Bảo hiểm xã hội tỉnh
- Chủ trì phối hợp với Sở Y tế biên soạn các tài
liệu, hướng dẫn nội dung truyền thông, phù hợp với từng nhóm đối tượng.
- Phối hợp với sở, ngành liên quan, các địa
phương, triển khai các hoạt động truyền thông về BHYT với các hình thức phù hợp.
- Chỉ đạo, hướng dẫn BHXH các huyện, thành phố
phối hợp với các cơ quan, đơn vị tại địa phương tổ chức truyền thông về BHYT.
- Trên cơ sở Kế hoạch và dự toán kinh phí truyền
thông hàng năm của Sở Y tế và các sở, ngành liên quan Bảo hiểm xã hội tỉnh có
trách nhiệm tổng hợp và trình BHXH Việt Nam xem xét phê duyệt.
3. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chỉ đạo các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh
lựa chọn các hình thức tuyên truyền phù hợp với từng loại hình báo chí, mở
chuyên trang, chuyên mục, tăng cường thời lượng phát sóng, đăng tải về BHYT.
- Chỉ đạo Đài truyền thanh, truyền hình các huyện,
thành phố, cơ quan, đơn vị quản lý hệ thống thông tin cơ sở phối hợp với cơ
quan BHXH, Y tế cùng cấp tổ chức công tác tuyên truyền về BHYT.
4. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Bắc
Kạn
Phối hợp với Sở Y tế, BHXH tỉnh xây dựng chủ đề,
nội dung, lựa chọn các hình thức tuyên truyền phù hợp; tăng thời gian phát
sóng, đăng tải nhằm chuyển tải các chính sách về BHYT đến mọi người dân.
5. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Phối hợp với các ngành liên quan tăng cường
thanh tra, kiểm tra định kỳ các doanh nghiệp trong việc thực hiện chính sách
BHYT cho người lao động.
Lồng ghép các nội dung truyền thông trong quá trình
tổ chức thực hiện chính sách BHYT.
6. Sở Giáo dục và Đào tạo
Chỉ đạo các Trường học đưa nội dung truyền thông
BHYT vào chương trình sinh hoạt ngoại khóa; chỉ đạo nhân viên y tế học đường
tăng cường truyền thông nội dung BHYT.
7. Sở Tài chính
Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí nguồn
kinh phí địa phương hỗ trợ tổ chức các hoạt động truyền thông BHYT.
8. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, Thủ trưởng
các cơ quan, đơn vị
- Hằng năm, lập Kế hoạch và tổ chức thực hiện
công tác truyền thông về BHYT trong phạm vi cơ quan, đơn vị, địa bàn.
- Chỉ đạo, hướng dẫn UBND xã, phường, thị trấn
xây dựng và thực hiện kế hoạch truyền thông đến mọi đối tượng về BHYT.
9. Đề nghị MTTQ tỉnh và các đoàn thể
Tuyên truyền sâu rộng chính sách BHYT và vận động
mọi tầng lớp nhân dân tích cực tham gia BHYT.
Trên đây là Kế hoạch truyền thông về bảo hiểm y
tế giai đoạn 2016-2020, Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị Ủy ban nhân dân các huyện/
thành phố và thủ trưởng các sở, ngành, cơ quan đơn vị nghiêm túc triển khai thực
hiện; định kỳ báo cáo Sở Y tế để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Y
tế./.
Nơi nhận:
- Bộ Y tế;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ngành; đoàn thể của tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- PVPVX;
- Lưu: VT, Thảo
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Phạm Duy Hưng
|